K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2016

khó lắm bạnlolang

                                                                               Ngữ vănTrước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng, cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu, và cậu khóc nức nở, não nuột quá chừng. Hai ba nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu...
Đọc tiếp

                                                                               Ngữ văn
Trước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng, cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu, và cậu khóc nức nở, não nuột quá chừng. Hai ba nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu tại sao mà khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi: - Kìa, nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao bạn khóc? Cậu bé bỏ cánh tay xuống, để lộ gương mặt nom hiền hậu, kể là đi nạo mấy ống khói, được số tiền cộng lại là ba hào nhưng chả may rơi mất vì vô ý bỏ vào cái túi áo thủng. Và nay không dám trở về nhà chủ vì sợ bị đánh. Nói rồi, cậu lại càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng. ...Một nữ sinh vào loại lớn , đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh, lấy hai đồng xu trong túi ra và nói: - Mình chỉ có hai xu nhưng chúng ta hãy góp nhau lại. - Mình cũng có hai xu đây-một cô bé áo đỏ nói. – Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào! ... Số tiền ba hào đã đủ, nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền, cũng lách qua các chị lớn, đem cho những chùm hoa nho nhỏ, gọi là cũng góp phần mình. ...Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố, đứng lau nước mắt. Không những hai tay cậu ấy đầy cả xu mà những bạn nữ sinh còn luồn vào khuyết áo của cậu, đút vào túi áo, và trong mũ của cậu không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ. (Cậu bé nạo ống khói – trích “Những tấm lòng cao cả” - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
 Câu 1: Đoạn truyện trên tác giả sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể.
Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn truyện trên là ai?
 Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong câu văn in đậm. Từ đó, chép lại chính xác một câu văn khác trong đoạn truyện cũng sử dụng biện pháp nghệ thuật này.
 Câu 4: Xác định cụm động từ được sử dụng trong câu: “Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi.”
 Câu 5: Vì sao cậu bé lại khóc nức nở? Để giúp đỡ cậu bé những đứa trẻ trong đoạn truyện đã làm gì? Em có nhận xét gì về việc làm của chúng? 

0
Đề bài: Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho emBài làm:Bản chất của thành côngĐã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục?...
Đọc tiếp

Đề bài: Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em

Bài làm:

Bản chất của thành công

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

1

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.

nho-long-nach-hay-cao-long-nach-3

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.

Hữu Bằng tổng hợp

10
15 tháng 6 2016

Đọc bài này thấy hay quá,thik nhất câu :"cuộc sống này ko có thất bại,có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc."

Bài 1 (4 điểm) Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời các câu hỏi:“...Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh:“Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ...
Đọc tiếp


Bài 1 (4 điểm) Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“...Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh:
“Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.”
(Sách Ngữ văn 6, tập 2, trang 33, Nxb Giáo dục)
a (0.5 điểm): Đoạn văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?
b (1 điểm): Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái, tại sao người anh lại cho rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” ?
c (2.5 điểm). Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người anh trong truyện và bài học trong cuộc sống rút ra từ câu chuyện đó. (Trả lời bằng một đoạn văn khoảng 10-12 câu)
Bài 2 (6 điểm) 
Đề 1: Việt Nam là xứ sở của những dòng sông. Em hãy tả lại một dòng sông đẹp của quê hương đất nước.

Các bn giúp mk nha!!!!

2
22 tháng 3 2020

a) Trích từ tác phẩm " Bức tranh của em gái tôi", tác giả Tạ Duy Anh

b) Vì người anh trai đã ích kỉ, đối xử không tốt với em gái mình kể từ khi em gái phát hiện ra tài năng của mình

22 tháng 3 2020

B1

a. Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh

b.  Người anh nói vậy vì thường ngày mik quát mắng em gái , ghen tị với tài năng của em. nhưng trong cuộc thi vẽ tranh em lại vẽ mik vì thế người anh rất hối hận.

c. Người anh luôn mặc cảm bản thân, ghen ghét đố kị với tài năng của em.

 Nhân vật người anh trong câu truyện này rất kiêu căng hay ghen tị với mọi người đặc biệt là đối với em gái mik. Vì không thể tìm ở mik một năng khiếu nào. Trong khi đó , đứa em gái của mik lại có một năng khiếu đặc biệt. Qua câu chuyện này em nghĩ chũng ta không nên ghen ghét đố kị với bất của ai. Đó là một đức tính xấu , vì thế em khuyên mọi người rằng nếu còn kiêu căng như vậy hãy tự mik xóa bỏ. Nếu không mọi người sẽ phải hối hận.

B2

Đất nước Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc với rất nhiều các con sông nổi tiếng như sông Hồng, sông Mã, sông Tiền…nhưng nếu nói đến dòng sông mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng thì phải kể đến sông Hương.

Sông Hương bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy qua các tỉnh thuộc Thừa Thiên - Huế mang theo hương thơm của những cánh rừng già cùng những thảo nguyên rộng lớn. Từ xa nhìn lại, dòng sông Hương giống như một dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua thành phố Huế. Sông Hương được mệnh danh là dòng sông thơ mộng và trữ tình, quả thật là vậy bởi bốn màu trong năm, mùa nào sông Hương cũng mang một vẻ đẹp khác biệt.

Nước sông Hương xanh ngắt một màu ngọc bích. Mặt hồ trong in cảnh mây trời. Những gợn sóng nhỏ lăn tăn cứ lần lượt nối đuôi nhau như chơi trò đuổi bắt, dạt vào bờ rồi lại tiến ra xa. Dọc hai bờ sông là những thành quách rêu phong, những phố xá cổ kính, những vườn cây xanh mướt, những chùa tháp trầm mặc,... bóng lồng bóng in xuống mặt nước phản chiếu lung linh làm cho dòng sông đã yêu kiều càng trở nên hữu tình. Nổi bật trên nền xanh của dòng sông Hương là cây cầu Tràng Tiền duyên dáng cong cong như vành trăng non. Cây cầu đỏ tươi, mềm mại như một sợi chỉ đỏ nối đôi bờ lại gần nhau hơn. Đứng trước dòng sông Hương yên bình, em như nghe thấy mùi vị và hương thơm của muôn vàn cỏ cây hoa lá thảo mộc nhiệt đới, tất cả nên mùi thơm ngát hương đặc trưng cho con sông.

Sông Hương đẹp, ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày, sông lại mang những vẻ đẹp khác. Ban ngày, sông Hương mang vẻ đẹp bình yên, thơ mộng. Dòng sông xanh màu ngọc bích, trong vắt như chiếc gương trong phản chiếu quang cảnh thành phố dưới mặt nước êm ả và lung linh dưới ánh nắng mặt trời lấp lánh. Khi hoàng hôn buông xuống, sông Hương như được thay tấm áo mới, sông khoác lên mình tấm áo màu vàng cam ấm áp ánh hoàng hôn. Không gian như chìm sâu vào yên vắng. Và khi màn đêm buông xuống bao phủ dòng sông, trong đêm tối tĩnh mịch, giọng hò Huế nào lại được vang lên ở mỗi khoang thuyền lững thững trôi. Cầu Tràng Tiền lên đèn, toả ra những ánh đèn lung linh rực rỡ sắc màu, chiếu sáng cả một vùng sông.

Đông đến, bầu trời mang một màu xám nhạt, trên mặt sông thấp thoáng những làn khói nhẹ nhàng bay lượn. Sông Hương khoác lên mình bộ áo màu tro cổ kính, hòa mình vào làn mưa bụi, lắng nghe những âm thanh chuyển mình của vạn vật chuẩn bị hồi sinh. Xuân về, sông Hương thay chiếc áo màu tro xám cũ, thay vào đó là chiếc áo màu hồng đào dịu dàng, thơ mộng. Trong không khí đón xuân tươi vui, hạnh phúc, sông Hương dường như cũng trở thành một cô thiếu nữ e thẹn.

Hè đến, sông Hương lại điệu đà khoác lên mình chiếc áo màu thiên thanh xinh đẹp, lơ đãng ngắm nhìn những cây hoa phượng cùng bằng lăng nở tím cả một vùng trời. Cảnh vật hai bên bờ lúc này mới thơ mộng làm sao! Những cây hoa bằng lăng nở tím thẫm xung quanh sông, thỉnh thoảng lại thả rơi những cánh hoa như những chú bướm xuống làm mặt sông lăn tăn gợn sóng. Ánh nắng mặt trời vàng óng chiếu xuống dòng sông thơ mộng làm nó lấp lánh như được dát vàng. Mùa hè qua đi nhường chỗ cho mùa thu bước đến. Những buổi chiều mùa thu chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh những cô sinh viên trong bộ áo dài trắng cùng những chiếc nón dạo bước xung quanh bờ sông. Trong ánh hoàng hôn rực rỡ, hình ảnh những cô gái cứ như thục như mơ làm say đắm biết bao người. Mùa này, lá của những cây bóng mát bao quanh hồ đã bắt đầu chuyển sang màu vàng cam tuyệt đẹp. Những chiều mùa thu đứng trên cây cầu bắc ngang sông Hương mà nhìn xuống mặt nước lấp lánh ánh hoàng hôn chúng ta sẽ cảm nhận được rõ hơn vẻ đẹp của song sông này. Bạn đã từng một lần ngồi trên chiếc thuyền Rồng lững lờ trôi mà lắng nghe những bài dân ca đậm đà bản sắc do những nhạc công trẻ tuổi biểu diễn, hay lặng lẽ ngắm nhìn ánh trăng bàng bạc trên mặt nước sóng sánh? Em chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ đắm chìm trong cái không gian thơ mộng khoáng đạt ấy, nghe văng vẳng từ xa tiếng chuông chùa Thiên Mụ hoặc có thể lơ đãng ngắm ngọn tháp Phước Duyên. Dòng sông Hương ở Huế được mệnh danh là dòng sông của thơ ca nhạc họa, là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ sáng tác ra những bài thơ, bài ca ca ngợi vẻ đẹp nơi đây.

Sông Hương đã gắn bó mật thiết với với đời sống văn hoá của người Huế nơi đây. Các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống như nghe ca Huế trên sông, đua thuyền, thả đèn, cũng chính trên dòng sông này mà được khởi xướng. Em thích những buổi tối yên lành, trăng thanh gió mát, lênh đênh trên con thuyền, nghe những khúc dân ca Huế, nghe những nhã nhạc cung đình Huế, những khúc Nam Ai, Nam Bình da diết như gọi về cả một miền tâm hồn Huế chân tình, thắm thiết, nặng sâu.

Sông Hương là con sông đẹp và vô cùng thơ mộng, là dòng sông mà ai đã từng một lần chiêm ngưỡng thì mãi mãi sẽ không bao giờ có thể quên. Sông Hương trở thành biểu tượng của Huế có lẽ bởi lẽ đó. Sông Hương đẹp trong mắt em, đẹp trong mắt du khách trong và ngoài nước. Và em chợt băn khoăn sông Hương phải chăng chính là điệu tâm hồn xứ Huế, tâm hồn con người Huế rất mực dịu dàng, thiết tha?

23 tháng 11 2021

TK

Điều ước linh nghiệm. Nhà vua chỉ thỏa mãn chưa được nửa ngày trời. Khi khát cầm cốc nước, nước hóa thành vàng. Khi đói cầm bánh ăn, bánh hóa thành vàng không ăn được. Khi dạo chơi, guốc dép, ngựa nghẽo hóa thành vàng không đi được... Thế là phải xin rút điều ước. Trở về cái bình thường ban đầu, ông ta mới cảm thấy đó là hạnh phúc. Ai cũng thấy ý nghĩa của truyện là vàng không hẳn là sẽ mang lại sự tốt đẹp, thậm chí không biết sử dụng thì sẽ là bất hạnh.

Truyện cổ tích “Đồng tiền Vạn Lịch” của ta có gì khác so với thế giới?

Ngày xưa có người lái buôn tên Vạn Lịch giàu có vào hạng nhất, nhì trong nước. Đồ dùng toàn bằng vàng, bạc. Ông có một người vợ trẻ đẹp tên Mai Thị. Chồng có tính ghen nên Mai Thị sống trong nhung lụa mà chẳng sung sướng gì.

Một hôm thuyền buôn đậu ở một bãi vắng. Một người đánh giậm ở đâu đến xin một miếng trầu cho đỡ rét. Thấy cảnh vợ “tình tứ” với trai lạ, cơn ghen nổi lên, Vạn Lịch xỉ vả vợ thậm tệ. Ông ta vứt cho nàng một thoi vàng, một thoi bạc rồi đuổi đi. Mai Thị gặp lại người đánh giậm rồi kết vợ chồng. Họ sống trong túp lều ven sông. Cuộc sống nghèo nàn nhưng cũng tạm ổn. Một lần vô tình người chồng cầm thoi vàng ném gà, người vợ trách sao lại lấy vàng mà ném. Người chồng ngạc nhiên nói, những thứ ấy tôi thấy nhiều ở bãi sông. Người vợ giục chồng đem về. Đó là vàng của Vạn Lịch, chắc do đắm thuyền. Từ đó, vợ chồng giàu có. Nhiều của cải nhưng người chồng đần độn nên chẳng có ai chơi. Một hôm, người chồng làm đổ tượng trong ngôi đền vốn là nơi phát tích của nhà vua. Nhà vua bị đau bại nửa người, không danh y nào chữa được. Vua sai yết thị ai dựng lại được tượng sẽ được thưởng. Anh chồng dựng lại được như cũ. Vợ chồng chỉ xin vua làm chức tuần ty ở sông. Vạn Lịch kinh ngạc gặp người vợ cũ cùng người đánh giậm ngày xưa. Mai Thị mát mẻ: “Biết rằng anh vẫn đi buôn/ Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần/ Dù anh buôn bán xa gần/ Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây”. Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Ông ta làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu Mai Thị để chuộc lỗi xưa, rồi đâm cổ tự tử. Mai Thị hối hận. Nàng đem tất cả tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “Đồng tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ. Từ đó ca dao có câu hát: “Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng/ Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu”...

Về chủ đề “cái ghen đàn ông” thì trong văn học viết đã có một “Người con gái Nam Xương” nổi tiếng của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI). Cái anh chàng Trương Sinh nông nổi tin vào lời đứa con ba tuổi (Đản) là chỉ có đêm đến thì cha mới về, mẹ đi thì cha đi, mẹ ngồi thì cha ngồi nên không bao giờ bế Đản. Vì trước đó Trương Sinh phải đi lính trong khi vợ ở nhà có con. Cái ghen bóng ghen gió cứ ấm ức rồi ngày một lớn dần, để rồi Trương Sinh mắng nhiếc người vợ ngoan (Vũ nương) những điều tệ hại nhất về phẩm tiết người phụ nữ. Nàng phải tự tử... Trong cô đơn, trống vắng, vào một tối tê tái buồn trong ngôi nhà có người vừa chết, Trương Sinh đi đi lại lại, bồn chồn, thằng Đản chợt hét toáng lên: “Ba tôi đến kìa!”. Nó chỉ vào cái bóng Trương Sinh trên tường... Sững sờ, thảng thốt, bàng hoàng, chàng gục xuống như cái mầm ghen của thằng đàn ông nhỏ nhen teo tóp thảm hại trước ánh sáng sự thật: Những ngày chàng xa nhà, vợ lấy bóng của mình nói với con về ba nó. Dân gian vẫn nói vợ chồng “như hình với bóng”...Thế mà!!!

Hai hình tượng Trương Sinh (văn học bác học) và Vạn Lịch (văn học dân gian) như hai cánh cửa văn hóa mở ra một thế giới ghen đàn ông mà người đọc bao đời chỉ nên là khách tham quan lướt qua chứ không nên ở lại. Chỉ cần đủ có thời khắc lướt qua mà suy ngẫm, rút bài học. Ở lại sẽ bị “nhiễm” tính ghen thì vợ khổ rồi mình khổ. Thế nên ở cả hai truyện này, tác giả chỉ lấy cái ghen làm điểm tựa kết cấu để dựng lên câu chuyện theo nhiều hướng chủ đề khác.

Người Việt tiểu nông chỉ quen cấy lúa, làm ruộng chất phác, hồn hậu nên ghét kẻ buôn “Thật thà cũng thể lái trâu”. Rõ ràng Vạn Lịch không được thiện cảm: Đã đi buôn lại giàu, thế nên phải là người xấu. Lại có tính ghen thì càng xấu. Nhìn thấy vợ thương người mà giúp người, lẽ ra phải khen, phải phục thì ông ta lại mắng chửi. Đó là trái về đạo làm người. Đuổi vợ là trái về đạo vợ chồng, lẽ ra phải là “tương kính như tân” (kính trọng nhau như khách). Nhưng vẫn còn cái tối thiểu tính người là vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc. Như vậy, Vạn Lịch vừa đáng chê, vừa đáng trách! Để hả giận, dân gian cho Vạn Lịch bị sạt nghiệp vì thua lỗ, vì gặp bão to, gió lớn mà đắm thuyền... Đấy là ánh sáng xưa của cổ tích hắt về rồi đọng lại: Ở ác gặp ác! Nhưng ý nghĩa phổ quát thì rộng dài hơn nhiều: Cái quý nhất là hạnh phúc gia đình. Tự mình phá vỡ hạnh phúc, tất sẽ gặp bất hạnh! Vạn Lịch có người vợ quý mà không biết giữ, không biết trân trọng lại ứng xử tàn nhẫn như thế thì gặp hạn là đương nhiên. Hỡi thế giới đàn ông! Đừng như Vạn Lịch! Hãy biết quý trọng vợ mình, tức quý trọng cuộc sống và hạnh phúc của chính mình!

Mai Thị thật đáng thương. Bị đuổi, nàng bơ vơ. Gặp lại người đánh giậm, tất nhiên gá nghĩa vợ chồng. Nhưng cũng không hạnh phúc vì chồng đần độn. Đần đến mức dân gian không cho anh ta một cái tên để gọi. Chỉ gọi là anh đánh giậm. Tên gọi là một ký hiệu ở đời. Không có tên tức anh ta chẳng có ý nghĩa tý tẹo nào với cuộc sống. Vô danh. Ở đây lại phát sáng một ý nghĩa mới: Con người ta phải có học, khi vô học (không biết chữ) thì sẽ không phân biệt được giá trị của cuộc sống (vàng là một giá trị mà anh ta không hề biết đấy là vàng!). Không có cái nền tri thức thì anh chàng đánh giậm ấy chỉ có thể “làm bạn” với những pho tượng câm chứ không thể làm bạn được với người! Thế nên có người trách dân gian “lòng thòng” cho câu chuyện dài ra bằng cách để anh ta mua bún lòng, mắm tôm mời các pho tượng ăn rồi nhét thức ăn vào mồm họ, là không nghệ thuật! Trời ơi! Minh triết dân gian là ở đấy: Những kẻ ngu đần thì chỉ có thể “ăn ở” với các pho tượng vô hồn, vô cảm, vô tri kia mà thôi!

Con người ta khi có ý đồ, dù xấu, dù tốt cũng đều có “kế hoạch”. Mai Thị là người sâu sắc nên khi vua ban cho chức nọ, tước kia, nàng không nhận, chỉ nhận chức tuần ty trên sông. Chức này chỉ cần biết thu tiền, không cần biết chữ nên hợp với chồng nàng. Xa hơn, là một kế hoạch “dằn mặt” chồng cũ. Vì Vạn Lịch buôn bằng thuyền. Quả nhiên cái chủ động của nàng có kết quả. Lời mát mẻ của nàng có thể làm nàng “bõ hờn” một lúc nhưng sẽ làm lương tâm nàng hối hận cả đời: Vạn Lịch tự vẫn!

Thì ra, sự trả thù bao giờ cũng là nhỏ nhen. Dân gian đã thực sự sâu sắc và thâm thúy hơn chúng ta tưởng rất nhiều: Sự bao dung, tha thứ, khoan hòa, nhân hậu bao giờ cũng tốt hơn rất nhiều. Đó là những cánh cửa để mở thông với những thế giới tốt đẹp! Còn không thì ngược lại. Mai Thị đã dựng lên bức tường thù hằn để cự tuyệt với tình nghĩa cũ. Nàng đã đi ngược lại đạo lý thông thường “Vợ chồng một ngày nên nghĩa”!

Nhưng sâu thẳm nàng vẫn là người phụ nữ nhân hậu. Cái hối hận của nàng muộn mằn nhưng đáng quý. Giá mà trong mỗi người đừng có sự nhỏ nhen thù hằn thì sẽ không phải hối hận!

Nhưng Vạn Lịch sao phải chết? Cái chết này cho thấy ông ta cũng cố chấp, nhỏ bé. “Người ta là hoa của đất”, “Người sống đống vàng” cơ mà!? Vì sao phải thế? Cái sự cắt nghĩa chết là để “chuộc lại lỗi xưa” chỉ là bề nổi câu chữ. Cái sâu thẳm bên trong vẫn là triết lý bất hủ của dân gian: Là người đi buôn nên quan tâm nhiều nhất tới lợi nhuận tiền bạc, nên không sâu sắc, thiếu hiểu biết và thiếu bản lĩnh trong ứng xử văn hóa. Ông ta thật đáng trách vì quá coi rẻ mạng sống chính mình (một mạng người để “chuộc lỗi” ghen “thường tình”), cũng thật đáng thương vì mất hết. Một ý nghĩa bật ra: Cái nền tảng, cái gốc của nhân cách con người chính là sự học, là sự hiểu biết, là lòng nhân ái, khoan dung. Vạn Lịch chưa phải là con người như vậy. Một “tý” là ghen! Một sự “sốc” khủng hoảng tinh thần nhất thời đã tự chết!

Cái kết tỏa sáng, cái “đồng tiền vàng” của truyện này chính là hình tượng “Đồng tiền Vạn Lịch”. Thế nên nó được đặt làm tên truyện là đích đáng, khôn ngoan và thật sự thấu nhân tình. Công lao của Mai Thị, cái tâm của nàng, chắc chắn có nước mắt (hối hận) của nàng đã hòa kết chung với tài sản của Vạn Lịch, “máu” của Vạn Lịch để tạo thành “đồng tiền vàng” lóng lánh. Tiền là quý, là giá trị. Vàng là quý, là giá trị. Là đồng tiền vàng thì sự “bảo hiểm” về giá trị cao hơn gấp nhiều lần. Đồng tiền ấy còn được “bảo hiểm” bằng pháp lý (vua cho phép) nên càng muôn lần giá trị. Giá trị ấy lại được đón nhận rộng rãi vì lan tỏa tới muôn người (phân phát cho những người nghèo). Tiền giấy sẽ mất nhưng tiền vàng là vĩnh cửu để khẳng định cái vĩnh cửu hơn, giá trị hơn là tình người nói chung, tình nghĩa vợ chồng nói riêng!

“Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng/ Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu”. Tại sao không phải là “khắc” mà lại là “thích”? Lại thuộc về phạm trù triết học ngôn ngữ, xin bàn đến vào một dịp khác

23 tháng 11 2021

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngày xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch. Hắn ta buôn to, giàu có vào hạng nhất nhì trong nước. Hắn có ngót một trăm chiếc thuyền dùng vào việc chở hàng. Chiếc thuyền riêng của Lịch có buồng ăn, buồng nằm… Không khác gì nhà ở trên đất. Xung quanh chỗ ngồi trang sức bằng gấm vóc. Đồ đùng toàn bằng vàng bạc. Lịch có một người vợ trẻ và đẹp là Mai Thị. Trong những lúc đi buôn bán xa, hắn thường ngờ vợ không thực lòng với mình. Hắn hay xét nét từng li từng tí làm cho nàng tuy sung sướng nhưng cũng rất khổ tâm. Một hôm thuyền của Lịch đậu ở một bãi vắng. Mai thị ngồi trước mũi nhìn ra ngoài. Bỗng có một người đánh giậm ở đâu đến cạnh thuyền xin một miếng trầu. Mai thị thấy người đó đóng khố , mình mẩy lấm láp thì thương hại, hỏi thăm mấy câu rồi lấy mấy miếng trầu trong cơi vàng đem cho. Lịch đang ngủ chợt thức giấc thấy thế, cơn ghen nổi lên đùng đùng. Chờ cho anh đánh giậm đi khỏi, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu Mai thị thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.
Mai thị bơ vơ một mình trên bãi biển. Nàng gặp lại người đánh giậm bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Anh chàng đánh giậm ngẩn ngơ cả người, không hiểu ra làm sao cả. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:
-Hắn bảo tôi dan díu với anh. Œu là số tôi không lấy được kẻ giàu sang, tôi xin lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau. Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào, cuối cùng dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông. Và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.
* * *
Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:
-Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không? Chồng đáp gọn lỏn:
-Chả biết.
-Đấy là vàng quý nhất ở trên thế gian đấy.
-Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.
Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng thực và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch chỉ thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống nước và trôi giạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng Mai thị. Từ khi có của, Mai thị bèn xây dựng nhà cửa và sắm ăn sắm mặc cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng chơi bời với người ta để học khôn học khéo hòng mở mặt với đời. Chồng nghe lời, vào xóm gạ chuyện với mọi người để làm quen nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nghèo lại nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi: “Đã chơi được với ai chưa?”. “Chưa”. Mai thị lắc đầu nói một mình rằng: “Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy hôm trời mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!”. Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la toan làm quen với mấy bức tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy tượng phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún lòng về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Mai thị giẫm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn. Không ngờ ngôi đền mà anh chàng đánh giậm đến chơi lại là nơi phát tích của nhà vua. Tự nhiên, sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng, nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y được triệu vào cung chữa bệnh cho thiên tử đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Lập tức triều đình phái quan tỉnh về làm lễ tạ. Pho thượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Quan truyền cho mấy cơ lính dùng đòn dây xúm vào cùng khiêng nhưng rốt cuộc tượng vẫn không hề nhúc nhích. Tin ấy bắn về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai có phép gì dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy Mai thị đi chợ qua đó thấy bảng yết thế, bèn về hỏi chồng:
-Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được? Hắn đáp:
-Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.
-Thế bây giờ có dựng lên được không?
-Làm gì mà chả được! Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được. Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng Mai thị nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ đưa ra xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng. Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đấy, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Mai thị biết vậy liền ra lệnh bắt chủ phải thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Mai thị mỉa mai bảo hắn: Biết rằng anh vẫn đi buôn, Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần. Dù anh buôn bán xa gần, Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây. Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Hắn từ tạ trở về thuyền. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu Mai thị nói là để chuộc lỗi xưa, rồi đâm cổ tự tử. Mai thị thấy vậy lấy làm hối hận. Sau đó nàng đem bao nhiêu tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ. Ngày nay thỉnh thoảng người ta vẫn còn nhặt được một vài đồng tiền đó. Người ta còn có câu hát:

Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,
Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu.

Mình học theo mẫu này bn giúp mk viết cái kết khác