K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2019

- Nếu như bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch là nỗi nhớ về quê cũ của người xa xứ thì bài thơ trên lại viết về quê hương ngay cả khi tác giả đã trở về sau một thời gian khá dài xa quê. Nay trở về nỗi buồn đau dâng lên khi bản thân bị xem là “khách” trong ngày đầu tiên trở về quê hương. Khi đó, cảm xúc đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên nhưng vì một điều bức xúc trong tình cảm mà trào dâng ra thành thơ.

1.     Qua hai bài thơ, em có nhận xét gì về tư tưởng tình cảm của tác giả.2.     Tại sao bài thơ « Sông núi nước Nam » lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ? còn bài « Phò giá về kinh » là khúc ca khải hoàn ?3.     Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Phò giá về kinh ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp...
Đọc tiếp

1.     Qua hai bài thơ, em có nhận xét gì về tư tưởng tình cảm của tác giả.

2.     Tại sao bài thơ « Sông núi nước Nam » lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ? còn bài « Phò giá về kinh » là khúc ca khải hoàn ?

3.     Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Phò giá về kinh ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp quan hệ từ, gạch chân và chú thích rõ)

4.     Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Sông núi nước Nam ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp quan hệ từ, gạch chân và chú thích rõ)

0
25 tháng 2 2022

Em đồng ý với ý kiến trên vì bài thơ đã nói lên tình bạn chân thành, thắm thiết , không pha lẫn vật chất mà trần đầy niềm vui dân dã của tác giả đối với bạn .

25 tháng 2 2022

Thanks ạ

 

 

31 tháng 5 2018

Nhân vật trữ tình- tác giả trở thành khách trên chính mảnh đất quê hương mình ngay trong ngày đầu tiên trở về

→ Đây là lý do chính để tác giả sáng tác bài thơ

- Khác với Lý Bạch, xa quê, thương nhớ quê cũ nên tức cảnh sinh tình

7 tháng 5 2017

- Câu thứ 8 và cụm từ “ta với ta” nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc tâm sự chuyện đời, chuyện thế sự đã là niềm vui. Qua đó, tác giả muốn nhận mạnh đến một tình bạn thân thiết, vượt qua mọi cái nghèo khổ về vật chất trong cuộc sống.

Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi...
Đọc tiếp

Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?

b) Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.

2
10 tháng 7 2017

Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

- Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế

- Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

     + Muốn ra chợ thì chợ xa

     + Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà

     + Muốn bắt cá thì ao sâu

     + Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

     + Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

     + Miếng trầu cũng không có

→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.

- Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

 

c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.

   + Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi

d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

     + Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

     + Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

11 tháng 11 2021

ko bt

 

Câu 2: Xác định thể loại, đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo của bài thơ.hồi hương ngẫu thưCâu 3: Bài thơ em vừa chép có nhan đề là gì? Qua nhan đề bài thơ, em thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?Câu 4: Xác định các cặp từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa này trong bài thơ.Câu 5: Hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối như thế...
Đọc tiếp

Câu 2: Xác định thể loại, đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo của bài thơ.hồi hương ngẫu thư

Câu 3: Bài thơ em vừa chép có nhan đề là gì? Qua nhan đề bài thơ, em thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?

Câu 4: Xác định các cặp từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa này trong bài thơ.

Câu 5: Hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối như thế nào? Phân tích tác dụng của phép đối ấy.

Câu 6: Bài thơ rất độc đáo bởi nó còn mang yếu tố tự sự, hơn nữa yếu tố tự sự đó còn mang kịch tính. Xác định các yếu tố tự sự và kịch tính, nêu tác dụng của các yếu tố đó trong bài thơ.

Câu 7: Sự khác nhau về giọng điệu ở hai câu thơ đầu so với hai câu thơ cuối biểu hiện như thế nào?

mọi người giúp e với e đng cần gấp

 

1
2 tháng 12 2021

Chị cho bài đó đi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Một số bài thơ: Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi; Cửu Long giang ta ơi – Nguyên Hồng; Quê hương – Tế Hanh.

- Nét độc đáo của bài thơ Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi:

+ Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển.

+ Giọng điệu linh hoạt, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca.

+ Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.

18 tháng 11 2016
Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
26 tháng 11 2019
  • Về thể thơ: được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt, thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
  • Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
  • Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc.

=> Những đặc điểm ấy đã góp phần hiện thành công giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn từ đó thể hiện tình yêu thương, biết ơn của người cháu đối với bà của mình