Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai bài thơ, hai khúc ru nhưng mỗi nhà thơ lại có sự vận dụng khác nhau:
– Ở Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ vừa trò chuyện với em bé với giọng điệu gần gũi như lời ru, vừa có lồi ru trực tiếp của người mẹ. Thực chất hai lòi ru đều của cái tôi trữ tình quyện hòa giữa cảm xúc trữ tình và tự sự. Lồi ru đằm thắm dịu dàng được cất lên từ trái tim nhân hậu, yêu thương của ngưòi mẹ Tà – ôi với công việc lao động, kháng chiến hàng ngày. Tiếng ru được cất lên từ chất hiện thực của cuộc sông gian lao vất vả trong kháng chiến. Vì vậy, trong lời ru của người mọ không chỉ chứa đựng lòi yêu thừơng đôi với con, vối bộ đội, làng bản, đất nước mà còn gửi gắm những khát khao, ưốc vọng qua giấc md của con: mong con khỏe mạnh, khôn lổn, thành người lao động giỏi và được sông trong hòa bình, độc lập. Tiết tấu, nhịp điệu bài thơ là sự hòa thanh mối lạ, tạo nên khúc hát ru dịu dàng, đÀm thắm, lắng sâu. Bài thơ điệp khúc ba lần nhưng không nhàm nhạt, mà cảm xúc phát triển mỏ rộng dần theo không gian, theo tình cảm và ước mơ của ngưòi mẹ.
– Trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, tác giả lại vận dụng và khai thác từ hình ảnh con cò trong ca dao, từ lòi hát, lòi ru của bà của mẹ bên cánh võng đế khái quát, nâng cao hình ảnh con cò thành hình tượng người mẹ lam lũ tảo tần. Hình tượng được phát triển qua mỗi đoạn thơ để bộc lộ chủ đề, tư tưởng tác phẩm: ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với mỗi cuộc đời. con người. Có điều trong giọng điệu của bài thơ mang đậm màu sắc triết lí, suy tưởng hơn là lòi ru ngọt ngào, tha thiết.
Bên cạnh cái khác biệt có sự đồng điệu:
– Đồng điệu về hình thức: hai bài thơ đều điệp khúc ba lần, lồi ru hầu như dược lặp lại vẹn nguyên, vỗ về, êm ái,…
– Đồng điệu về nội dung, tư tưởng: hai bài thơ đều ngợi ca những người mẹ lam lũ, tảo tần, tấm lòng bao la, hết lòng vi cuộc sống và tương lai hạnh phúc của những đứa con. Đó là truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam – bà mẹ Việt Nam.
- Giống nhau: Cả hai bài đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái
- Khác nhau:
-
- "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" là khúc hát ru của bà mẹ tà ôi. Có ba điệp khúc, mỗi điệp khúc có hai lời ru đó là của tác giả và người mẹ. Tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.
- "Con cò" là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya. Lời ru và hình ảnh mẹ đan xem hào quyện vào nhau qua đó thể hiện sự ngọt ngào em dụi qua những câu hát, và tình yêu thương, sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái
K1 : Hình ảnh sông , bể , rừng , đồng là hình ảnh của thiên nhiên trong hiện thực , là khoảng không gian ghi dấu kỉ niệm nhân ái , ân tình giữa con người và vầng trăng
K5: Hình ảnh đồng sông , bể , rừng đc hiểu theo nghĩa khát quát là kỉ niệm , là quá khứ tình nghĩa giữa người và trăng
Đoạn này là độc thoại, vì đây là lời than của Vũ Nương trước khi gieo mình xuống sông.
Mình nghĩ thế ^-^
Bài 1 : Khổ thơ cuối của" Bài thơ về tiểu đội xe không kính" :
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
* Nghệ thuật :
Các biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ: không
- Hoán dụ: trái tim
.Tác dụng: dù bom đạn của chiến tranh đã làm cho những chiếc xe biến dạng nhưng các chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn vẫn vững tay lái vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Bài 2 : Khổ thơ đầu bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
*Nghệ thuật :
-Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đã cài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này.
- Từ " lại" ở câu thứ 3 mang hàm nghũa nhấn mạnh rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.
- Câu thơ cuối : Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh (cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm.
Bài 1:
" Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe , thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim ."
- Đoạn kết của bài thơ cho thấy chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau .
-Càng gần thắng lợi càng nhiều gian lao. đấy là quy luật. Mức độ chiến tranh ác liệt in dấu trên những chiếc xe vận tải quân sự : không kính , không mui , không đèn , thùng xe xước . Đó là những khó khăn trong cuộc chiến đấu của người lính , là sự tàn khốc của bom đạn kẻ thù nhưng các anh vẫn cầm chắc tay lái để tiến vào miền Nam an toàn . Điệp từ " không " được nhắc lại 3 lần cùng phép liệt kê đã nhấn mạnh chiến tranh ngày càng khốc liệt , nhiệm vụ của các anh ngày càng khó khăn hơn.
- Từ " vẫn " là từ khẳng định nhiệm vụ của các anh là trên hết, không có khó khăn , gian khổ nào ngăn cả được bước chân các anh , không kẻ thù nào cản trở xe ta đi vì người lính vẫn nêu cao ý chí , quyết tâm chiến đấu .
- Cách kết thúc bài thơ bất ngờ nhưng cũng giàu sức thể hiện : mặc cho bom rơi , đạn nổ , mực cho gió mưa quất vào buồng lái , mặc cho muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm nhưng chiếc xe vẫn chạy : " chỉ cần trong xe có 1 trái tim "
+) Một trái tim được hiểu theo nghĩa ẩn dụ - chỉ người lính lái xe Trường Sơn
+) Một trái tim cũng được hiểu theo nghĩa hoán dụ- nghĩa là trái tim yêu nước, ý chí quyết tâm không lùi bước trước kẻ thù , trước mọi khó khăn gian khổ. Người lính lái xe vẫn tiến lên phía trước vì miền Nam ruột thịt. Đó là trái tim yêu nước mang lí tưởng khát vọng cao đẹp, quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
=> Hình ảnh " trái tim " hội tụ đầy đủ phong cách của người lính lái xe có trái tim nồng cháy- 1 lẽ sống đẹp và thiêng liêng. Trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang , trái tim sục sôi ý chí quyết tâm , giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhà thơ đã tô đậm cái không để làm nổi bật cái có , góp phần khắc họa rõ chân lí thời đại : bom đạn chiến tranh có thể làm méo mó , hủy hoại giá trị vật chất nhưng không thể bẻ gãy những tinh thần cao đẹp.
- Đoạn thơ còn thể hiện sự tương phản đối lập giữa hình ảnh những chiếc xe tàn tạ và ý chí quyết tâm của người lính.
Bài 2:
" Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sạp cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồn cùng gió khơi . "
ND: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi hoàng hôn xuống và cảnh người dân làng chài bắt đầu hành trình một ngày lao động mới
* Khung cảnh hoàng hôn trên biển đẹp , độc đáo , hùng vĩ và đầy sức sống
- Với đôi mắt quan sát tinh xảo , trí tưởng tượng phong phú , trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện , Huy Cận đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh về cảnh hoàng hôn xuống thật huyền ảo và nên thơ :
" Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sạp cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồn cùng gió khơi . "
- Biển khơi vốn dữ dằng, bí ẩn nay lại trở thành không gian đầy bao dung ,ấm áp , thân thuộc như ngôi nhà cung để đón đợi con người .
- Cảnh mặt trời mọc và đêm xuống trên biển không hề nặng nề tối tăm mà gợi cảm giác gần gũi ấm cúng vì tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh liên tưởng trong hai câu thơ đầu vừa thực lại vừa mới mẻ , thú vị :
+) Mặt trời lúc hoàng hôn đang từ từ lặn xuống biển , bớt đi cái nắng chói chang , mặt trời như hòn lửa khổng lồ đủ cho ngôi nhà vũ trụ không rơi vào sự lạnh lẽo . Đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi cả đất trời đã về đêm yên tĩnh và lặng lẽ .
+) Qua biện pháp ẩn dụ liên tưởng , cùng với nghệ thuật nhân hóa :" sóng cài then " , " đêm sập cửa ". Những lượn sóng dài như những chiếc then cài đang cài then cửa , đêm tối bao trùm trời đất như 2 cánh cửa vĩ đại đang sập lại , vũ trụ như một ngôi nhà lớn mà bà mẹ tạo hóa đã ban tặng cho con người
=> Bằng trí tưởng tượng phong phú , tác giả đã đưa thiên nhiên vũ trụ về gần với con người , vũ trụ bao la trở nên gần gũi với con người , biển cả kì vĩ tráng lệ như thần thoại
* Cảnh người dân lao động
- Hoàng hôn xuống có sự đối lập giữa vũ trụ với con người : đêm xuống vũ trụ đi vào thế nghỉ ngơi yên tĩnh thì người dân làng chài Quảng Ninh lại bước vào một ngày lao động mới
+) Chữ " lại " cho thấy đây là công việc hằng đem của đoàn thuyền , công việc diễn ra thường xuyên liên tục , mặt khác chưa " lại " thể hiện sự đối lập : " đêm xuống vũ trụ đi vào thế nghỉ ngơi còn con người bắt đầu một hành trình lao động mới . "
+) Công việc của họ đã trờ thành quy luật , vậy mà họ không nhàm chán, ngược lại họ vui vẻ , hân hoan , hào hứng :" câu hát căng thuyền cùng gió khơi " . Tác giả tạo nên 1 hình ảnh thơ khỏe mà lạ , có sự gắn kết 3 sự vật hiện tượng : cánh buồm , gió khơi và câu hát của người đánh cá .
- Câu hát là niềm vui , sự phấn trấn của người lao động . Câu hát như có sức mạnh vô hình để cùng ngọn gió thổi căng cánh buồm đưa thuyền lướt nhanh ra khơi, đã thể hiện khí thế của người dân đánh cá mạnh mẽ , lạc quan , yêu đời ,yêu lao động , tiếng hát của những con người làm chủ thiên nhiên tươi đẹp.
- Ta liên tưởng đến trong câu thơ của Tế Hanh cũng nói đến khí thế hăng say của người dân lao động trong khi đánh cá:
" Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió "
- NT : Với giọng thơ náo nức, các phép tu từ so sánh, nhân hóa , ẩn dụ liên tưởng , hình ảnh thơ lãng mạn đã tập trung thể hiện tâm trạng hân hoan của người dân ra khơi đánh cá.
chep thuoc long mot kho tho ma em thich trong bai sang thu cua huu thinh?Neu noi dung cua kho tho do
“Sang thu” là một áng thơ xinh xắn dâng tặng Nàng Thu của một thi nhân - một thi nhân yêu quý mùa thu như bao thi nhân khác - Hữu Thỉnh. Bài thơ có khổ thơ mở đầu thật hay:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về".
Những câu thơ mở đầu bài thơ giản dị đến bất ngờ:
“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se".
“Bỗng” là bỗng nhiên, là bất ngờ, bất chợt. Đặt chữ “bỗng” ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ để tất cả giác quan của ta được đánh động, phải giật mình mà chú ý đón nhận mọi biến đổi của đất trời. Biến đổi đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà thơ là mùi hương nồng nàn của trái ổi chín thơm lừng. Ổi đã bắt đầu ủ mình để chín tự bao giờ và cũng lặng lẽ toả hương tự bao giờ nhưng vào khoảnh khắc này hương ổi mới đủ nồng nàn đánh thức giác quan của thi nhân. Hương thơm ấy rất mạnh, rất nồng nàn, ngào ngạt có vậy mới “phả vào trong gió se”. Ổi phải chín đến nhường nào, thơm ngon đến nhường nào hương thơm của nó mới đủ mạnh để tạo ra một sự lan toả như vậy trong không gian. Thứ hương thơm ấy lại lan toả trong làn gió se nhè nhẹ ren rét. “Gió se” là gió heo may, chúng đến với nhân gian vào mỗi dịp đầu thu làm tẽ tê, gai gai những cánh tay trần mềm mại. Trước Cách mạng, Xuân Diệu đã từng mang gió se đến cho người đọc với những thoáng rùng mình ớn lạnh: “Những luồng run rẩy rung rinh lá”. Nhưng câu thơ của Hữu Thình lai dắt mùa thu đến bên ta êm ái, dịu dàng biết bao. Viết về những làn sương mùa thu, nhà thợ cũng có cách viết thật duyên dáng: “Sương chùng chình qua ngõ”. “Chùng chình” là cố ý làm chậm lại. Thủ pháp nhân hoá đã biến sương thành những cô bé, cậu bé nghịch ngợm đung đưa náu mình trong ngõ xóm, chùng chình chẳng muốn tan đi.
Làng quê yêu mến dìu bước chản thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”.
hổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khác giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.
vẻ đệp thanh cao là:
người nhắm trăng cao ngoài cửa sổ rất giản dị
tai sao 2 kho tho cuoi bai Anh trang lai su dung hinh thu doc thoai noi tam .chi r va cho biet vai tro
=> - Đoạn thơ thuộc hình thức độc thoại nội tâm vì: đây là những lời tâm sự trong lòng tác giả, không được phát ra thành lời
- Tác dụng: cho thấy những trăn trở, day dứt của người thi nhân khi đối mặt với vầng trăng. Nhận ra sự bội bạc của mình với quá khứ thủy chung tình nghĩa.