Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quyền sở hữu là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội cũng như trong pháp luật dân sự. Nó là một trong những tiền đề vật chất cho sự phát triển kinh tế, vì quyền sở hữu chính là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện trong quá trình, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Mức độ xử sự ấy qui định giới hạn và khả năng thực hiện của họ trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia lao động sản xuất, kinh doanh… Điều đó tác động trực tiếp đến nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Quyền và nghĩa vụ của công dân có thể được chia thành hai loại gồm quyền và nghĩa vụ cơ bản (được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong Hiến pháp - luật cơ bản của Nhà nước) và quyền, nghĩa vụ khác hay quyền, nghĩa vụ không cơ bản (được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong các luật, bộ luật). Phân tích sâu hơn, chúng ta nhận thấy Hiến pháp chỉ quy định những quyền và nghĩa vụ công dân hoặc có tính quan trọng đặc biệt, hoặc vừa có tính quan trọng đặc biệt vừa có tính khái quát so với quyền và nghĩa vụ luật định. Ví dụ: nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ chung được hiến định; còn nghĩa vụ nộp một loại thuế cụ thể như thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu… sẽ do luật định. Hoặc quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình (theo suy đoán) là quyền chung; còn quyền kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình là quyền cụ thể.
tham khảo
“Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
2.Tại sao chúng ta cần phải đấu tranh chống lại mê tín dị đoan
dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người. Vì vậy, phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.
.Mê tín dị đoan là gì?
Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phủ phép ...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người. Vì vậy, phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.
3.bộ máy nhà nc ta chia thành mấy cấp? tên gọi của từng cấp. Gồm những cơ quan nào?
– Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn)
– Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp:
+ Cấp trung ương
+ Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
+ Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
+ Cấp xã (phường, thị trấn)
Tham khảo
câu 1:
Tổ chức bộ máy nhà nước là hoạt động thiết lập các cơ quan theo một trình tự nhất định, quy định cách thực thành lập, xác lập nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với mỗi cơ quan nhà nước.
– Bộ máy nhà nước là cấu trúc tổ chức trực tiếp nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, trong hoạt động của mình Nhà nước phải đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước.
câu 2:
* Ô nhiễm môi trường :
+ Vứt rác bừa bãi.
+ Chặt phá cây xanh .
+ Đổ chất thải xuống sông, hồ , ao , suối ,...
+ Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, ...
* vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa :
+ Phá vỡ các di sản văn hóa .
+ Làm mất đi giá trị của di sản .
+ Chiếm đoạt di sản văn hóa.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
câu 3:
Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan có những điểm giống nhau như: Đều là niềm tin của con người vào những hiện tượng siêu nhiên, thần bí, hư ảo và không có thực. Tôn giáo và tín ngưỡng đều tin vào những điều mà mắt mình không nhìn rõ, tai mình không nghe thấy hình hài, giọng nói của đối tượng thờ cúng.
Theo em, học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan. Điều đó được thể hiện qua những hành động như trước hôm đi thi không ăn trứng mà nên ăn đậu để làm được bài đạt điểm cao. Hay đi thi ra khỏi cổng gặp con gái là xui xẻo. Hay đi cầu khấn xin bùa, xin bút viết để được điểm cao…
câu 4:
Khoản 1 và 2, Điều 32 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
Trong đời sống xã hội, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mỗi chủ sở hữu diễn ra rất đa dạng, phong phú. Một nguyên tắc quan trọng về việc thực hiện quyền sở hữu đó là chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại điều 165 Bộ luật Dân sự 2005. Trên nguyên tắc này, chủ sở hữu thực hiện các hành vi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản của mình để phục vụ cho nhu cầu của bản thân, trong đó bao gồm cả việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác.
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận. Pháp luật bảo vệ quyền thừa kế của con người xuất phát từ quan điểm coi gia đình là tế bào của xã hội, phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của mọi thành viên và sự ổn định của từng gia đình.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mọi cá nhân đều được bảo hộ quyền định đoạt đối với tài sản sau khi cá nhân đó chết thông qua việc lập di chúc, nếu không lập di chúc thì việc thừa kế được giải quyết theo pháp luật.
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội…đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng tài sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Pháp luật tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng tài sản nhằm củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình. Nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên cơ sở huyết thống gần gũi, quan hệ hôn nhân, trong việc bảo vệ quyền lợi của người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Pháp luật được coi là công cụ sắc bén và hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ quyền sở hữu, bảo đảm cho chủ sở hữu thực hiện có hiệu quả và hợp lý các quyền sử dụng, định đoạt một cách bình thường nhất. Bảo vệ quyền sở hữu chính là biện pháp tác động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con người, ngăn ngừa những hành vi xâm hại đến chủ sở hữu khi người này sử dụng quyền của mình.
Bằng các quy phạm pháp luật, Nhà nước xác nhận và quy định phạm vi những quyền của một chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Mặt khác, Nhà nước dùng pháp luật như một công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền năng đã được pháp luật công nhận và ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến quyền của các chủ sở hữu.
Mọi hành vi xâm phạm của người không phải là chủ sở hữu đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Khi quyền sở hữu bị xâm phạm, thì người nào có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của một chủ thể xác định phải chịu những hậu quả pháp lý tương ứng do Bộ luật Dân sự quy định.
Việt Nam cũng sử dụng nhiều ngành luật khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu. Tuy nhiên, mỗi ngành luật bảo vệ quyền sở hữu theo những phương pháp, cách thức phù hợp với chức năng vốn có của nó. Điển hình, ngành luật hành chính bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những thể lệ nhằm quản lý và bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân công dân.
Ngành luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định một số hành vi nhất định xâm phạm đến quyền sở hữu là tội phạm và quy định mức hình phạt tương xứng với những loại hành vi phạm tội đó. Ngành luật dân sự bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những phương thức kiện dân sự trước tòa án để chủ sở hữu có thể thông qua đó mà đòi lại tài sản của mình đang bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp…
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến tôn giáo, đã có những chủ trương, chính sách thích hợp với tôn giáo trong từng thời kì
- Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII:
+ Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân.
+ Đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật.
+ Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc.
+ Tuyên truyền giáo dục chống mê tín dị đoan, chống lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu.
+ Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí...
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 24 quy định:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Đất đai là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia Việt Nam, được hình thành, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã bỏ ra biết bao công sức khai phá, cải tạo đất, cũng như xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quốc gia. Vì vậy nhà nước đã quy định nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu
Câu 1:
a. Bởi vì tôn trọng tài sản của người khác chính là tôn trọng tài sản của chính mình. Nếu như chúng ta biết tôn trọng tài sản của họ thì họ mới tôn trọng tài sản của mình từ đó gây dựng một xã hội văn minh, mọi người giúp đỡ nhau trong cuộc sống, giảm tỉ lệ trộm cắp,..
b. Có bởi vì khi đăng kí thì công dân sẽ có cơ sở pháp lí để bảo vệ tài sản đồng thời giáo dục công dân có ý thức bảo vệ tài sản và có ý thức tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác.
a) Vì tôn trọng tài sản của người khác cũng như là tôn trọng pháp luật, tôn trọng bản thân mình,..Tài sản của họ là mồ hôi công sức mà họ đã phải đánh đổi để gây dựng nên, chúng ta nên biết quý trọng những công sức đó,...
b) -Đó là biện pháp để công dân bảo vệ tài sản
-Vì khi đăng kí quyền sở hữu thì đã có các căn cứ pháp lí chứng minh đó là tài sản của ai, tránh nhầm lẫn, tranh giành,..
Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Vì sẽ công bằng, dễ dàng chia tài sản.