Tác dụng từ tượng thanh: Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2021

Thực tế hiện nay đã cho chúng ta thấy, có rất nhiều người có cách đọc sách vô cùng hợp lí và đúng đắn. Ngược lại có những người chẳng biết đọc sách như thế nào sao cho đúng. Theo tôi, đọc sách rất quan trọng và mỗi người phải xác định cho mình một cách đọc sách hợp lí. Ví dụ như em bé ba tuổi thì không thế đọc sách bởi em đâu biết đọc và viết chữ, các bố mẹ chỉ có thể cho con xem hình ảnh qua những trang sách. Bên cạnh đó, tùy từng độ tuổi và trình độ nhận thức để có cách đọc sách hợp lí. Chẳng hạn bạn học sinh lớp 5 không thể đọc sách của học sinh lớp 11. Qua đó, tôi rút ra cách đọc sách như sau. Trước hết, phải lựa chọn nội dung sách phù hợp với bản thân của mình. Thứ hai, đọc sách phải có kế hoạch, không phải ngày nào cũng đọc, đọc sách phải kết hợp với nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đọc sách xong phải biết áp dụng nó vào thực tiễn cuộc sống chứ không phải đọc xong là "nước đổ lá khoai". Chính vì vậy, mỗi bạn hãy có cách đọc sách hợp lí, đúng đắn và phù hợp.

27 tháng 8 2021

giúp mình với

 

24 tháng 3 2021
NGỤC TRUNG NHẬT KÍ ( Nhật kí trong tù ) của Hồ Chủ Tịch NGỤC TRUNG NHẬT KÍ Đọc Nhật kí trong tù của Hồ Chủ Tịch, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” Em hiểu bốn câu thơ trên như thế nào? Chọn và phân tích những câu thơ tiêu biểu trong “Nhật kí trong tù”để làm sáng tỏ ý thơ trên. * Bài làm Giản dị và thực tế như cuộc sống đời thường, thơ văn Bác đi vào lòng người rất nhẹ nhàng, sâu sắc, mà khi đọc ta không thể nào quên; cũng như bao nhà thơ, nhà văn khác, khi đọc “Nhật kítrong tù”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của từng bài thơ, lời thơ, ý thơ, để rồi cảm xúc trào dâng, ông viết: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mang bát ngát tình” Nhà thơ Xuân Diệu khi đọc “Nhật kí trong tù” của Bác Hồ có lần đã nói: Càng đọc càng hay, càng kính trọng người tù – Hồ Chí Minh… Với Hoàng Trung Thông thì “trăm bài trăm ý đẹp” nghĩa là “Nhật kí trong tù” bài nào cũng “đẹp”. Không phải cái đẹp lặp lại, mà mỗi bài mỗi vẻ khác nhau. Tất cả đều đẹp. Tác giả lại viết “ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh”. Ta nên hiểu “ánh đèn tỏa rạng” ở đây như thế nào? Phải chăng ý nhà thơ muốn nói: “ánh đèn” chính là thơ Bác; thơ Bác như “ánh đèn” đã “tỏa rạng”, giúp cho ta hiểu thêm về Bác – một con người vĩ đại và dạy ta biết cách “làm người”. Bởi vì: “Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”Nhà thơ nói đó là những “vần thơ thép”; những vần thơ mang “chất thép” của con người cộng sản Hồ Chí Minh. “Thép” ở đây là ý chí, là nghị lực, là dũng khí lớn để vượt qua hoàn cảnh và khắc phục hoàn cảnh của một con người vĩ đại. Nhưng dù là “thơ thép” nhưng tình vẫn “bát ngát mênh mông”. Đó mới là điều Hoàng Trung Thông cần nói và đã nói. Có ý kiến cho rằng: linh hồn trong “Nhật kí trong tù” là vẻ đẹp tâm hồn của con người Hồ Chí Minh – Người cộng sản. Tâm hồn của một con người đích thực thì bao giờ cũng vượt lên trên mọi gian khổ, khó khăn để khẳng định chính mình: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng (Chiều tối) Cũng phải nói ngay rằng, đây là một cảnh thực; là cảnh Bác đã phác họa trên đường bị giải, khi trời chiều đã bảng lảng; trên trời một cánh chim cô đơn đang bay mỏi mệt mà không biết sẽ đậu chốn nào “về rừng tìm chốn ngủ” và “từng chòm mây, trôi nhẹ” che mặt trời cũng sẽ tìm chỗ dừngchân (phía cuối trời!). Vậy là con chim còn có đích để mà dừng (“Về rừng) còn con người ở đây thì sao? Giữa cảnh âm u mịt mùng của rừng núi hiểm trở không một phút được dừng chân. Tất cả chỉ còn là sự mỏi mệt, vội vã, sự uể oải đầy nặng nhọc. Tưởng như tất cả cảnh vật đã rất buồn và chìm đi trong bóng tối khi mà người tù cũng đã mỏi mệt. Nhưng không, chỉ bằng một từ “hồng” nhà thơ đã xóa sạch đi đêm tối bao trùm và ánh sáng màu hồng đã bao phủ toàn bộ bài thơ. Tất cả sự mỏi mệt, vội vã, sự nặng nhọc mà tác giả đã diễn tả ở trên không còn nữa; thay vào đó là niềm vui, là sự hân hoan hướng về phía ánh sáng nơi có “ Cô em xóm núi xay ngô tối”.Phải chăng đấy còn là sự khao khát của con người xa quê, hướng về cuộc sống và sự sinh hoạt bình thường mà đầm ấm của gia đình.Với câu cuối cùng, tất cả còn lại chỉ là một màu hồng; màu hồng làm sáng không gian, soi rõ hình ảnh của”cô em xóm núi” đang miệt mài lao động, phải chăng, đó cũng là màu hồng của tư tưởng Bác, là cái tình mênh mông, bát ngát mà Bác dành cho con người, cho cảnh vật. Gà gáy một lần đêm chửa tanChòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt đêm thu, trận gió hàn (Khổ I, Giải đi sớm) Có người cho rằng ở khổ I này, cảnh vật và con người đối nhau. Đúng như thế. Nhưng tuy đối nhau mà sự hòa hợp giữa tâm hồn rất đẹp, rất sáng của người tù với thiên nhiên lại thêm phần đẹp và ảo hơn. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, lòng lạc quan cách mạng vừa là phương thức để tồn tại, để vượt qua, vừa để khắc phục mọi hoàn cảnh. Đó là điều tất yếu, song cái chính vẫn là ở tâm hồn con người, ở ý nghĩa, ở niềm tin. Nói như Hoài Thanh đó là “ Cảnh ban mai tràn đầy khí thế “. Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng Bóng tối đêm tàn quét sạch không Hơi ấm bao la trùm vũ trụ Người đi thi hứng bỗng thêm nồng. Nếu như không có một niềm tin sắt đá vào một tương lai tươi sáng, thử hỏi làm sao Bác có thể có được những giọng thơ tràn đầy hào khí đến thế ? Trong bài “cảnh chiều hôm”, ý thơ chuyển sang một đề tài, một khía cạnh khác, nhưng cáichất “thép” và “tình” đặc biệt”bát ngát mênh mông” của Người vẫn không hề thay đổi: Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình Hương hoa bay thấu vào trong ngục Kể với tù nhân nỗi bất bình Bài thơ nói rất thực về sự việc “ hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng”.Vậy đấy! đẹp như hoa hồng mà nở rồi cuối cùng cũng phải tàn. Đó chẳng phải là sự vô tình của thiên nhiên? Nhưng đâu chỉ là thiên nhiên vô tình. Chất “thép” nằm ở chỗ nhận ra và phê phán thói vô tình này. Và sự bất bình của chút hương hoa chỉ có thể đem giải bày cùng người tù – người cộng sản vĩ đại, một nghệ sĩ, một nhà thơ. Âu đó cũng là cái tình của Bác với hoa với nhân loại đau khổ vậy. Người xưa có câu: “ Khi lo, lo trước thiên hạ, Khi vui, vui sau thiên hạ”. Hồ Chí Minh cũng vậy, Người buồn với nỗi buồn của người đời. Người che chở cho cả “ nhân loại cần lao”. Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông đỏ nặng phù saMột tâm hồn, một con người, một cuộc đời luôn yêu tất cả, chỉ quên mình. Đó là con người vĩ đại,sống hết mình, vì con người; vì vậy, khi làm thơ, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thơ Bác vẫn là “vần thơ thép “, “Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.
10 tháng 5 2021

tk nha 

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc, vị cha già kính yêu của Tổ quốc. Bác là người có vốn tri thức sâu rộng, là tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự vươn lê. Trên con đường tìm đường ra đi cứu nước, Bác đã gặp rất nhiều khó khăn, cực nhọc nhưng người quan niệm: muốn tìm đường cứu nước thì phải hiểu được đất nước mình đến. Vì thế người quyết tâm ngoại ngữ. Người luôn giữ cốt cách văn hóa của dân tộc song đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoa của nhân loại. Tài hoa là vậy nhưng điều kì lạ là cái gốc văn hóa dân tộc ko có gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. Bác là tấm gương để mọi thế hệ người dân Việt Nam đời đời nhớ ơn và noi theo học tập

I. Đọc hiểu đoạn thơBác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dịMàu quê hương bền bỉ đậm đàTa bên Người, Người tỏa sáng trong taTa bỗng lớn ở bên Người một chút...Bác Hồ dó, Ung dung châm lửa hút​Trán mênh mông, Thanh thản một vùng trời.Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cườiQuên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!Người rực rỡ một mặt trời cách mạngMà đế quốc là loài dơi hốt hoảngĐêm...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu đoạn thơ

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút...

Bác Hồ dó, Ung dung châm lửa hút

​Trán mênh mông, Thanh thản một vùng trời.

Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười

Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn rthow?

Câu 2: Hình ảnh Bác Hồ được giới thiệu thông qua những chi tiết nào?

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng củ biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút...

Câu 5: Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu trong hai câu thơ sau:

Bác Hồ dó, Ung dung châm lửa hút

​Trán mênh mông, Thanh thản một vùng trời.

Câu 6: Từ nội dung đoạn thơ em hãy viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) nêu cảm nghĩ của em về phong cách-đạo dức của Chủ tích Hồ Chí Minh

giúp em với ạ mai ktr rồi huhu 

 

0
1. Đọc hiểu : đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút... Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời. Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi! Người rực rỡ một mặt trời cách...
Đọc tiếp

1. Đọc hiểu : đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị 
Màu quê hương bền bỉ đậm đà 
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta 
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút... 
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút 
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời. 
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười 
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi! 
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng 
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng 
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người. 

 (Trích: Sáng tháng năm của Tố Hữu

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2: Hình ảnh Bác Hồ được giới thiệu thông qua những chi tiết nào?

Câu 3: Hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: 

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta 
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút... 

Câu 5: Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu trong hai câu thơ sau: 

                Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút 
                Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời. 

Câu 6: Từ nội dung đoạn thơ em hãy viết đoạn văn ( từ 7-10 câu) nêu cảm nghĩ của em về phong cách đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

0
2 tháng 5 2022

cho hỏi trc bài văn hay đoạn bn?

2 tháng 5 2022

bài văn nha bn

 

5 tháng 12 2021

từ tượng thanh: bung boong, 
từ tượng hình: trắng, lòe loẹt, lom khom

5 tháng 12 2021

tác dụng nữa bn 

 

16 tháng 5 2022

BPTT : so sánh 

=> Tác dụng : làm rõ công ơn người thầy , giúp cho người đọc hình dung ra được công lao của thầy như thế nào.

17 tháng 5 2022

BPTT : so sánh => Tác dụng : làm rõ công ơn người thầy , giúp cho người đọc hình dung ra được công lao của thầy như thế nào.