Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp :
- Ở Đức : Đảng cộng sản kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình phát xít hóa.
- Ở Pháp : Đảng Cộng sản đã huy động quần chúng nhân dân, tập hợp mọi lực lượng trong Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và thi hành một số chính sách tiến bộ. Kết quả Mặt trận Nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử tháng 5 — 1936 và Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập.
Câu 1:
- Bạn chú ý một chút, đó là sau khi Mỹ đánh bom nguyên tử, Nhật vẫn chưa có ý muốn đầu hàng(Bởi vì họ vẫn giữ nguyên lập trường với yêu sách 4 điều kiện để đầu hàng(cái này bạn tự tra nhé))
Câu 2: Đúng nhưng đó chỉ là một phần vì:
- Sau chiến dịch này, Đức vẫn chống cự rất dữ dội trước quân Đồng Minh, phải gần một năm sau, Đức mới đầu hàng sau khi thành phố Béc-lin thất thủ.
-Hơn nữa, phải sau chiến dịch tấn công rừng Anderres, Đức mới dần suy yếu và sụp đổ nhanh hơn trước sức tấn công như vũ bão của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh
Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào số đông mà muốn đặt quốc gia trong những thuật ngữ về lịch sử, văn hóa, sinh học độc nhất, trên tất cả là các động lực của lòng trung thành, và muốn tạo nên 1 cộng đồng quốc gia được huy động..[1] Rất nhiều đặc điểm được quy cho chủ nghĩa phát xít bởi nhiều học giả khác nhau, nhưng những yếu tố sau thường được xem như cấu thành: chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa độc tài quân sự, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa hợp tác, chủ nghĩa toàn trị, chủ nghĩa chuyên chế[2], chống lại chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng sản. Có rất nhiều tranh cãi giữa các học giả về bản chất của chủ nghĩa phát xít và những loại phong trào chính trị và những chính phủ mà có thể bị gọi là phát xít. Trên thực tế chủ nghĩa phát xít ở Ý, nơi khởi đầu của nó, khác với ở Đức, hay "chủ nghĩa phát xít" ở Nhật, ở Tây Ban Nha, và một số nơi khác, và cũng như các phong trào phát xít mới phát triển ở châu Âu hiện nay, xem xét các khía cạnh kinh tế, thủ thuật giành chính quyền, cương lĩnh, tư tưởng, mô hình nhà nước,... nhưng có điểm chung là gắn với tinh thần dân tộc.
1,Cuộc cách mạng lần thứ nhất vào tháng 2/1917 nhằm lật đổ chế độ PK Nga Hoàng, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Cuộc cách mạng này do Lênin và Đảng Bôsêvich lãnh đạo, lực lượng chủ yếu là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Cuộc cách mạng này mang tính chất là cách mạng DCTS kiểu mới.
Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính quyền // tồn tại ở nước Nga: Một là chính quyền Xô viết của Công - Nông, và 2 là chínhphủ lâm thời Tư sản(chính phủ của giai cấp bóc lột), vì vậy, Lênin và Đảng Bôsêvich đặt ra nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng là phải tiếp tục lật đổ chính phủ lâm thời Tư sản, giành chính quyền hoàn toàn về tay Vô sản. Vì vậy cuộc cách mạng lần thứ 2 bùng nổ vào tháng Mười năm 1917 và đó là cuộc cách mạng XHCN.
3,
* Anh:+ Về kinh tế: Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).
Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
+ Về chính trị: Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
+ Về đối ngoại: Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức. Chính vì vậy, Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
*Pháp:
+ Về kinh tế: Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô,... Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao, nên Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
+ Về chính trị, đối ngoại: Sau năm 1870, nền cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa. Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km2.
*Đức:
+ Về kinh tế: Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.
+ Về chính trị, đối ngoại: Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.
Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới. Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.
*Mĩ:
+ Về kinh tế: Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức). Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho,...đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.
Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
+ Về chính trị, đối ngoại: Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
Cũng như Đức, Mĩ là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh thì nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường trở nên cấp thiết. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế tư bản, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.
Câu 1
- Cách mạng tháng Hai (2-1917 - cách mạng dân chủ tư sản), đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế (Nga hoàng) và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
⟹ Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.
- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). Thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.
⟹ Cách mạng tháng Mười bùng nổ (24-10-1917)
Câu 2
Giống nhau
- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.
- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.
- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.
Khác nhau
- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).
- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.
- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.
- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.
- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.
=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô
Câu 3
Pháp:
- Về tốc độ phát triển:
+ Tốc độ phát triển chậm lại so với trước đó. → Từ vị trí thứ hai tụt xuống hàng thứ tư thế giới về sản xuất công nghiệp.
- Nguyên nhân sự tụt hậu của nề kinh tế Pháp:
+ Hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871) → Kinh tế Pháp kiệt quệ.
+ Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp diễn ra tương đối sớm → đến cuối thể kỉ XIX, hệ thống máy móc trong sản xuất công nghiệp ở Pháp đã dần lỗi thời, lạc hậu.
Anh:
- Về tốc độ phát triển:
+ Tốc độ phát triển chậm lại so với trước đó. → Từ vị trí thứ hai tụt xuống hàng thứ tư thế giới về sản xuất công nghiệp.
- Nguyên nhân sự tụt hậu của nề kinh tế Pháp:
+ Hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871) → Kinh tế Pháp kiệt quệ.
+ Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp diễn ra tương đối sớm → đến cuối thể kỉ XIX, hệ thống máy móc trong sản xuất công nghiệp ở Pháp đã dần lỗi thời, lạc hậu.
Đức:
* Tình hình kinh tế:
- Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ, vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh.
- Năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép. Về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
- Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.
* Tình hình chính trị:
- Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến.
- Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.
- Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác.
- Chế độ chính trị ở Đức thời kì này thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
- Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.
Bởi tư duy các nước đế quốc trong ww1 rất rất cực đoan đó là tối đa hóa lợi ích của mình và tối đa hóa thiệt hại của địch, trong hiệp ước Vec-Oa, các nước thắng trận nhất là Pháp áp đặt 1 sự trừng phạt cực lớn vs Đức mà người ta tính toán rằng phải đến năm 2009 vừa rồi, Đức mới chính thức trả xong khoản nợ về tài chính từ thời ww1
1 Chủ nghĩa thực dân,vì là chính sách tạo dựng & duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên lãnh thổ khác
2
Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.
Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.
Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến"
Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.
Câu 1. Kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ nhất, vì:
- Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh.
- Nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, không bị chiến tranh tàn phá.
- Tham gia chiến tranh muộn, là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu.
- Sớm áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất.
Câu 3. Nói Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong việc kết thúc chiến tranh, vì:
- Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.
- Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thổ của mình.
- Giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức tiêu diệt chúng.
- Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.- Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.
Vì chủ nghĩa phát xít Đức là "chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến", hay thực hiện chính sách đối nội đối ngoại phải động, mở rộng chiến tranh để chia lại thị trường.
Chủ nghĩa phát xít có thể hiểu là bước cuối cùng của chủ nghĩa đế quốc, là chủ nghĩa độc tài, chuyên chế quân sự luôn cho mình là ưu việt và có quyền sinh sát trên toàn thế giới. Chủ nghĩa này luôn muốn thế giới phải khuất phuc và phục vụ mình và cuối cùng tiêu diệt hết chỉ có những dân tộc mang chủ nghĩa này xứng đáng tồn tại nhưng điều này đã bị Liên xô và các lực lượng tiến bộ chứng minh ngược lại bằng việc tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít do Hít Le cầm đầu!