Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.
- Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.
- Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
tick nhé!
Câu 3: Năm 40 nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Nguyên nhân: Do ách đô hộ thống trị của nhà Hán nên nhân dân căm phẫn.
- Diến biến;
- mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Tây ). Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong thời gian ngắn nghĩa quân dã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa rồi Luy Lâu.
- Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
3. Kết quả:
- xóa ách áp bức tàn bạo của quân xâm lược Hán.
- giành lại độc lập cho dân tộc.
4. Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta.
tóm tắt cuộc khởi nghĩa :
- Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái lạc tướng huyện Mê Linh
- Mùa xuân năm 40 hai bà trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn
- Nghĩa quân khắp nơi kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa
- nghĩa quân đánh bại kẻ thù làm chủ được Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu.
lực lượng tham ra cuộc khởi nghĩa đông
Tóm tắt khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.
- nhận xét gì về lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa: Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo,trong đó phụ nữ đóng vai trò quan trọng,có 5 chủ tướng chỉ huy là nữ.
1.Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ 1 đến thế kỉ 6 ở nước ta có gì thay đổi.
- Vào thế kỉ I, châu Giao bao gồm 9 quận (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và 6 quận khác của Trung Quốc)
- Đến đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ)
- Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh
- Bắt nhân dân ta nộp nhiều thứ thuế, cống nạp nhiều sản vật quý
- Đưa người Hán sang, buộc nhân dân phải học chữ và tiếng Hán, tuân theo phong tục tập quán của người Hán
2.Tình hình kinh tế,văn hóa nước ta từ thế kỉ 1 đến thế kỉ 6 có những chuyển biến như thế nào?
*Về kinh tế:
a) Nông nghiệp:
- Từ thế kỉ I, Giao Châu đã biết dùng trâu bò để cày bừa
- Có để phòng lũ lụt
- Cấy 2 vụ lúa trong năm: vụ chiêm và vụ mùa
- Trồng nhiều cây ăn quả, chăn nuôi phong phú
b) Thủ công nghiệp:
- Nghề sắt vẫn phát triển để làm công cụ lao động, đúc vũ khí
- Nghề dệt, nghề gốm phát triển
- Người dân đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm mới đem nung
c) Thương nghiệp:
- Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được đem trao đổi ở các chợ làng, ở các trung tâm đông dân như Luy Lâu, Long Biên...
- Một số thương nhân từ các nước khác đến trao đổi buôn bán
- Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương
*Về văn hóa:
- Mở 1 số trường dạy chữ Hán tại các quận
- Dạy học các loại đạo: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo
- Du nhập những luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta
- Nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, phong tục và tập quán của người Việt
- Học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình
4.Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt.
- Nhà Hán giữ độc quyền về sắt để kìm hãm sự phát triển về kinh tế của nước ta
5.Nêu những thành tựu về kinh tế văn hóa Chăm Pa
- Đạt trình độ ngang với các nước xung quanh :
+ Công cụ bằng sắt
+ Trồng lúa một năm hai vụ
+ Sử dụng sức kéo trâu bò
+ Khai thác lâm thổ sản
+ Trồng cây ăn quả
+ Buôn bán, đánh bắt...
6.Kể tên các anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc,dành độc lập cho dân tộc,tổ quốc mà em đã học trong những chương trình lớp 6
- Hai Bà Trưng: Trưng Trắc, Trưng Nhị
- Bà Triệu: Triệu Thị Trinh
- Lý Bí
- Mai Thúc Loan
- Phùng Hưng, Phùng Hải...
7. Suy nghĩ của em về cách đánh giặc độc đáo và chủ động của Ngô Quyền
- Ngô Quyền có cách đánh giặc rất độc đáo, với cách đánh chủ động và bất ngờ đã gây tổn thất lớn cùng hoang mang cho quân địch. Đồng thời giúp tránh được những tổn thất về người, về vật chất của quân và dân ta, nhanh chóng giành thắng lợi, đem lại độc lập cho đất nước
8. Lập bản thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ Bắc thuộc
Thời gian | Tên cuộc khởi nghĩa | Người lãnh đạo | Ý nghĩa |
Năm 40 | Khởi nghĩa Hai Bà Trưng | Trưng Trắc, Trưng Nhị | |
Năm 248 | Khởi nghĩa Bà Triệu | Triệu Thị Trinh | |
Mùa xuân năm 542 | Khởi nghĩa Lý Bí | Lý Bí | |
Đầu thế kỉ VIII | Khởi nghĩa Mai Thúc Loan | Mai Thúc Loan | |
Trong khoảng 776-791 | Khởi nghĩa Phùng Hưng | Phùng Hưng, Phùng Hải |
*Các cuộc khởi nghĩa trên có thể nêu 1 ý nghĩa chung: Ca ngợi lòng yêu nước của nhân dân ta. Thể hiện ước muốn hòa bình, tinh thần bất khuất, ý chí quyết tâm vươn lên đấu tranh giành lại độc lập chủ quyền của Tổ quốc. Bên cạnh đó còn nhằm khẳng định rằng người phụ nữ cũng có thể làm nên nghiệp lớn
9. Kể tên các quận, huyện của thành phố Đà Nẵng.
- Các quận, huyện ở Đà Nẵng:
+ Quận Hải Châu
+ Quận Cẩm Lệ
+ Quận Thanh Khê
+ Quận Liên Chiểu
+ Quận Ngũ Hành Sơn
+ Quận Sơn Trà
+ Huyện Hòa Vang
+ Huyện Hoàng Sa
-Tinh thần chiến đấu dũng cảm ;cách đánh giặc chủ động ,sáng tạo.
-Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng giành thắng lợi
-Tinh thần chiến đấu anh dũng của nghĩa quân
-Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
-Sự đoàn kết,ủng hộ nhiệt tình của nhân dân
-Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
-Thể hiện tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm dành độc lập của nhân dân ta
-Đưa đất nước ta thoát khỏi ách thống trị cuả nhà Lương
vì chưa có nhân tài