K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2019

Đáp án: B

Tuỳ theo mục đích sử dụng mà con người đã tạo được nhiều cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn từ một loài cây dại – SGK 145

11 tháng 4 2021

Đáp án D đúng .

11 tháng 4 2021

Đáp án d nhé

18 tháng 6 2017

Đáp án B

Có sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại vì: do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau của cây mà con người đã tác động, cải tạo các bộ phận đó làm cho cây trồng khác với cây dại

22 tháng 12 2017

Đáp án: B

Tuỳ theo mục đích sử dụng mà con người đã tạo được nhiều cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn từ một loài cây dại – SGK 145

1. Rễ gồm mấy miền ? Chức năng mỗi miền ?2. Trình cấu tạo miền hút của rễ ?3. Vai trò của nước và muối khoáng đối với cây ?4. Bộ phận nào nào của rễ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng ?5. Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào lông hút và tế bào thực vật.6. Có phải tất cả các rễ của cây đèu có miền hút không ?7.theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước, giai...
Đọc tiếp

1. Rễ gồm mấy miền ? Chức năng mỗi miền ?

2. Trình cấu tạo miền hút của rễ ?

3. Vai trò của nước và muối khoáng đối với cây ?

4. Bộ phận nào nào của rễ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng ?

5. Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào lông hút và tế bào thực vật.

6. Có phải tất cả các rễ của cây đèu có miền hút không ?

7.theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước, giai đoạn nào cây cần ít nước

8. Vì sao rễ cây thường ăn sâu lan rộng số lượng rễ con nhiều ?

9. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa tạo quả ?

10. So sánh cấu tạo trong miền hút của rễ và cấu tạo trong thân non ?

11.Củ chuối là thân hay rễ ?

12. Vì sao củ khoai lang là rễ , củ khoai tây là thân.

11
7 tháng 12 2016

1 . Rễ gồm 4 miền : miền sinh trưởng , miền trưởng thành , miền hút , miền chóp rễ .

+ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra .

+ Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền .

+Miền hút có chức năng hút nước và muối khoáng .

+ Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ .

2. Cấu tạo của miền hút gồm 2 phần chính :

- Vỏ gồm có biểu bì và lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất . Phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa .

- Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất . Ruột chứa chất dự trữ .

3. Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây , các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây .

4. Trong 4 miền của rễ thì miền hút làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng .

6. không phải loại cây nào cũng cũng có lông hút vì một số cây là rễ móc , rễ tay cuốn ,...

VD : cây trầu không , cây gai ( rẽ tay cuốn ) , ...

7 . - Khi cây còn nhỏ cần phải tưới cây đầy đủ và đều đặn , vừa phải .

- Khi cây đã lớn và đến thời kì phát triển ra hoa , tạo quả là thời kì cây cần nhiều nước nhất .

 

Câu 1: Trả lời:

- Miền trưởng thành:dẫn truyền.
- Miền hút: hút nước và muối khoáng hòa tan
- Miền sinh trưởng:làm rễ dài ra
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ

9 tháng 5 2021

Từ thời xa xưa, con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt quả, hạt, củ của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ăn. Về sau do nhu cầu sống, người ta phải giữ lại giống của những cây này để gieo trồng cho mùa sau nên mới có cây trồng.

Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại ban đầu con người đã tạo được ra nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn nhiều tổ tiên hoang dại của chúng.

Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm:

 - Dùng những biện pháp khác nhau để cải biến đặc tính di truyền của gióng cây. 
- Chọn những biến đổi có lợi, phù hợp nhu cầu sử dụng, loại bỏ những cây xấu, chỉ giữ lại các cây tốt làm giống. 
- Nhân giống những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng. 
- Chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi để cây bộc lộ hết mức những đặc tính tốt.

Từ xa xưa, con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt quả, hạt, củ, … của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ăn. Về sau do nhu cầu sống, người ta phải giữ lại giống của những cây này để gieo trồng cho vụ sau làm xuất hiện cây trồng.

→ Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại.

- Nhận xét: cây trồng có sự khác biệt so với cây dại.

+ Cây trồng phong phú hơn cây dại về màu sắc, các loại cây, hình dạng, …

+ Cây trồng có các bộ phận được con người sử dụng có phẩm chất tốt hơn so với cây dại.

* Một số biện pháp cái tạo cây trồng:

- Cải biến đặc tính di truyền: lai giống, gây đột biến, kĩ thuật di truyền, …

- Chọn giống có biến đổi có lợi, phù hợp nhu cầu sử dụng, loại bỏ những cây xấu, chỉ giữ lại cây tốt làm giống.

- Nhân giống: bằng hạt, ghép cành, chiết cành, ….

- Chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi (tưới nước, bón phân, bắt sâu, …) để cây bộc lộ hết mức những đặc tính tốt.

23 tháng 1 2018
STT Tên cây Bộ phận dùng So sánh tính chát
Cây hoang dại Cây trồng
1 Chuối Quả Quả nhỏ, chát, nhiều hạt Quả to, ngọt, không hạt
2 Súp lơ Hoa Hoa nhỏ Hoa to
3 Na Quả Quả nhỏ, nhiều hạt Quả to, ít hạt
4 Táo Quả Quả bé, chát Quả to, ngọt

Có sự khác nhau đó là do cây được con người trồng sẽ được tập trung chăm sóc, phát triển vào những bộ phận mà con người khai thác giúp mang lại lợi ích cho con người.

25 tháng 4 2021

- Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là : cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại là tổ tiên của chúng. Cây trồng có các tính chất khác hẳn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.

   - Sai khác là do con người dùng những biện pháp khác nhau (lai giống, tuyển chọn, ghép phối…) và tạo những điều kiện thuận lợi (nước, phân, đất, ánh sáng,…) nhất để cây phát triển tốt, cho ra những sản phẩm theo nhu cầu của con người

   - Ví dụ:

     + Cây cải dại (lá nhỏ, thân mảnh, dài) là tổ tiên của các loại cây thuộc họ cải được trồng ngày nay( súp lơ: thân to, cụm hoa lớn; bắp cải: lá nhiều, lớn; su hào: thân củ to).

     + Cây lúa dại (bông nhỏ, hạt ít, chất lượng hạt không tốt) là tổ tiên của các loại lúa trồng ngày nay (bông lớn, hạt chắc, nhiều hạt, chất lượng hạt tốt)

26 tháng 4 2021

Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là: cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại là tổ tiên của chúng. Cây trồng có các tính chất khác hẳn  phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.

4 tháng 12 2016

1/ Đặc điểm bên ngoài của thân, lá ( các bộ phận, phân loại ).

  • Lá gồm cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có nhiều gân lá.

2/ Cấu tạo trong của phiến lá gồm nhưng bộ phận nào? Chức năng của mỗi bộ phận.

  • Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

 

  • Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.

Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

  • Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

  • Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.


 

Câu 2: trả lời:

Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.

Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.