Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 10: Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim ,thú
B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú
D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Câu 11: Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên ?
A. Động vật cung cấp nguyên liêu phúc vụ cho đời sống
B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức
C. Động vật giúp con người bảo vệ mùa màng
D. Động vật giúp thụ phấn và phát tám hạt cây
Câu 12: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh ?
A. Ruồi, chim bồ câu, ếch
B. Rắn, cá heo, hổ
C. Ruồi, muỗi, chuột
D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi
Câu 14: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là ?
A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa
B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa
C. Xuất hiện vùng da có dạng trong, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa
D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức
tham khảo :~(sai thì xóa)
- Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. - Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh: ruồi, muỗi….. - Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật. - Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học.
Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiếu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. Lưỡng cư được phân làm 3 bộ:
1.Bộ Lưỡng cư có đuôi: Đại diện là Cá cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.
2.Bộ Lưỡng cư không đuôi: Có số lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phổ biến trong bộ: ếch cây, ễnh ương, và cóc nhà. Đa số loài hoạt động về đêm.
3. Bộ Lưỡng cư không chân: Đại diện là ếch giun, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lẫn đêm.
II. ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ TẬP TÍNH- Một số đại diện Lưỡng cư điển hình ở Việt Nam
Bảng: Một số đặc điểm sinh học của Lưỡng cư
Tên đại diện | Đặc điểm nơi sống | Hoạt động | Tập tính tự vệ |
1. Cá cóc Tam Đảo | Sống chủ yếu trong nước | Chủ yếu hoạt động về ban đêm | Trốn chạy, ẩn nấp |
2.Ễnh ương lớn | Ưa sống ở nước hơn | Ban đêm | Dọa nạt |
3. Cóc nhà | Ưa sống trên cạn hơn | Chiều và đêm | Tiết nhựa độc |
4. Ếch cây | Chủ yếu sống trên cây, bụi cây | Chủ yếu về ban đêm | Trốn chạy, ẩn nấp |
5. Ếch giun | Sống chui luồn trong hang đất xốp | Cả ngày và đêm | Trốn chạy, ẩn nấp |
Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
- Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi.
- Hô hấp bằng phổi và da
- Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha
- Là động vật biến nhiệt
- Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
IV. VAI TRÒ CỦA LƯỠNG CƯ- Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp.
+ Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm.
+ Lưỡng cư còn tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh như ruồi muỗi…
Lưỡng cư bắt rất nhiều động vật có hại cho nông nghiệp
- Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, làm thuốc, là động vật thí nghiệm
+ Thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản
+ Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em
+ Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật.
+ Ếch đồng là vật thí nghiệm trong lí sinh học
Ếch xào xả ớt
Ếch làm thí nghiệm
- Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
Câu 38: Sắp xếp các lớp động vật : cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú theo thứ tự tiến hóa dần từ trái qua phải:
A. Cá - bò sát- lưỡng cư – thú – chim
B. Lưỡng cư - bò sát – cá – chim – thú
C. Cá – lưỡng cư – bò sát – chim – thú
D. Bò sát – cá – chim – thú- lưỡng cư
Tham khảo:
Toàn thế giới có đến gần 3.000 loài vật lưỡng cư, phân bố ở khắp nơi, từ đồng ruộng, rừng sâu đến hoang mạc, từ đỉnh núi cao vài nghìn mét đến các thác nước xối xả, thậm chí trên cả... cành cây.
Tác hại của động vật đối với thực vật: Động vật hút nhựa, ăn lá cây, hoa, quả và các bộ phận khác của cây → Cây bị tổn hại, ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng, thậm chí cây sẽ chết.
Tham khảo :
Có ích: làm thức ăn, trang phục, buôn bán, làm thú nuôi, ảo thuật, xiếc, thí nghiệm trong y học
Có hại: làm con người bị thương hoặc giết chết con người
Moi trường sống: trong rừng
Có quan hệ rất gần gũi
Tác Hại
- Người ăn phải nhựa,gan và trứng có thể bị ngộ độc và chết:cóc..
-Dưới da của lưỡng cư có tuyến chứa nọc độc khi con người ăn phải có thể bị ngộ độc đau bụng:cóc...
+ con người ăn phải trứng cóc, nhựa cóc hoặc gan cóc và dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc hoặc đau bụng cũng có thể bị tử vong do trúng độc của cóc