K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nhiều loài thực vật (ngô thù du, tulip,…) chỉ có thể sống trong điều kiện môi trường đất thoáng khí và thoát nước tốt: Nếu điều kiện môi trường đất không thoáng khí hoặc ngập nước, lượng oxygen trong đất không đủ để cung cấp cho rễ cây thực hiện hô hấp hiếu khí. Điều này dẫn đến các tế bào rễ không đủ năng lượng để thực hiện hấp thụ nước và muối khoáng. Bởi vậy, cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém, thậm chí là chết.

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Điều này giúp sinh vật tồn tại và thích nghi với điều kiện môi trường, giai đoạn sống.

- Ví dụ ở thủy tức: Khi điều kiện thuận lợi, thủy tức sinh sản vô tính bằng đâm chồi, nhưng khi điều kiện sống khó khăn thì chúng chuyển sang sinh sản hữu tính. Hợp tử được hình thành có vỏ bọc bảo vệ, sống tiềm sinh cho đến khi có điều kiện thuận lợi trở lại thì tiếp tục phát triển.

+ Sinh sản vô tính: Các chồi mọc lên từ vùng sinh chồi ở giữa cơ thể. Lúc đầu là một mấu lồi, sau đó lớn dần lên rồi xuất hiện lỗ miệng và tua miệng của con non, thủy tức non sau đó tách khỏi cơ thể mẹ thành một cơ thể độc lập và hình thành cơ thể trưởng thành.

+ Sinh sản hữu tính: Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức đực đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần rồi tạo ra thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra khi thiếu thức ăn, ở mùa lạn.

9 tháng 6 2019

      * Ví dụ về vài loài động vật thụ tinh ngoài: cá chép, cá cờ, cá rô, ếch đồng, tôm, cua,….

     * Thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường nước vì: tinh trùng cần có môi trường nước để bơi đến gặp trứng và thụ tinh cho trứng.

Tham khảo!

- Ở trong môi trường sa mạc khô hạn, nguồn nước khan hiếm, cây xương rồng phát triển rễ đâm sâu vào mặt đất, vừa neo bám cho cây vững chắc trước những đợt gió to trên sa mạc, bên cạnh đó còn có thể lấy nước từ nguồn nước sâu dưới mặt đất, đáp ứng cung cấp đủ nước cho cây. Lá cây xương rồng biến thành gai nhọn để hạn chế sự thoát hơi nước.

- Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh. - Tại sao các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ? - Dưới đây là các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:     + Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể...
Đọc tiếp

- Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

- Tại sao các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ?

- Dưới đây là các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:

    + Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

    + Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

    + Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

    + Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi.

    + Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn thể quần thể bị tiêu diệt.

    + Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

Hãy chọn và ghi lại các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính.

1
20 tháng 6 2018

- Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

    • Giống nhau:

- Đều là hình thức sinh sản vô tính: từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

- Đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân để tạo ra thế hệ mới.

    • Khác nhau:

    + Phân đôi: Có ở động vật đơn bào và giun dẹp, dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân.

    + Nảy chồi: Có ở bọt biển và ruột khoang, dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo thành một chồi non. Sau đó, chồi con tách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới.

    + Phân mảnh: có ở bọt biển và giun dẹp., dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể ban đầu phân chia nhiều lần phát triển thành cơ thể mới.

    + Trinh sản: Gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp; một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát. Là hình thức sinh sản, trong đó, tế bào trứng không thụ tinh phân chia theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

- Các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ vì sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình phân bào nguyên phân.

- Các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính:

    * Ưu điểm:

    + Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

    + Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

    + Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

    * Hạn chế

    + Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn thể quần thể bị tiêu diệt.

26 tháng 4 2017

- Thí dụ về vài loài động vật có thụ tinh ngoài như: đa số các loài cá, ếch, nhái, cóc,...

- Thụ tinh ngoài cần có môi trường nước để tinh trùng bơi và gặp trứng để thụ tinh, ở trên cạn không có nước, tinh trùng không thể bơi đến để gặp trứng.

 


 

6 tháng 7 2019

Đáp án B

I. Để tiến hành quá trình trao đổi khí, bề mặt hô hấp phải rộng, khô, thoáng và có nhiều các mạch bạch huyết bao quanh để trao đổi khí. à sai, đặc điểm của bề mặt hô hấp là rộng, ẩm ướt…

II. Do trao đổi khí bằng ống khí trực tiếp giữa môi trường và các tế bào nên giới hạn kích thước cơ thể côn trùng phụ thuộc vào nồng độ oxy khí quyển à sai, trao đổi khí bằng ống khí ko phỉa là trực tiếp

III. Các loài động vật hô hấp bằng phổi đều có bề mặt trao đổi khí là các phế nang, khí được trao đổi từ túi phế nang vào các mao mạch bao quanh. à đúng

IV. Ở các loài động vật sống trên cạn đều trao đổi khí bằng phổi hoặc ống khí mà không sử dụng các hình thức trao đổi khí khác. à sai, ở chim có hô hấp bằng túi khí

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Thực vật C4 và thực vật CAM có thêm chu trình cố định tạm CO2 để đảm bảo nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp trong điều kiện khí khổng chủ động đóng một phần để tránh mất nước:

- Nhóm thực vật C4 thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm kéo dài (cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ COthấp và nồng độ O2 cao). Trong điều kiện này, khí khổng đóng lại để tránh mất nước dẫn đến nồng độ CO2 trong tế bào thấp. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quá trình quang hợp. Tuy nhiên, ở thực vật C4 nhờ có kho dự trữ CO2 là malic acid được tạo ra do quá trình cố định tạm CO2 ở tế bào nhu mô thịt lá mà thực vật C4 vẫn có thể quang hợp bình thường trong điều kiện bất lợi này.

- Nhóm thực vật CAM thích nghi với khí hậu sa mạc hoặc các điều kiện khô hạn kéo dài (cường độ ánh sáng cao, thiếu nước). Trong điều kiện này, để tránh sự mất nước, các loài thực vật này đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm để lấy CO2. Tuy nhiên, quang hợp cần diễn ra khi có năng lượng ánh sáng (ban ngày). Do đó, con đường đồng hóa CO2 ở thực vật CAM sẽ diễn ra theo cách riêng: cố định CO2 vào ban đêm (dự trữ nguồn CO2 cho chu trình Calvin), còn chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi có ánh sáng. Nhờ đó, thực vật CAM vẫn có thể quang hợp bình thường trong điều kiện bất lợi này.

6 tháng 7 2017

Chọn đáp án B.

Có hai phát biểu đúng là I và V.

- Ở những cây trưởng thành có khí khổng phát triển thì quá trình thoát hơi nước qua cutin rất yếu. Và đây là hình thức thoát nước chủ yếu, chiếm tới 90% lượng nước thoát ra, còn 10% là thoát qua cutin và các bì khổng nằm trên thân và cành (sự thoát hơi nước ngoài khí khổng), nhưng lượng nước thoát ra bì khổng rất ít. Sự thoát hơi nước qua khí khổng được điều chỉnh bởi sự đóng, mở khí khổng (I đúng, II sai).

- Khí khổng là do tết bào biểu bì lá tạo nên để làm chức năng thoát hơi nước và cho CO2 xâm nhập. Nó phân bố ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả… Ở đa số thực vật thì mặt dưới của lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên. Tuy nhiên, ở các thực vật có lá phân bố thẳng đứng như lúa mì thì khí khổng ở hai mặt gần như bằng nhau, còn thực vật nằm trên mặt nước như lá sen thì khí khổng chỉ có ở mặt trên (III sai).

- Sự thoát hơi nước qua khí khổng tuân theo quy luật bay hơi nước qua lỗ nhỏ: vận tốc bay hơi nước qua lỗ nhỏ tỉ lệ thuận với chu vi lỗ, còn qua lỗ lớn thì tỉ lệ với diện tích lỗ. Do đó, nếu cùng một diện tích bay hơi nước thì bề mặt bay hơi nào có lỗ càng nhỏ thì tổng chu vi các lỗ càng lớn, nên thoát hơi nước diễn ra càng mạnh hơn. Điều đó được giải thích bằng hiện tượng được goi là hiệu quả mép. Các phân tử hơi nước ở mép lỗ khuếch tán nhanh hơn những phân tử nước ở giữa lỗ vì các phân tử nước ở giữa va chạm với nhau và rất khó thoát ra khỏi lỗ để bay ra ngoài. Sự khuếch tán của các phân tử nước ở mép nhanh hơn ở giữa gọi là hiệu quả mép. Sự bay hơi nước qua lỗ nhỏ có hiệu quả mép lớn hơn nhiều so với qua lỗ lớn vì tổng chu vi của các lỗ nhỏ sẽ lớn hơn (IV sai).

- Đại đa số thực vật, khi vừa có ánh sáng bình minh thì khí khổng bắt đầu hé ra. Theo cường độ ánh sáng tăng dần, khí khổng mở to dần và đạt cực đại vào những giờ ban trưa. Buổi tối khi cường độ ánh sáng giảm dần thì khí khổng cũng khép dần và đóng vào lúc hoàng hôn. Ban đêm, khí khổng khép lại, sự thoát hơi nước vào ban đêm chỉ thực hiện qua cutin. Ở các thực vật mọng nước (CAM) sống ở sa mạc khô nóng có sự thích nghi bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày để hạn chế thoát hơi nước còn ban đêm thì mở ra để đồng hóa CO2. Cũng có 1 số ít thực vật như cây cà chua, khí khổng mở cả ngày và đêm. Lúc mưa to và kéo dài thì khí khổng có thể bị đóng lại do các tế bào xung quanh trương nước và ép lên tế bào khí khổng làm khí khổng khép một cách thụ động (V đúng).

18 tháng 8 2018

Chọn đáp án B.

Có hai phát biểu đúng là I và V.

- Ở những cây trưởng thành có khí khổng phát triển thì quá trình thoát hơi nước qua cutin rất yếu. Và đây là hình thức thoát nước chủ yếu, chiếm tới 90% lượng nước thoát ra, còn 10% là thoát qua cutin và các bì khổng nằm trên thân và cành (sự thoát hơi nước ngoài khí khổng), nhưng lượng nước thoát ra bì khổng rất ít. Sự thoát hơi nước qua khí khổng được điều chỉnh bởi sự đóng, mở khí khổng (I đúng, II sai).

- Khí khổng là do tết bào biểu bì lá tạo nên để làm chức năng thoát hơi nước và cho  xâm nhập. Nó phân bố ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả… Ở đa số thực vật thì mặt dưới của lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên. Tuy nhiên, ở các thực vật có lá phân bố thẳng đứng như lúa mì thì khí khổng ở hai mặt gần như bằng nhau, còn thực vật nằm trên mặt nước như lá sen thì khí khổng chỉ có ở mặt trên (III sai).

- Sự thoát hơi nước qua khí khổng tuân theo quy luật bay hơi nước qua lỗ nhỏ: vận tốc bay hơi nước qua lỗ nhỏ tỉ lệ thuận với chu vi lỗ, còn qua lỗ lớn thì tỉ lệ với diện tích lỗ. Do đó, nếu cùng một diện tích bay hơi nước thì bề mặt bay hơi nào có lỗ càng nhỏ thì tổng chu vi các lỗ càng lớn, nên thoát hơi nước diễn ra càng mạnh hơn. Điều đó được giải thích bằng hiện tượng được goi là hiệu quả mép. Các phân tử hơi nước ở mép lỗ khuếch tán nhanh hơn những phân tử nước ở giữa lỗ vì các phân tử nước ở giữa va chạm với nhau và rất khó thoát ra khỏi lỗ để bay ra ngoài. Sự khuếch tán của các phân tử nước ở mép nhanh hơn ở giữa gọi là hiệu quả mép. Sự bay hơi nước qua lỗ nhỏ có hiệu quả mép lớn hơn nhiều so với qua lỗ lớn vì tổng chu vi của các lỗ nhỏ sẽ lớn hơn (IV sai).

- Đại đa số thực vật, khi vừa có ánh sáng bình minh thì khí khổng bắt đầu hé ra. Theo cường độ ánh sáng tăng dần, khí khổng mở to dần và đạt cực đại vào những giờ ban trưa. Buổi tối khi cường độ ánh sáng giảm dần thì khí khổng cũng khép dần và đóng vào lúc hoàng hôn. Ban đêm, khí khổng khép lại, sự thoát hơi nước vào ban đêm chỉ thực hiện qua cutin. Ở các thực vật mọng nước (CAM) sống ở sa mạc khô nóng có sự thích nghi bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày để hạn chế thoát hơi nước còn ban đêm thì mở ra để đồng hóa . Cũng có 1 số ít thực vật như cây cà chua, khí khổng mở cả ngày và đêm. Lúc mưa to và kéo dài thì khí khổng có thể bị đóng lại do các tế bào xung quanh trương nước và ép lên tế bào khí khổng làm khí khổng khép một cách thụ động (V đúng).