Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1giun đũa,giun kim,giun móc câu,giun rễ lúa
6.vì trong cơ thể nó chứa chất dịch xoang màu đỏ,cuốc vào thân làm cho thân giun đất bị sứt chất dịch phun ra có màu đỏ
1. - Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa...
2. - Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi. Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân tươi tưới rau, ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...).
3. - Giun dẹp thường kí sinh ở ruột non, gan,... Bởi vì các bộ phận này thường có nhiều chất dinh dưỡng.
4. - Nếu thiếu lớp vỏ cuticun thì chúng sẽ bị dịch tiêu hoá trong ruột tiêu diệt.
5. - Cơ thể phân đốt giúp cơ thể vận động linh hoạt.
- Cơ thể có thể xoang chính thức, trong xoang có dịch thể xoang góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí cơ thể. - Xuất hiện chân bên: cơ quan di chuyển chuyên hóa chính thức. - Xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đầu tiên. 6. - Vì ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.Hình thức đẻ con tiến hóa hơn hình thức đẻ trứng là vì:
+ Chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
+ Phôi thia được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
Ý nghĩa:
+ Nhờ 2 lý do trên nên tỉ lệ chết của phôi thai thấp
ko bik đúng hay sai nữa
Bài 5: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ trứng?
Lời giải
ưu điểm của đẻ trứng:
+ Động vật không phải mang thai nên không gặp khó khăn khi di chuyển như động vật đẻ con mang thai.
+ Trứng có vỏ bọc cứng chống lại tác nhân có hại cho phôi thai như mất nước, ánh sáng mặt trời mạnh, xâm nhập của vi trùng…
Nhược điểm của đẻ trứng:
+ Phôi thai phát triển đòi hỏi nhiệt độ thích hợp và ổn định, nhưng nhiệt độ môi trường thường xuyên biến động, vì vậy tỉ lệ trứng nở thành con thấp. Các loài ấp trứng (các loài chim) tạo được nhiệt độ thuận lợi cho phôi thai phát triển nên thường có tỉ lệ trúng nở thành con cao hơn.
+ Trứng phát triển ở ngoài cơ thể nên dễ bị các loài động vật khác ăn.
Bài 6: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ con?
Lời giải
ưu điểm của đẻ con:
+ ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
+ Phôi thia được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
+ Nhờ 2 lý do trên nên tỉ lệ chết của phôi thai thấp.
Nhược điểm của đẻ con:
+ Mang thai gây khó khăn cho động vật khi bắt mồi, chạy chốn kẻ thù. Thời kỳ kỳ mang thai động vật phải ăn nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, nếu không kiếm đủ thức ăn động vật sẽ suy dưỡng, phát sinh bệnh tật, con non sinh ra sẽ yếu và nhẹ cân.
Bài 7: Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu tính?
Lời giải
ưu điểm của sinh sản hữu tính:
+ Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
Nhược điểm của sinh sản hữu tính:
+ Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
Bài 8: Trong quá trình tiến hoá, động vật tiến từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?
Lời giải
Những trở ngại liên quan đến sinh sản:
+ Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước.
+ Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập…
Khắc phục:
+ Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ.
+ Thụ tinh trong.
Bài 9: Nêu chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật?
Lời giải
* Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật:
– Về cơ quan sinh sản:
+ Từ chỗ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).
+ Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến chỗ có cơ quan sinh sản rõ ràng.
+ Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến chỗ các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt: cá thể đực và cá thể cái. (đơn tính).
– Về phương thức sinh sản:
+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo đảm cho xác xuất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.
+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phốig), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền.
Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ qaun sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ thể.
– Về bảo vệ phôi và chăm sóc con:
Càng lên cao những bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng tỏ ra hữu hiệu:
+ Từ chỗ trúng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến chỗ bớt lệ thuộc.
+ Từ chỗ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến chỗ được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng.
Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của cá thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến hoá trong sinh sản.
Bài 10: Có thể điều hoà sinh sản ở động vật bằng những cơ chế nào?
Lời giải
Quá trình sinh sản ở động vật diễn ra bình thường nhờ động vật có cơ chế điều hoà sinh sản. Cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sản sinh tinh trùng và sản sinh trứng.
Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và các yếu tố môi trường, trong đó hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng nhất. Tuyến nội tiết tăng hay giảm tiết hoocmon sinh dục đều tác động trực tiếp lên quá trình sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn và sản sinh trứng ở buồng trứng.
Hệ thần kinh chi phối quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua hệ nội tiết, trong khi đó các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.
Bài 11: Cho biết tên các hoomon ảnh hưởng lên quá trình phát triển, chín, rụng trứng và tác động của chúng đến quá trình trên.
Lời giải
Các hoocmon tham gia điều hoà sản sinh trứng là hoocmon FSH và LH của tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hoà tuyến yên tiết FSH và LH.
FSH kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồm tế bào trứng và các tế bào hạt bao quanh tế bào trứngn, nang trứng sản xuất ra estrôgen).
LH kích thích nang trúng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạy động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon prôgestêron và estrôgen. Hai hoocmon này kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH.
Bài 12: Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêron hoặc prôgestêron + estrôgen tổng hợp) có thể tránh thai. Tại sao?
Lời giải
Uống viên thuốc tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được thai.
Bài 13: Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như thế nào?
Lời giải
Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như:
– Điều chỉnh số con ở động vật bằng cách sử dụng hoocmôn (tự nhiên hoặc tổng hợp), thay đổi các yếu tố môi trường, xử lí giao tử, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi…
– Điều khiển giới tính bằng cách sử dụng hoocmôn, tách tinh trùng,…
– Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
– Có nhiều biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, triệt sản nam và nữ, tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo…
Bài 13: Giả sử 1 cơ thể amip hoàn tất quá trình phân đôi mất 3 ngày. Hãy xác định số cá thể tạo thành sau 18 ngày từ 103 cá thể ban đầu?
Lời giải
Từ một cơ thể sau 1 lần phân đôi (3 ngày3) tạo ra 2 cơ thể mới.
=> Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày (tương ứng với 18t/3=6 lần phân đôi) 26
=> Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày từ 103 ban đầu là 26×103
Bài 14: Trong một lần thúc đẻ cho cá trắm cỏ có trọng lượng trung bình, người ta thu được 8000 hợp tử, về sau nở thành 8000 cá con. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 25%.
Hãy tính số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết để hàon tất quá trình thụ tinh?
Lời giải
– Số trứng đã thụ tinh = số tinh trùng đã thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 8000.
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% nên => Số trứng cần thiết = (8000×100)/50= 16000 trứng.
=> Số tế bào sinh trứng cần thiết = số trứng cần thiết = 16000 tế bào.
– Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25%=> Số tinh trùng cần thiết = (8000×100)/25= 32000 tinh trùng.
Vì mỗi tế bào sinh tinh sinh ra 4 tinh trùng => Số tế bào sinh tinh trùng cần thiết = 32000/4=8000 tế bào
II- bài tập tự giải:
Bài 2: Tầm quan trọng của khả năng sinh sản ở động vật.
Bài 3 : So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật?
Bài 4 : Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.
Bài 5 : Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi, tái sinh được đuôi; tôm, cua chân và càng bị gãy tái sinh đựoc chân và càng có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?
Bài 6 : Vì sao trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính?
Bài 7 : Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công?
Bài 8 : Nhân bản vô tính là gì? ý nghĩa của nhân bản vô tính.
Bài 9 : Trong các hình thức sinh sản hữu tính, hình thức nào tiến hoá nhất?
Bài 10 : Vì sao đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng?
Bài 11 : So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?
Bài 12 :Tại sao quá trình sinh trứng lại diễn ra theo chu kỳ?
Bài 13: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật cơ sở sinh học của sinh sản vô tính?
Bài 14 : Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng thuốc tránh thai có chứa nhiều hoocmôn sinh dục nữ hoặc biện pháp triệt sản mà nên chọn sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
Bài 15 : Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
Bài 16 : Tại sao động vật bậc cao không có khả năng sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, nảy chồi và phân mảnh?
Chia sẻ:
- Thêm
Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
In "Sinh học 12"
Câu hỏi ôn tập: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
Câu 1. Tại sao nói ADN là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? Tính đặc trung và đa dạng của ADN được thể hiện ở chỗ nào? Câu 2: Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc giữa ADN…
In "Học sinh giỏi"
Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
Câu 1. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao? Câu 2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ? Câu 3. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh…
In "Sinh học 10"
Sinh học 11Thú mỏ vịt có mõm như mỏ vịt, chiều dài thân từ 46-61 cm, đuôi giống đuôi hải ly, đẻ trứng, di chuyển giống bò sát, nuôi con bằng sữa.
Thú mỏ vịt bơi lặn rất giỏi, sống trong hang sát mặt nước. Khi bơi chúng nhắm mắt, mũi và tai lại, khi đó chiếc mỏ hoặc động như ăng ten, phát hiện từ trường yếu ớt xung quanh con mồi.
Mõm hay mỏ: Không có răng, nghiền thức ăn bằng những mảng sừng trong mỏ. Trong khi bơi săn mồi, chúng chuyển thức ăn xuống những cái túi bên má, dưới mõm. Khi ngoi lên mặt nước, thú mỏ vịt đưa thức ăn lên miệng, ở đó thức ăn được nghiền nát nhờ "tấm nghiền" trong mỏ. Mõm mềm, có nhiều tế bào thần kinh, trên đó có hai giác quan: một loại là nhờ chạm vào các vật, loại còn lại là nhờ vào kích thích điện nhằm phát hiện ra hướng dòng điện nhỏ phát sinh từ các hoạt động cơ thể của những con mồi nhỏ, hoặc dòng điện yếu phát ra khi dòng nước chảy qua những vật bất động.
Chân: chân ngắn, có màng bơi có thể gấp lại. Chân sau có cựa độc dài khoảng 1.5cm, nối với tuyến độc ở đùi
Thân: dài, dẹt
Lông: thường có màu nâu, ngắn, mượt, không thấm nước
Đuôi: ngắn, hình dạng như mái chèo, dùng để lái nước khi bơi. Đuôi chính là một nơi dự trữ mỡ của thú mỏ vịt
Mắt: rất tinh, có thể nhìn xa nhưng vì vị trí của mắt bị khuất nên không thể nhìn thấy những gì ở bên dưới mõm.
Thú mỏ vịt đẻ trứng và nuôi con bằng sữa. Chúng cho con bú bằng cách ***** bơi trước tiết sữa vào dòng nước, con non bơi sau uống nước pha lẫn sữa. Đó là ở dưới nước, còn ở trên cạn, thú mỏ vịt con dùng mỏ ép chặt xuống bụng mẹ để sữa từ tuyến sữa sẽ chảy ra khỏi da và thấm vào lông, sau đó chúng sẽ liếm sữa trên lông mẹ.
Thú mỏ vịt là họ hàng xa nhất của con người. Chúng có cùng tổ tiên với chúng ta cách đây 160 triệu năm, giai đoạn mà bò sát đang tiến hóa thành thú. Vì điều này nên chúng có các đặc tính giống bò sát như đẻ trứng, chân có cựa có thể tiết nọc độc. Nhưng đặc điểm để xếp chúng vào nhóm thú có vú là vì chúng nuôi con bằng sữa.
TÓM LẠI THÚ MỎ VỊT ĐƯỢC XẾP VÀO LỚP THÚ VÌ NÓ NUÔI CON BẰNG SỮA
Thú mỏ vịt có mõm như mỏ vịt, chiều dài thân từ 46-61 cm, đuôi giống đuôi hải ly, đẻ trứng, di chuyển giống bò sát, nuôi con bằng sữa.
Thú mỏ vịt bơi lặn rất giỏi, sống trong hang sát mặt nước. Khi bơi chúng nhắm mắt, mũi và tai lại, khi đó chiếc mỏ hoặc động như ăng ten, phát hiện từ trường yếu ớt xung quanh con mồi.
Mõm hay mỏ: Không có răng, nghiền thức ăn bằng những mảng sừng trong mỏ. Trong khi bơi săn mồi, chúng chuyển thức ăn xuống những cái túi bên má, dưới mõm. Khi ngoi lên mặt nước, thú mỏ vịt đưa thức ăn lên miệng, ở đó thức ăn được nghiền nát nhờ "tấm nghiền" trong mỏ. Mõm mềm, có nhiều tế bào thần kinh, trên đó có hai giác quan: một loại là nhờ chạm vào các vật, loại còn lại là nhờ vào kích thích điện nhằm phát hiện ra hướng dòng điện nhỏ phát sinh từ các hoạt động cơ thể của những con mồi nhỏ, hoặc dòng điện yếu phát ra khi dòng nước chảy qua những vật bất động.
Chân: chân ngắn, có màng bơi có thể gấp lại. Chân sau có cựa độc dài khoảng 1.5cm, nối với tuyến độc ở đùi
Thân: dài, dẹt
Lông: thường có màu nâu, ngắn, mượt, không thấm nước
Đuôi: ngắn, hình dạng như mái chèo, dùng để lái nước khi bơi. Đuôi chính là một nơi dự trữ mỡ của thú mỏ vịt
Mắt: rất tinh, có thể nhìn xa nhưng vì vị trí của mắt bị khuất nên không thể nhìn thấy những gì ở bên dưới mõm.
Thú mỏ vịt đẻ trứng và nuôi con bằng sữa. Chúng cho con bú bằng cách ***** bơi trước tiết sữa vào dòng nước, con non bơi sau uống nước pha lẫn sữa. Đó là ở dưới nước, còn ở trên cạn, thú mỏ vịt con dùng mỏ ép chặt xuống bụng mẹ để sữa từ tuyến sữa sẽ chảy ra khỏi da và thấm vào lông, sau đó chúng sẽ liếm sữa trên lông mẹ.
Thú mỏ vịt là họ hàng xa nhất của con người. Chúng có cùng tổ tiên với chúng ta cách đây 160 triệu năm, giai đoạn mà bò sát đang tiến hóa thành thú. Vì điều này nên chúng có các đặc tính giống bò sát như đẻ trứng, chân có cựa có thể tiết nọc độc. Nhưng đặc điểm để xếp chúng vào nhóm thú có vú là vì chúng nuôi con bằng sữa.
TÓM LẠI THÚ MỎ VỊT ĐƯỢC XẾP VÀO LỚP THÚ VÌ NÓ NUÔI CON BẰNG SỮA
- Cá nói chung (trừ một số loài) là động vật đẻ trứng và trứng được thụ tinh ngoài trong môi trường nước.
- Trong sự thụ tinh ngoài ớ môi trường nước, tỉ lệ tinh trùng gặp trứng rất thấp. Mặt khác, trứng được thụ tinh phát triển trong môi trường có nhiều trắc trở (bị cá khác ăn, nhiệt độ, nồng độ ôxi thấp...).
=> Vì vậy, để có thể duy trì nòi giống, cá phải thích nghi với lối đẻ nhiều trứng, để có nhiều cá con sống sót và phát triển thành cá lớn.
- Hiện tượng cá đẻ nhiều trứng là để thích nghi với điều kiện và môi trường sống giúp chúng bảo tồn và duy trì nòi giống được tốt hơn.
Tham khảo!
Giun đốt
- Cơ thể phân đốt, có thể xoang.
- Ống tiêu hóa phân hóa bắt đầu có hệ tuần hoàn.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ .
- Hô hấp qua da hay mang.
Sâu bọ có đủ 5 giác quan: Xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác. ✓ - Có thể sâu bọ có 3 phần: Đầu, ngực, bụng. ✓ - Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. ... - Sâu bọ có tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt lưng.
Vì nhà tiêu hố xí chưa hợp vệ sinh , tạo điều kiện cho trứng giun phát tán , ruồi nhặng nhiều mang trứng giun ( có trong phân ) đi khắp mọi nơi .Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao ( dùng phân tươi tưới rau . Ăn rau sống ko qua sát trùng ,mua, bán quà bánh ở nơi bụi rặm , ruồi nhặng nhiều ,....)
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
-Đặc điểm dễ nhận biết Giun tròn nhát là cơ thể không phân đốt và có dạng hình trụ tròn.
-Ổ nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao tại vì:
- Nhà tiêu hố xí …chưa hợp vệ sinh tạo điều kiện cho trứng giun phát triển.
- Ruồi nhặng nhiều… góp phần phát tán bệnh giun đũa.
- Trình độ vệ sinh cộng đồng còn kém: Tưới rau xanh bằng phân tươi, ăn rau sống, bán bánh quà ở nơi có nhiều bụi…
* Biện pháp phòng chống bệnh giun đũa:
Ăn uống hợp vệ sinh, không nên ăn rau sống, ăn chín uống sôi rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn để tránh ruồi nhặng đậu vào thức ăn, vệ sinh cộng đồng, xây nhà tiêu hố xí ở gia đình, tẩy giun định kì.
Trong số các đặc điểm chung của Giun tròn, đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng?
Đặc điểm đặc trưng của ngành giun tròn:
- Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, không phân đốt, tiết diện ngang hình tròn.
- Khoang cơ thể chưa chính thức, có cơ quan tiêu hóa dạng ống .
- Có lớp vỏ cuticun.
Trong các đạc điểm trên thì đặc điểm dễ nhận biết nhất là cơ thể không phân đốt và có hình trụ tròn.
Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?
Ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao là vì:
- Ý thức giữ vệ sinh vẫn còn hạn chế: nhà tiêu, hố xí không hợp vệ sinh, ruồi nhặng nhiều tạo điều kiện cho trứng giun (có trong phân) phát tán đi khắp mọi nơi.
- Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao: dùng phân tươi tưới rau, một số nơi người dân còn phóng uế bừa bãi,…
- Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh: ăn rau sống không qua sát trùng; mua, bán, chế biến quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng, không hợp vệ sinh,....
Trẻ em mắc bệnh giun kim nhiều vì:
-Vì trẻ em (nhất là 2-3 tuổi) thường có thói quen chơi dưới sàn nhà hoặc trong các môi trường thiếu vệ sinh, nằm dưới sàn nhà, ngậm các đồ vật,... vì vậy trẻ em rất thường hay bị nhiễm bệnh giun đũa.
-Vì trẻ em chơi ở môi trường thiếu vệ sinh, chưa ý thức vệ sinh thân thể nên trẻ em là đối tượng mắc bệnh giun đũa nhiều nhất.
Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là:
-Giữ vệ sinh môi trường xung quanh thật sạch sẽ
-Ăn chín uống sôi
-Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
-Vệ sinh cá nhân khi ăn uống
-Nên uống thuốc tẩy giun 6 tháng 1 lần
Chúc bạn học có hiệu quả!
Giun đũa đẻ nhiều trứng làm cho số lượng cá thể ở thế hệ sau rất nhiều. Nên dù tỉ lệ tử vong của nó cao, chúng vẫn còn sống sót phát triển để duy trì nòi giống và khép kín vòng đời