K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2018

- Vai trò của các hoomôn tuyến tụy: Insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định
+ Insulin: làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng
+ Glucagôn: làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm

* sơ đồ quá trình điều hòa đường huyết:
đường huyết tăng-----> insulin -----> hạ đường huyết
đường huyết giảm-----> glucagon -----> tăng đường huyết

14 tháng 3 2018

buồng trứng và tinh hoàn(tuyến sinh dục) lại là tuyến pha vì nó vừa làm chức năng ngoại tiết vừa làm chức năng ngoại tiết

15 tháng 4 2018

Vì tuyến tụy hoạt động vừa như 1 tuyến nội tiết (tiết hoocmon: insulin, glucagon trong điều hòa đường huyết) vừa hoạt động như 1 tuyến ngoại tiết (tiết ra một số muối, liên quan tới sự tiêu hóa)

25 tháng 4 2018

Tuyến sinh dục bao gồm tinh hoàn(ở nam) và buồng trứng (ở nữ). Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hocmon sinh dục nam ( testosteron ) , các tế bào nang trứng tiết hocmon sinh dục nữ ( ơstrogen).

25 tháng 4 2018

Tuyến sinh dục bao gồm tinh hoàn(ở nam) và buồng trứng (ở nữ). Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hocmon sinh dục nam ( testosteron ) , các tế bào nang trứng tiết hocmon sinh dục nữ ( ơstrogen).

24 tháng 11 2017

1. trong quá trình máu được vận chuyển từ tim nhờ hệ mạch đến các cơ quan, do ma sát giữ các phân tử máu với nhau và do ma sát giữa các phân tử máu với thành mạch máu => vận tốc máu giảm dần(vận tốc máu không được bảo toàn)

2.

- sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch
- sức hút của lồng ngực khi ta hít vào thở ra
- sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
- các van tĩnh mạch

24 tháng 11 2017

Vì sao càng xa tim; huyết áp càng giảm?

- Trong quá trình máu được vận chuyển từ tim nhờ hệ mạch đến các cơ quan, do ma sát giữ các phân tử máu với nhau và do ma sát giữa các phân tử máu với thành mạch máu => vận tốc máu giảm dần(vận tốc máu không được bảo toàn)

Huyết áp trong tĩnh mạch tuy nhỏ nhưng máu vẫn đước vận chuyển về tim là do đâu?

- sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch
- sức hút của lồng ngực khi ta hít vào thở ra
- sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
- các van tĩnh mạch

28 tháng 4 2018

1)- Tính chất của hoocmôn:

+ Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hay một số cơ quan nhất định.

+ Hoocmôn có hoạt tính sinh học cao.

+ Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài.

- Vai trò của hoocmôn:

+ Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể

+ Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

=>Do đó, sự mất cân bằng trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí. Thế nên, hoocmôn có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.

26 tháng 4 2018

tuyến tuỵ là tuyến pha vì:

-Chức năng ngoại tiết: tiết dịch vị đổ vào tá tràn để tiêu hoá thức ăn

-Chức năng nội tiết: tế bào \(\alpha\left(glucagon\right)\) và tế bào \(\beta\left(Insulin\right)\) của đảo tuỵ thực hiện

27 tháng 4 2018

Tuyến tuỵ là tuyến pha vì nó vừa có chức năng nội tiết vừa có chức năng ngoại tiết.

-CN Ngoại tiết: tiết ra dịch mật đổ vào ruột , tham gia vào quá trình tiêu hoá thức ăn

-CN Nội tiết : có các tế bào tập hợp thành các đảo tuỵ có CN tiết ra hoocmôn để điều hoà ổn định 2 lượng đường trong máu

19 tháng 3 2017

Rối loạn nội tiết là bệnh khá phổ biến mà nhiều phụ nữ thường gặp. Rối loạn nội tiết hay mất cân bằng nội tiết là tình trạng hoạt động không điều hòa của cả hệ trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng hoặc do trục trặc ở các khu vực như: vùng hạ đồi, tuyến yên hoặc buồng trứng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết ở người phụ nữ, trong đó phổ biến nhất là nhóm các nguyên nhân như có hàm lượng estrogen cao; thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, stress; chế độ ăn uống không lành mạnh.

Nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ mật thiết đối với sức khỏe của phụ nữ. Do đó, nếu bị rối loạn nội tiết, chị em có thể phải đối mặt với những mối nguy hại nghiêm trọng về sức khỏe:

Làm suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng và tử cung

Tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung thường xảy ra ở những phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40. Đây là một trong những nguyên nhân làm bạn bị tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh con.

Gây các bệnh về da

Rối loạn nội tiết cũng là nguyên nhân gây nám và các bệnh về da khác vì khi nội tiết tố nữ ổn định, nó sẽ duy trì độ đàn hồi, tăng cường độ ẩm cho da, điều tiết bã nhờn, làm da trở nên đẹp hơn. Nhưng ngược lại khi mắc phải bệnh rối loạn nội tiết tố thì da sẽ bị khô, sạm đồng thời xuất hiện các vết nám ngày càng đậm.

Tâm lý tiêu cực

Hàm lượng estrogen trong cơ thể sẽ quyết định quá trình sản sinh serotonin – loại hormon ảnh hưởng tới tinh thần, cảm xúc, trạng thái tâm lý của phụ nữ. Vì vậy khi hormon serotonin suy giảm thì phụ nữ dễ bị rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực, trầm cảm kéo dài.

Tăng cân

Tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể phụ nữ làm họ dễ bị tăng cân hơn. Cụ thể, nếu mức độ hormone cortisol và insulin trong cơ thể cao sẽ kích thích cảm giác thèm ăn, khiến bạn ăn nhiều hơn và tất yếu là tăng cân nhanh hơn. Đặc biệt, tăng cân còn có thể kéo theo những sự thay đổi lớn các hormone sinh dục như estrogen và testosterone. Sự mất cân bằng này khiến tình trạng thừa cân trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là ở giai đoạn sau khi phụ nữ mãn kinh.

Suy giảm ham muốn tình dục

Ham muốn tình dục, cảm giác khoái cảm ở người phụ nữ do hormone estrogen và progesterone mang lại. Vì vậy khi hàm lượng các loại hormone này bị giảm đi hoặc bị rối loạn do chức năng của buồng trứng giảm và tuyến thượng thận không duy trì được tốc độ sản xuất hormone sinh dục, sẽ dẫn đến hiện tượng khô âm đạo đồng thời làm suy giảm ham muốn tình dục.

Ảnh hưởng đến tuyến vú

Tuyến vú đóng một vai trò quan trọng trong việc bài tiết estrogen để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Khi nội tiết tố của người phụ nữ mất cân bằng sẽ dễ bị đau tuyến vú, hình thành tăng sản tuyến vú hoặc bệnh ung thư vú.

Huyết áp cao

Nếu cơ thể mất cân bằng hormone aldosterone thì bạn sẽ tăng nguy cơ bị huyết áp cao. Aldosterone là hormone quyết định tỷ lệ ổn định giữa natri và nước trong cơ thể của bạn. Loại hormone được sản xuất tại tuyến thượng thận. Trong trường hợp thận của bạn có vấn đề, lượng kali và natri sẽ không cân bằng, ổn định. Tình trạng dư thừa natri sẽ dẫn đến lượng nước trong cơ thể tăng lên, từ đó dẫn đến tăng huyết áp.

Rối loạn chu kì kinh nguyệt

Nếu lượng estrogen buồng trứng bài tiết ra ở mức độ quá cao hoặc quá thấp, sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của phụ nữ, dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt hoặc bị vô kinh.

Vô sinh

Nếu bị mất cân bằng nội tiết, phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt... Các bệnh này có thể tác động đến quy trình sản xuất, phát triển, rụng trứng và thụ tinh ở người phụ nữ, làm giảm cơ hội mang thai thành công hoặc gây vô sinh.

Ung thư

Rối loạn nội tiết dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ mắc phải các căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phụ khoa.

Để có thể nhanh chóng ổn định lại tình hình sức khỏe, tránh những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và có những phương hướng điều trị thích hợp

19 tháng 3 2017

NHỮNG TÁC HẠI CỦA BỆNH RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ !!!

Nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ mật thiết đối với sức khỏe của phụ nữ. Nếu bị rối loạn nội tiết, chị em có thể gặp phải tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh con đó là chưa kể đến những ảnh hưởng của nó đến vẻ đẹp làn da, tạo nên tâm lý tiêu cực, dễ bị stress kéo dài…

Rối loạn nội tiết cũng là nguyên nhân gây nám và các bệnh về da khác vì khi nội tiết tố nữ ổn định, nó sẽ duy trì độ đàn hồi, độ ẩm cho da, điều tiết bã nhờn… nhưng ngược lại khi mắc phải bệnh rối loạn nội tiết tố thì da sẽ bị khô, sạm, xuất hiện các vết nám ngày càng đậm. Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố còn gây ra nhiều tác hại khác đối với sức khỏe của chị em như:

- Giảm ham muốn tình dục: Ham muốn tình dục, cảm giác khoái cảm ở người phụ nữ do hormone estrogen và progesterone mang lại, do đó khi hàm lượng các loại hormone này bị thay đổi, rối loạn sẽ dẫn đến hiện tượng giảm ham muốn tình dục.

- Tâm lý tiêu cực: Hàm lượng estrogen trong cơ thể quyết định quá trình sản sinh serotonin – loại hormon ảnh hưởng tới cảm xúc, trạng thái tâm lý, tinh thần của phụ nữ, do đó khi Serotonin giảm thì người phụ nữ dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực kéo dài.

- Đau tuyến vú, tăng sản tuyến vú, u xơ tử cung: Tuyến vú đóng một vai trò quan trọng thông qua sự bài tiết của estrogen thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của họ, khi bị rối loạn nội tiết sẽ dễ hình thành tăng sản tuyến vú, ung thư vú, u xơ tử cung.

- Ung thư: Nhiều phụ nữ bị ung thư là do vấn đề về rối loạn nội tiết dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch.

- Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh: Nếu lượng kinh của mỗi tháng của người phụ nữ có sự chênh lệch lớn, sẽ dẫn đến việc bài tiết estrogen buồng trứng quá cao hoặc quá thấp, điều này gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của phụ nữ.

Bạn nên điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng ổn định lại tình hình sức khỏe của mình, tránh những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe. Và đừng quên kết hợp tập luyện thường xuyên nhé !

Chúc bạn vui khỏe!

27 tháng 12 2016

Theo Health, sữa chua có lịch sử gần 500 năm. Các nghiên cứu cho thấy loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao hơn sữa bò thông thường. Các thành phần trong sữa chua có tác dụng làm giảm cholesterol, tăng sức đề kháng đối với vi khuẩn, ức chế sự phát triển của các khối u.

Vi khuẩn lên men trong sữa chua là khuẩn có lợi đối với cơ thể người. Nó phân giải chất đường trong sữa, làm cho đường ruột có tính toan, ngăn ngừa các vi khuẩn gây thiu thối sinh trưởng trong môi trường kiềm hay trung tính. Các lợi khuẩn còn tạo ra các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin B, E, B11 trong đường ruột, có lợi cho chức năng bình thường của đường ruột và dạ dày.

Giá trị dinh dưỡng của sữa chua cao nhưng phải được dùng đúng cách. Nhiều người có thói quen ăn sữa chua khi đói bụng, các chuyên gia cho rằng cách ăn này không khoa học. Tỷ lệ sống của các vi khuẩn hữu ích trong sữa chua có liên quan mật thiết với độ kiềm toan trong dạ dày và đường ruột. Chúng có thể phát triển nhanh trong môi trường hơi toan nhưng lại khó sống trong môi trường toan mạnh. Lúc bụng đói, độ toan trong dạ dày thường rất cao, sau khi ăn mới giảm xuống. Vì thế không nên ăn sữa chua khi đói bụng bởi các lợi khuẩn rất khó sống trong môi trường dịch vị có tính toan mạnh, như thế sẽ giảm giảm tác dụng của sữa chua.

27 tháng 12 2016

Vi khuẩn lên men trong sữa chua là khuẩn có lợi đối với cơ thể người. Nó phân giải chất đường trong sữa, làm cho đường ruột có tính toan, ngăn ngừa các vi khuẩn gây thiu thối sinh trưởng trong môi trường kiềm hay trung tính.

Các lợi khuẩn còn tạo ra các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin B, E, B11 trong đường ruột, có lợi cho chức năng bình thường của đường ruột và dạ dày.

Giá trị dinh dưỡng của sữa chua cao nhưng phải được dùng đúng cách. Nhiều người có thói quen ăn sữa chua khi đói bụng, các chuyên gia cho rằng cách ăn này không khoa học.

Tỷ lệ sống của các vi khuẩn hữu ích trong sữa chua có liên quan mật thiết với độ kiềm toan trong dạ dày và đường ruột. Chúng có thể phát triển nhanh trong môi trường hơi toan nhưng lại khó sống trong môi trường toan mạnh.

Lúc bụng đói, độ toan trong dạ dày thường rất cao, sau khi ăn mới giảm xuống. Vì thế không nên ăn sữa chua khi đói bụng bởi các lợi khuẩn rất khó sống trong môi trường dịch vị có tính toan mạnh, như thế sẽ giảm giảm tác dụng của sữa chua.

14 tháng 12 2017
Khi đói, độ toan trong dạ dày thường rất cao, nếu ăn đồ chua thì các lợi khuẩn khó sống sót trong môi trường dịch vị.