K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Bệnh đao là bệnh mà ở cặp số 21 (NST thường) có 3 chiếc.

-> Không xảy ra ở cặp NST giới tính, xảy ra ở cả 2 giới nam nữ đều có.

- Còn Tớc-nơ là bệnh mà cặp NST giới tính chỉ có 1 chiếc NST X (OX). Nếu ở nam chỉ có 1 NST giới tính X, mất đi NST giới tính Y như thế sẽ không biểu hiện giới tính nam nữa. Như thế thì thật vô lí.

11 tháng 1 2021

Bệnh Đao xuất hiện ở nam và nữ vì nó rối loạn ở Nst thường.

Còn bệnh tocno chỉ xuất hiện ở nữ do rối loạn Nst giới tính X .

Bệnh tocno có 3 Nst X trong cặp nst giới tính 23.

Nữ bình thường có cặp nst là XX có thêm 1 nst X sẽ tạo ra được bệnh tocno.Còn nam bộ Nst là XY không thể tạo ra thể XXX được nên ko gây ệnh tocno

20 tháng 12 2020

Bộ nst ở người thường khác bộ nst người bệnh đao, tocnơ

Bộ NST thường là 2n

Bộ NST của người mắc bệnh đao có 2 NST số 21 là 2n + 1

Bộ NST của người tocno có  NST X là 2n - 1

Bệnh tocnơ chỉ nữ bị mà bệnh đao thì cả nam lẫn nữ đều bị vì:

Tocno bộ NST giới tính là XO nên chỉ ở nữ

Bệnh Đao có NST giới tính là XX hoặc XY nên có ở cả nam và nữ

 

 

15 tháng 6 2016

a.

- Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Quy ước gen:

                                  M: bình thường

                                  m: bệnh máu khó đông

- Người phụ nữ bình thường nhưng có cha bị mắc bệnh máu khó đông nên kiểu gen của cô ta chắc chắn nhận được giao tử Xm từ người bố, do đó:

 Kiểu gen của người vợ là: XMXm, chồng bình thường sẽ có kiểu gen: XMY. ............................

- Sơ đồ lai: P:                  XMY     x         XMX    

                  GP:               XM Y               X,  Xm

                  F1:                XMXM, XMXm, XMY, XmY     

- Tính xác suất:

+ 2 con trai bình thường (XMY): 1/4.1/4= 1/16

+ 2 con trai bị bệnh (XmY):  (1/4)2= 1/16

+ 2 con gái bình thường(XMXM) hoặc (XMXm) hoặc (XMXM, XMXm):   1/4.1/4= 1/16 

- Bệnh máu khó đông là bệnh do gen lặn trên NST giới tính X, ở nam chỉ cần 1 gen lặn cũng có cơ hội biểu hiện ra kiểu hình (XmY), còn ở nữ cần đến hai gen lặn (thể đồng hợp lặn XmXm) mới biểu hiện thành kiểu hình nên ít xuất hiện ở nữ.

- Khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau vì bệnh Đao là do đột biến dị bội thể dạng (2n+1) xảy ra ở NST thường- NST số 21 có 3 chiếc

16 tháng 6 2016

Xác suất sinh 2 gái bình thường là 1/2 XMX * 1/2 XMX- = 1/4 chứ nhỉ?

22 tháng 11 2021

Hội chứng Down là tình trạng một người có thêm một NST, những em bé mắc Hội chứng Down có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể 21, hay ngành y gọi là Tam bội thể 21. Bản sao dư thừa này thay đổi cách thức não và cơ thể bé phát triển, gây những vấn đề nặng nề về cả thể chất và tinh thần.

=> xảy ra đồng đều ở nam và nữ

22 tháng 11 2021

Hội chứng Turner là một rối loạn nhiễm sắc thể chỉ ảnh hưởng đến nữ giới. Nó liên quan đến việc thiếu một phần hoặc toàn bộ nhiễm sắc thể giới tính. Bệnh nhân mắc bệnh này sẽ có một nhiễm sắc thể X.

Cơ thể mạng 1 NST X phát triển thành giới nữ=> Turner chỉ xảy ra ở nữ 

18 tháng 12 2016

Câu 1:

- Trong quá trình phát sinh giao tử, tế bào phát sinh giao tử có một cặp NST nào đó không phân li do bị rối loạn, dẫn đến tạo ra 2 giao tử:

+ Loại giao tử thừa một NST (n + 1)

+ Loại giao tử thiếu một NST (n - 1)

Hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) khác giới tạo ra hai hợp tử (2n + 1) gây bệnh Đao và (2n - 1) gây bệnh Tocno.

*) Giải thích: Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ em sinh ra bị mắc bệnh tật di truyền như: bệnh Đao, bênh Tocno, câm điếc bẩm sinh,....tăng theo độ tuổi sinh của người mẹ. Đặc biệt là mẹ từ ngoài 35 tuổi trở đi. Lí do là từ ở tuổi 35 trở đi các yếu tố gây đột biến của môi trường tích lũy trong tế bào của bố, mẹ nhiều hơn và phát huy tác dụng của nó và dễ dẫn đến phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản.

Câu 2:

Câu 2:

- Ta thấy trong gia đình trên, duy nhất đứa con trai cuối cùng mắc bệnh, còn những người còn lại bình thường => Gen quy định bệnh mù màu nằm trên NST giới tính.

- Bài ra ta qui ước:

A: Bình thường

a: Mù màu

Ta biết ngay kiểu gen của người con trai bị bệnh là: XaY => Nhận 1 alen Xa từ mẹ và 1 alen Y từ bố. Mà bố mẹ bình thường nên kiểu gen bố mẹ sinh ra đứa con mù màu là: Bố: XAY và Mẹ: XAXa

Người mẹ này nhận 1 alen XA từ bố và 1 alen Xa từ mẹ mà bố mẹ cũng bình thường => Kiểu gen là: Bố: XAXA hoặc XAXa và của Mẹ là: XAXa

=> kiểu gen người em trai của vợ là: XAXA hoặc XAXa

Câu 3:

*) Bệnh ung thư máu ở người thuộc dạng đột biến mất một đoạn nhỏ đầu NST thứ 21.

*) Hiện tượng của bệnh nhân bị Đao: Bé, lùn, cổ rụt, hai má phệ, miệng hơi há, mắt hơi sâu, lưỡi hơi thè, khaongr cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. Về sinh lý, bị si đần và không có con.

 

1 tháng 10 2019

Nhận định trên là đúng, vì bệnh gây ra do đột biến gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y, mà ở nam giới do có bộ NST XY nên chỉ cần có một alen lặn trong kiểu gen đã là biểu hiện bệnh

23 tháng 12 2020

Câu 1:

- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người được giải thích dựa trên cơ chế xác định giới tính. Đó là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Giải bài 2 trang 41 sgk Sinh 9 | Để học tốt Sinh 9

    (A là cặp NST thường, XX là cặp NST giới tính nữ, XY là cặp NST giới tính nam).

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính là:

+ Tác động bằng hoocmon

+ Điều kiện nhiệt độ

+ Thời điểm rụng trứng.

- Ý nghĩa:

Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hường tới sự phân hoá giới tính, người ta có thê chủ động điểu chinh ti lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.

Ví dụ : tạo ra toàn tằm đực (tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái), nhiều bê đực đề nuôi lấy thịt, Iihiều bê cái đế nuôi lấy sữa.

 

23 tháng 12 2020

Câu 2

So sánh sự phát sinh giao tử đực và cái ở động vật:

Giống nhau:

- Các tế bào mầm thực hiện nguyên phân nhiều lần

- Đều chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

- Đều có khả năng thụ tinh để tạo ra hợp tử.

Khác nhau:

- Sự phát sinh giao tử đực được tạo ra từ tế bào sinh tinh trong tinh hoàn.

- Sự phát sinh giao tử cái đươc tạo ra từ tế bào trứng trong buồng trứng.

- Kích thước:

+ Sự phát sinh giao tử đực: nhỏ

+ Sự phát sinh giao tử cái: lớn

- Thời gian sống:

+ Sự phát sinh giao tử đực: ngắn

+ Sự phát sinh giao tử cái: dài

- Giảm phân I:

+ sự phát sinh gtử đực: tinh bào bậc1 qua gp I cho 2 tinh bào bậc 2

+ sự phát sinh gtử cái: noãn bào bậc một qua gp I cho thể cực nhất có kích thuớc nhỏ và noãn bào bậc 2 có kthước lớn

- Giảm phân II:

+ Sự phát sinh gtử đực:1 tinh bào bậc 2 qua gp II cho 2 tinh tử các tinh tử phát triển thành tinh trùng.

+ Sự phát sinh gtử cái: noãn bào bậc 2 qua gp II cho 1 thể cực thứ hai có kích thuớc bé và 1 tế bào có kích thước lớn

- Kết quả:

+ Sự phát sinh gtử đực: từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng các tinh trùng này đều có khả năng thụ tinh

+ Sự phát sinh gtử cái: từ một noãn bào bậc1 qua gp cho 2 thể cực và 1 tế bào trúng trong đó chỉ có trứng mới có khả năng thụ tinh.