K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2020

khi đun, nhiệt độ tăng, ko khí trong các thớ của than nở ra làm nứt các cục than tạo ra tiếng lách tách, các hạt than bị bắn ra từ sự nứt của than

6 tháng 5 2017

Ánh Nắng Ban Mai

1) Mỗi mùa trong năm không phải tròn trịa bằng số ngày một năm chia cho 4, mà được căn theo thời tiết phục vụ nhà nông. Vì thế, nó chẳng liên quan gì đến phép chia đều.

2)

Hoạt động này chủ yếu liên quan đến răng cửa của chuột.

Răng của động vật nói chung mọc đến thời kỳ nhất định thì dừng lại, nhưng ở chuột lại không như vậy. Hàm trên và hàm dưới của nó có một đôi răng cửa có thể mọc dài ra liên tục, một tuần có thể dài ra mấy milimét.

Bạn có thể tưởng tượng là nếu răng cứ mọc dài ra liên tục như vậy, thì chẳng phải là đẩy môi của chúng há ra, không thể khép lại được sao? Trên thực tế không thể xảy ra tình huống này. Chuột phải dùng răng mài vào vật cứng để nó cùn đi. Và câu hỏi ở đây phải là, tại sao răng chuột lại mọc dài không ngừng như vậy?

Chúng ta biết rằng vật chất tạo thành chủ yếu của răng là chất xỉ cứng, phần giữa chất xỉ của mỗi răng có một khoang rỗng, gọi là khoang tuỷ răng. Khi động vật còn bé, phần dưới của khoang tuỷ răng này mở, mạch máu và thần kinh có thể thông nhau, cung cấp dinh dưỡng, làm cho tế bào trong khoang tuỷ răng không ngừng tiết ra chất xỉ, thúc đẩy răng dần dần phát triển. Cuối cùng răng phá vỡ niêm mạc lợi, lộ ra bên ngoài. Nói chung răng của các động vật khác sau khi mọc xong, phần dưới của khoang tuỷ khép kín lại, tế bào chất xỉ không lấy được dinh dưỡng thì cũng ngừng mọc. Còn các động vật như chuột và thỏ, do khoang tuỷ răng không khép kín, nên răng cửa sẽ mọc ra liên tục.

3)

Nguyên do là, những tiếng động ầm ầm ấy chỉ có tai mình mới nghe thấy thôi, còn những người ngồi cạnh không nghe thấy được. Xương sọ của chúng ta cũng giống như hết thảy những vật rắn đàn hồi khác, truyền âm rất tốt. Những tiếng vỡ giòn tan của kẹo khi truyền qua không khí đến tai thì chỉ còn là những tiếng động nhẹ. Nhưng cũng tiếng vỡ ấy, nếu truyền đến thần kinh thính giác qua những xương cứng ở sọ, thì sẽ biến thành tiếng động ầm ầm.

Và đây là một thí nghiệm cùng tính chất như vậy: bạn hãy ngậm một chiếc đồng hồ quả quýt vào giữa hai hàm răng, rồi lấy ngón tay bịt chặt hai lỗ tai, bạn sẽ nghe thấy những tiếng động rất mạnh - tiếng tích tắc của đồng hồ đã được tăng cường lên như thế đấy.

Beethoven, nhạc sĩ thiên tài người Đức, sau khi bị điếc đã dùng một cái gậy để nghe trong lúc chơi dương cầm: ông chống một đầu gậy vào dương cầm, còn một đầu kia thì lấy răng cắn lấy. Có rất nhiều người điếc nhưng thính giác bên trong còn hoàn chỉnh, tới mức họ vẫn có thể nhảy theo điệu nhạc. Đó là nhờ âm truyền tới thần kinh thính giác qua sàn nhà và xương.

27 tháng 2 2016

Do đêm về, nhiệt độ xuống thấp làm cho tôn co lại, vì vậy nghe thấy những tiếng ken két phát ra.

28 tháng 10 2018

- Khi có sự thay đổi nhiệt độ, mái tôn có sự dãn nở → tiếng kêu ken két.

- Thường vào buổi trưa hoặc buổi tối, lúc đó có sự thay đổi nhiệt lớn → các tấm tôn bị dãn nở hay co lại → tiếng kêu ken két

⇒ Đáp án A

13 tháng 4 2018

Đây là hiện tượng vật lý: nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước bão hoà cao. Khi nhiệt độ không khí giảm đi thì lượng hơi nước bão hoà giảm theo. Do nhiệt độ ở thành cốc thuỷ tinh giảm làm nhiệt độ quanh thành cốc giảm, lượng hơi nước bão hoà dư thừa ngưng đọng lại bám vào phía ngoài cốc.

13 tháng 4 2018

Trong không khí luôn có hơi nước ( ẩm kế thường chỉ 80% ). Và khi những phân tử hơi nước chuyển động khuyếch tán va chạm tiếp xúc với thành ly, do thành ly có nhiệt độ thấp nên bị ngưng đọng thành giọt nước.
đến đây có thể có nhiều người thắc mắc là vì sao nước lại ko bám vào nơi khác ví như mặt bàn chẳng hạn,nhưng là vì hơi nước trong không khí cũng tiếp xúc với mặt bàn nhưng mặt bàn có nhiệt độ cao ( cân bằng với nhiệt độ môi trường ) nên không có sự ngưng tụ thành giọt nước. Thực tế thì vẫn có nhưng nó lại bị bốc hơi ngay tức thì và tốc độ Ngưng tụ - Bốc hơi luôn cân bằng, nên không kết tụ thành giọt.

2 tháng 5 2019

Trong bật lửa có chứa xăng, khi đưa ngoài trời nóng thì nhiệt độ truyền vào trong của bật lửa khiến xăng nóng lên và làm nổ bật lửa

2 tháng 5 2019

trong bật lủa có chất lỏng!

khi để ngoài trời nóng,tuy cả hộp và chất lỏng ở trong tăng lên nhưng chất lỏng tăng lên nhìu hơn chất rắn nên 1 lúc sau bật lửa nổ

10 tháng 3 2017

để khi nhiệt độ tăng lên, chừa khoảng hở cho chất rắn nở ra vì nhiệt nếu không thì nó sẽ gây ra lực rất lớn làm bẻ cong đường ray

10 tháng 3 2017

Thừa chi tiết " khiến xe chạy qua bị gập ghềnh" bn leuleu

Người ta phải chừa khoảng cách giữa chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả để khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ không bị cản trở lẫn nhau, các thanh ray nở ra ko bị chồng ép lên nhau hoặc làm lệch đường ray =>gây tai nạn.

Khi trời nắng nóng bê tông sẽ nở vì nhiệt, chúng sẽ dài ra nên nếu không để trống thì đường sẽ bị cong và ... ô kìa đã có người đi lên thiên đường ;))
1 tháng 9 2021

a. Thời gian âm thanh truyền từ xe tăng đến pháo thủ: t = 2,1-0,6 = 1,5 (s)

Khoảng cách từ khẩu pháo đến xe tăng : s = v.t = 340.1,5 = 495(m)

b. Vận tốc của đạn: V = sT=4950,6=825m/s

1 tháng 9 2021

a. Thời gian âm thanh truyền từ xe tăng đến pháo thủ: t = 2,1-0,6 = 1,5 (s)

Khoảng cách từ khẩu pháo đến xe tăng : s = v.t = 340.1,5 = 495(m)

b. v của đạn: V = sT=4950,6=825m/s

  
CHO MÌNH HỎI TÍ NHÉ1,1lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh , nút bị kẹt . Hỏi phải mở nút đun nóng phần nào để mở lọ.2,Tại sao khi đun nước ta k nên đổ nước thật đầy3,tại sao người ta k đóng chai nước ngọt thật đầy4,Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp , khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên5,Tại sao k khí nóng lại nhẹ hơn k khí lạnh6,Tại sao khi giót nước nóng...
Đọc tiếp

CHO MÌNH HỎI TÍ NHÉ

1,1lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh , nút bị kẹt . Hỏi phải mở nút đun nóng phần nào để mở lọ.

2,Tại sao khi đun nước ta k nên đổ nước thật đầy

3,tại sao người ta k đóng chai nước ngọt thật đầy

4,Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp , khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên

5,Tại sao k khí nóng lại nhẹ hơn k khí lạnh

6,Tại sao khi giót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy lại dễ vỡ hơn coovs thủy tinh mỏng

7,Trong việc đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng

8,2 nhiệt kế thủy ngân có bầu chứa thủy ngân như nhau nhưng thủy tinh tiết diện lại khác nhau. khi đặt cả 2 nhiệt kế vào hơi nước đang sôi thì có như nhau k , vì sao

9, Tại sao người ta dùng rượu mà k dùng nước để chế tao nhiệt khế đo k khí

10, Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía phải phạt bớt lá đi

11, Người ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội . đèn trời là 1 khung nhẹ trụ bọc bằng vải hoặc giấy dưới treo 1 ngọn đèn hoặc 1 vật tẩm dầu dể cháy .Tại sao khi đốt vật đó lên thì nó có thể tự bay

12, tại sao khi trời lạnh hà hơi vào gương , nó lại mờ ,sau 1 thời gian nó lại sáng trở lại .

13, Tại sao máy sấy tóc lại làm tóc ta nhanh khô

CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI , CÂU NÀO LÀM ĐƯỢC THÌ GIÚP MÌNH ĐI. MÌNH TÍCH HẾT

hihi

15

1, Khi ta hơ nóng cổ lọ, cổ lọ nở ra

=> Có thể lấy đc nút thủy tinh ra.

2, Vì nếu đổ nước thật đầy, nước nóng sẽ nở ra và nguy hiểm khi nó tràn ra ngoài.

3, Vì nếu đóng đầy nước, khi nhiệt độ tăng cao, nước nở ra mà không có khoảng không (nước đã đầy kín) thì áp suất gây ra lớn có thể gây nổ chai. 

4, Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra

=> Bóng phồng lên.

18 tháng 5 2016

1. Phải đun nóng phần cổ lọ để mở lọ

2.Khi đun nước, người ta không đổ nước thật đầy ấm . Vì: 
Vận dụng kiến thức: 
chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 
=> Khi đun nước, thể tích chất lỏng trong ấm nước sẽ nở ra, tăng lên nên sau đó thì tùy theo sức chức của ấm nước sẽ trần nước ra ngoài. 
Suy ra và kết luận: Khi ta đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm. 

1. khi lắp đặt máy lạnh trong 1 căn phòng, tại sao người ta không đặt nó ở sát dưới sàn phòng mà thường đặt trên cao gần sát với trần phòng? 2. Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế lại không có nhiệt độ dưới 34 độ C và trên 42 độ C ? 3. Tại sao ở gần bầu thủy ngân, ống quản của nhiệt kế y tế có một chỗ thắt nhỏ lại ? 4. để làm muối, người ta cho nước biển vào ruộng...
Đọc tiếp

1. khi lắp đặt máy lạnh trong 1 căn phòng, tại sao người ta không đặt nó ở sát dưới sàn phòng mà thường đặt trên cao gần sát với trần phòng?

2. Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế lại không có nhiệt độ dưới 34 độ C và trên 42 độ C ?

3. Tại sao ở gần bầu thủy ngân, ống quản của nhiệt kế y tế có một chỗ thắt nhỏ lại ?

4. để làm muối, người ta cho nước biển vào ruộng muối. Em hãy cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của nước trong các ruộng muối, những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào ?

5. Khi đang nấu nước hoặc thức ăn trong nồi, nếu dùng nắp nồi thủy tinh trong suốt đậy lại ta thường thấy nắp nồi bị đục đi. khi nhấc nắp nồi ra khỏi nồi một lúc thì nắp nồi trong suốt trở lại. Hãy giải thích vì sao lại có hiện tượng đó ?

6. Giải thích sự tạo thành giọt sương đọng trên lá cây ban đêm? Vào ban ngày, vì sao những giọt sương lại mất dần đi?

7. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan ?

8. tại sao sấy tóc lại làm tóc mau khô?

9. Tại sao khi trời lạnh, khi ta nói hay thở thường bốc ra khói?

10. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

Các bạn áp dụng các bài đã học để trả lời nha!

2
9 tháng 5 2017

1. Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh nên bay lên cao còn không khí lạnh tràn xuống thấp. Nếu đặt máy lạnh ở trên cao, không khí lạnh sẽ tràn xuống thấp và đẩy không khí nóng lên trên, khối khí nóng lại tiếp tục được làm lạnh. Do đó, đặt máy lạnh lên cao để không khí lạnh có thể dễ dàng tràn ngập phòng.

2. Vì nhiệt độ cơ thể của con người khi còn sống chỉ từ 34 độ C-42 độ C

3. Ở gần bầu thủy ngân, ống quản của nhiệt kế y tế y tế có chỗ bị thắt nhỏ lại để ngăn không cho thủy ngân tụt xuông bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể.

6.Vào ban đêm, hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại tạo thành giọt nước (giọt sương) đọng lại trên lá. Vào ban ngày, khi nắng lên, những giọt nước (giọt sương) đó gặp nóng, bị bay hơi vào không khí.

7. Sương mù thường có vào mùa lạnh.Vào ban ngày, khi nắng lên, sương mù gặp nóng, bị bay hơi vào không khí.

8. Gió ảnh hưởng đến sự bay hơi của chất lỏng nên khi sấy tóc, nước đọng trên tóc sẽ bay hơi nhanh hơn bình thường, Vì vậy, tóc nhanh khô hơn

10. Vì khi trót nước ra khỏi phích, không khí lạnh tràn vào, gặp nóng sẽ nở ra, thể tích tăng, gặp nút cản trở sẽ tạo 1 lực rất lớn làm bật nút.

Có vài câu ko bít làmgianroi

2 tháng 9 2017

9,mk nghĩ là vầy.....mùa đông nhiệt độ cơ thể ta cao hơn môi trường nên khi nói hơi của ta đột ngột bị làm lạnh nên ngừng tụ tạo thành hơi nước

4,yếu tố

gió,nhiệt độ,và diện tích bề mặt tiếp xúc vs không khí

vận tốc gió càng lớn thì ruộng muối càng nhanh khô

nhiệt độ càng cao thì ruộng muối càng nhanh khô

diện tích ruộng muối lớn thì cũng vậy