Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Những câu thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ "Cánh rừng Việt Bắc" của Hồ Chí Minh. Bài thơ đó là:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
Hồ Chí Minh
2. Bác Hồ làm bài thơ trong hoàn cảnh đoàn cán bộ cách mạng đang hành trình đến địa điểm mới phải lội suối, trèo đèo, băng rừng, leo dốc, gánh nặng, đường xa, mệt mỏi, vất vả Bác Hồ cũng là người trong hoàn cảnh ấy nhưng ở Bác là một thái độ rất lạc quan, bài thơ có tác dụng động viên mình và động viên mọi người. Bài thơ còn chứng tỏ người làm thơ có tầm quan sát từ khái quát đến cụ thể trong bút pháp miêu tả rất sinh động. Câu thơ thứ 8 là một câu thơ đẹp. Nó như là thơ Đường của các cụ ngày xưa lại rất mới trong hiện thực của cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu kháng chiến, rất mới trong tâm hồn lạc quan của người chiến sỹ cộng sản các hình ảnh trăng xưa, hạt cũ, xuân này vừa cũ lại vừa mới trong chuẩn mực của thơ ca. Người ta nói thơ của Bác Hồ vừa kế thừa, vừa canh tân, vừa truyền thống, vừa hiện đại thì bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” là một minh chứng đầy thuyết phục.
3.
Có 2 cách hiểu:
– Cách thứ nhất: chủ thể của “sẵn sàng ”là con người. Khi đó ý của toàn câu thơ sẽ là: dù phải tồn
tại trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vẫn không vì thế mà buông xuôi, mỏi mệt, trái lại vẫn rất tráng kiện, hăm hở trong công việc – “vẫn sẵn sàng”.
– Cách thứ hai: chủ thể của “sẵn sàng ”là “cháo bẹ, rau măng”. “Sẵn sàng ” ở đây có nghĩa là nhiều, là dư dả, là vẫn sẵn có đến mức dư thừa. Hiểu theo cách này, trong lời thơ như ẩn hiện một nụ cười hóm hỉnh, đùa vui. Nói khó khăn bằng bthơ như thế cho thấy bản lĩnh, khả năng chiến thắng mọi thử thách của hoàn cảnh của người c/sĩ CM. ở cách hiểu thứ 2, sự “sẵn sàng” của con người vẫn hiện diện nhưng là ẩn tàng trong cách nói vui đùa, hóm hỉnh. Cách hiểu này gần với phong cách của HCM hơn, bởi ở Người, cái bản lĩnh, sự vững vàng của người c/sĩ ít khi bộc lộ trực diện mà thường ẩn rất sâu trong lời thơ.
4. Qua bài thơ, một mặt, có thể thấy cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó thật gian khổ, nhưng mặt khác, lại thấy Người rất vui và tự hào, coi đó là "sang". Có thể giải thích điều đó như sau : Những ngày ở hang Pác Bó, tuy rất gian khổ, thiếu thốn nhưng Chủ tịch HỒ Chí Minh vẫn vui, vì sau ba mươi năm bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường cựu nước, nay Người được trở về sống trên mảnh đất Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Đặc biệt, Bác Hồ còn rất vui vì Người tin rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. Ước mơ của Người sắp thành hiện thực. So với niềm vui đó thì những khó khăn gian khổ trước mắt trong sinh hoạt hằng ngày chẳng có nghĩa lí gì. Ngược lại, chúng lại trở thành sang trọng, vì đó là cuộc đời cách mạng. Với Bác, làm cách mạng, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, đáng tự hào. Hơn nữa, dường như trong con người của Hồ Chí Minh luôn sẵn có cái "thú lâm tuyền" (tức niềm ham thích được sống ở chốn suối rừng, được sống hoà hợp cùng với thiên nhiên cây cỏ). Bình sinh, Bác Hồ luôn cảm thấy vui thích mỗi khi được sống giữa suối rừng, hoà mình với thiên nhiên. Tháng 1 - 1946, Bác phát biểu với các nhà báo : “Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu không dính líu với vòng danh lợi”. Như vậy, được sông giữa “non xanh nước biếc” là sở nguyện, là ước mơ của Bác. Trong người chiến sĩ cách mạng vĩ đại ấy vẫn có một “khách lâm tuyền”, có cái “thú lâm tuyền” giống như những nhà nho xưa. Vui với suối rừng, lánh xa chốn danh lợi, thì cũng là vui với cái nghèo, không coi nghèo là khổ, mà trái lại, nghèo khổ mà cảm thấy hạnh phúc, giàu sang về tinh thần. Vì vậy mà Bác có cảm giác rất bằng lòng, tự hào với cuộc sống nghèo khó, gian khổ của cuộc đời cách mạng, cảm thấy nghèo mà sang. Qua bài thơ, có thể thấy Hồ Chí Minh là người yêu nước thiết tha, có tinh thần kiên cường phi thường, thường cười đùa trong khó khăn gian khổ, luôn ung dung tự tại, đồng thời, Bác còn là một con người có tâm hồn thanh cao, ưa thích cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên, giống như các nhà nho xưa.
5. Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ ở đây cảm thấy: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang ở đây là sang trọng, tức là người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng. Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị những khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Đó cũng là cái giàu sang của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi. Tinh thần bài thơ được kết tinh và tỏa sáng ở từ sang cuối bài thơ.Hình tượng người chiến sĩ được khắc họa chân thực, sinh động với những gian khổ và thiếu thốn về vật chất nhưng lại giàu có về tinh thần (thể hiện trong giọng diệu vui đùa, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung). Tầm vóc người chiến sĩ trở nên lớn lao, tư thế trở nên uy nghi trong cuộc đời cách mạng cao đẹp. Bài thơ làm nổi bật hình tượng, cốt cách cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại.
I. Mở bài:
- Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Nam Cao: con người, tài năng, phong cách, đóng góp và vị trí trên văn đàn đặc biệt trong trào lưu hiện thực phê phán.
- Thành công xuất sắc của Nam Cao là truyện ngắn, được tập trung vào hai đề tài chính: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo giai đoạn trước 1945.
- Nam Cao xuất hiện trên văn đàn và nổi tiếng trong lịch sử văn học không chỉ để lại những sáng tác bất hủ mà còn để lại những suy nghĩ sâu sắc về văn học và nghề văn.
- Xuất xứ của câu nói : Nhân vật Hộ (nói thay cho tác giả) trong tác phẩm “Đời thừa” (Đăng lần đầu trên Tuần báo “Tiểu thuyết thức bảy” số 490 ngày 4/12/1943) là một trong những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu nhất của nhà văn hiện thực lớn Nam Cao.
II. Thân bài:
1.Giải thích
+ “Một tác phẩm thật giá trị”, có thể hiểu là một tác phẩm văn học chân chính, một nghệ thuật lớn, có giá trị (Nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ …).
+ “là một tác phẩm chung cho cả loài người” nó vừa có tính dân tộc, tính nhân loại và thấm nhuần tinh thần nhân đạo. Nhà văn phải phấn đấu cho lí tưởng nhân đạo.
+ “Nó phải chứa đựng … cho người gần người hơn”, nói lên bằng tất cả sức mạnh nghệ thuật của nó những gì liên quan tới vận mệnh loài người, thể hiện “nỗi đau nhân tình” cũng như niềm tin và khát vọng của con người trong cuộc vật lộn vươn tới một cuộc sống nhân ái, công bằng, hòa hợp.
+ Cách diễn đạt: “Một tác phẩm thật giá trị … phải … phải là … Nó … vừa … vừa … Nó …. Nó …” là yêu cầu khắt khe và nghiêm túc của Nam Cao với “một tác phẩm thật giá trị” và cũng là biểu hiện đa dạng, phong phú của giá trị văn chương chân chính.
2. Phân tích một số tác phẩm của Nam Cao để làm sáng tỏ luận đề:
- Đề tài trí thức tiểu tư sản: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn – nhân vật Điền, Thứ, Hộ … với bi kịch tinh thần (bi kịch nhà văn, bi kịch con người)
- Đề tài nông dân: Chí Phèo – bi kịch tha hóa, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. (Trích dẫn và phân tích làm sáng tỏ luận đề).
3. Đánh giá:
- Sức sống của tác phẩm Nam Cao
- Quan điểm nghệ thuật đặc biệt tiến bộ và sâu sắc của nhà văn Nam Cao, lúc nào ông cũng hết sức trung thành với các tuyên ngôn của mình. Chính vì thế, ý kiến của Nam Cao càng thấm thía và đầy sức thuyết phục lớn đối với mọi người,
- Bài học sâu sắc cho các nhà văn và cả những người làm văn hôm nay và mai sau.
III. Kết bài:
- Giữa quan niệm sáng tác và quá trình sáng tác của Nam Cao luôn có sự thống nhất.
- Khẳng định câu nói của Nam Cao “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” là đúng.
- Quan niệm đúng đã tạo nên những thành công của Nam Cao.
Bạn hãy tham khảo nhé. Trên hoc24 có hướng dẫn soạn bài :) Ở đây nhé bạn.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật:Xây dựng tình huống truyện để tạo sự hấp dẫn cho phần sau
→Điều đó diễn tả Giôn-xi là 1 cô gái yếu đuối,ko có nghị lực,...
Mik chả bt có dug ko nua
TK:
Mở đầu bài 'Chiếu dời đô', nhà vua giải thích tại sao lại dời đô. Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng với dẫn chức thiết thực, nhà vua đã khẳng định: việc dời đô ko phải là hành động, là ý chí của một người. Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử. Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập. Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông, nhân tâm con người phải thu về 1 mối. Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh. Muốn vậy, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Như vậy, đây là mảnh đất lí tưởng “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi”. Thật cảm động, vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc. Trong niềm tin của vua, có 1 kinh đô như vậy, nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời. Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt.
Có lẽ, đối với mỗi con người, để rèn luyện nhân cách hoàn thiện thì rất khó khăn, nhưng bước đầu để vào đời chính là phải biết bao dung, sẵn sàng tha lỗi cho người khác. Chỉ có thế, con người ta mới trở nên thoải mái, tinh thần mới vui vẻ, phấn chấn hơn, giống như câu nói của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm".
Khoan dung là gì? Đối với những người đã trải qua lớp 7, được học GDCD thì ít nhiều vẫn hiểu được. Khoan dung là biết rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung là người biết chia sẻ và cảm thông với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Trong đời, không phải ai cũng được sống yên ổn, đôi khi người ta có lỗi với mình, mình cũng nên nhẫn nhịn một chút thì cả hai bên sẽ mau giảng hoà hơn, rốt cuộc thì biết khoan dung và nhẫn nhịn cũng sẽ tạo ra sự hoà bình thế giới. Phải không nhỉ?
Có những trường hợp nên khoan dung và nhẫn nhịn đúng lúc đúng chỗ. Nếu họ thật sự thành tâm nhận lỗi, lấy hành động thực tế để sửa lỗi thì chúng ta nên vui vẻ tha lỗi cho họ. Sau lần ấy, có thể họ sẽ không bao giờ tái phạm nữa, như vậy, bản thân ta cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Ngược lại, nếu lần sau vẫn tiếp tục thì việc này không thể tha thứ được, những chuyện vụn vặt thì có thể bỏ qua nhưng những việc có tầm ảnh hưởng lớn, nếu sai sót một chút thôi cũng đủ khiến chúng ta phải thất vọng cực độ, chịu vô sô mất mát. Học trên lớp, thỉnh thoảng, cô có chuyện bực mình, cô hay tức giận, mắng mỏ học sinh một chút cũng chẳng sao, chúng ta có thể thông cảm cho cô, nhưng nếu dùng vũ lực thì chuyện này không còn nhỏ nữa, phụ huynh học sinh sẽ nghĩ sao, nhà trường sẽ nghĩ sao. Dù biết đó chỉ là hành động nhất thời trong lúc bực bội thì chúng ta cũng không có quyền thay đổi nữa rồi.
Nhận nhịn, khoan dung thì dễ nhưng vứt bỏ "tị hiềm" thì rất khó. Có những vấn đề nảy sinh từ lúc còn nhỏ, đối với những đứa trẻ, dù chỉ là sự hiểu lầm cũng rất dễ kéo dài tới tận sau này. Thiết lại cho cùng, quá khứ có những chuyện chúng ta cũng nên vứt bỏ đi thôi, giữ lại cũng chẳng được ích gì. Có một câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta thế này: "Có một lớp học, để chuẩn bị cho tiết tiếp theo, thầy giáo đã dặn dò học sinh viết tất cả những người mình ghét lên một của khoai tây, rồi đựng vào một cái túi, đeo bên người. Sáng hôm sau, ai nấy đều rất vui vẻ, có người mang đầy khoai tây trong túi, cũng có người chỉ có một vài củ. Thầy giáo nhắc học sinh hãy mang số khoai tây này bên người đến hết buổi sáng hôm đó. Mới chỉ qua một tiết, nhiều người đã than mệt, rồi nặng quá. Đến đây, thầy mới cho họ thả ra, ai cũng thấy thoải mái, nhẹ nhõm. Thầy bảo rằng những người mang quá nhiều hiềm khích sẽ chỉ thêm nặng nhọc, bỏ nó xuống mới thấy lòng thật nhẹ." Thế đấy, hãy hướng tới tương lai, hãy tạo cho bản thân lòng khoan dung và tin tưởng, biết vứt bỏ quá khứ và hướng tới hiện tại và tương lai.
Cuộc sống đầy chông gai và thử thách, cũng sẽ đầy yêu thương và giận hờn, chỉ có một cách biến giận hờn thành yêu thương, đó chính là cảm thông và chia sẻ, khoan dung và nhẫn nhịn.
Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm".Người ta thường có thể tha thứ mà không thể quên. Tha thứ biểu hiện bên ngoài. Quên là thầm lặng bên trong. Điều thầm lặng bên trong mới làm người ta ray rứt.Trịnh Công Sơn là một người nổi tiếng. Nổi tiếng quá sớm và đương nhiên phải có những người ganh ghét, mặc dù ông là một người rất khiêm tốn.Sống giữa những ganh ghét tục lụy, chưa bao giờ nghe một người bạn nào nói Trịnh công Sơn có lòng tỵ hiềm với bất cứ ai. Trái lại, ông đã từng gặp những người ganh tỵ, đối xử không công bằng với anh. Có những người thể hiện một cách trắng trợn vì đố kỵ, cũng có những người nói xấu anh với mục đích đẩy anh ra khỏi lòng yêu thương của quần chúng. Chưa bao giờ thấy ông có phản ứng. Nhiều lắm thì cũng là những lời than phiền nhẹ nhàng. Lòng bao dung và tha thứ của ông đã thể hiện rất nhiều ngay cả với những kẻ không xứng đáng với tình yêu của anh đối với họ. Quên hay không chỉ trong lòng ông biết, nhưng mãi đến khi nhắm mắt, không bao giờ nhắc đến điều mình đã tha thứ thì có lẽ anh đã quên hẳn trong lòng.