K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chỉ ra lỗi liên kết văn bản trong các đoạn trích sau và sửa lại cho hợp lí: a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Có bạn mặc mãi một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động ủng hộ đồng bào bị thiên tai. b. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm...
Đọc tiếp

Chỉ ra lỗi liên kết văn bản trong các đoạn trích sau và sửa lại cho hợp lí:

a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Có bạn mặc mãi một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

b. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không còn một tiếng động. Lá cờ nhỏ trên cột buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm.

c. Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em. Nhưng Thúy Kiều là chị còn Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái có nhan sắc.

105
8 tháng 5 2021

a. Đoạn văn mắc lỗi liên kết nội dung, chủ đề. 

Câu (1) đang có ý phê phán cách ăn mặc thiếu giản dị lành mạnh.

Câu (2), (3) lại nói về cách ăn mặc thô kệch, không chịu thay đổi

Câu (4) lại nói về phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

=> Giữa các câu văn không có liên kết về chủ đề với nhau.

b. Đoạn văn mắc lỗi liên kết về chủ đề.

Câu (1) nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

Các câu còn lại lại miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Giữa các câu không có sự liên kết với nhau.

c. Đoạn văn mắc lỗi liên kết:

- Sử dụng phép liên kết trái nghĩa giữa câu (1) và (2) không hợp lí. Bởi câu (2) đưa ra ý kiến trái chiều ("Nhưng"), còn ở câu (1) không nêu lên nội dung nào hàm ý trái nghĩa cả.

=> Sử dụng sai phép liên kết khiến các câu văn trong đoạn trở nên thiếu logic.

10 tháng 5 2021

a. Đoạn văn mắc lỗi liên kết nội dung, chủ đề. 

Câu (1) đang có ý phê phán cách ăn mặc thiếu giản dị lành mạnh.

Câu (2), (3) lại nói về cách ăn mặc thô kệch, không chịu thay đổi

Câu (4) lại nói về phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

=> Giữa các câu văn không có liên kết về chủ đề với nhau.

b. Đoạn văn mắc lỗi liên kết về chủ đề.

Câu (1) nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

Các câu còn lại lại miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Giữa các câu không có sự liên kết với nhau.

c. Đoạn văn mắc lỗi liên kết:

- Sử dụng phép liên kết trái nghĩa giữa câu (1) và (2) không hợp lí. Bởi câu (2) đưa ra ý kiến trái chiều ("Nhưng"), còn ở câu (1) không nêu lên nội dung nào hàm ý trái nghĩa cả.

=> Sử dụng sai phép liên kết khiến các câu văn trong đoạn trở nên thiếu logic.

5 tháng 11 2019

Thơ hay quá pạn ak :^'

5 tháng 11 2019

thơ bạn làm à

21 tháng 5 2021

câu thơ này đã làm toát lên vẻ đẹp chung của cả bài thơ.

Cả bài thơ Đồng chí đã ngợi ca vẻ đẹp bình dị, mộc mạc mà cao cả của anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí, đồng đội hết sức thắm thiết, cảm động, chân thành, thiêng liêng, bất tử.

Ở bài thơ Đồng chí, tình đồng chí, đồng đội được khơi nguồn sâu xa và nảy nở từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân đói nghèo, cực khổ. Từ đó, họ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn, mọi thiếu thốn, gian lao, ốm đau, hoạn nạn của đời lính:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Với ba câu thơ cuối cùng, chúng ta thấy nhà thơ Chính Hữu đã vẽ lên một bức tranh rất đẹp và trữ tình về những người chiến sĩ. Vào hoàn cảnh đêm về, giữa rừng hoang, có sương muối, những người lính phải thao thức trong cảnh khắc nghiệt để chờ giặc. Chúng ta biết rằng, đêm là khoảng thời gian mọi người thường ngon giấc sau một ngày lao động mệt nhọc. Nhưng trong những chuỗi ngày dài kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là những năm 1946, 1947, 1948, 1949, lực lượng quân sự của ta nếu so sánh với quân Pháp thì phần mạnh không thuộc về ta. Vì vậy, các anh bộ đội Cụ Hồ thường phải lợi dụng lúc màn đêm bao phủ để hành quân và tìm cách tiêu diệt giặc theo phương thức tấn công bất ngờ, chớp nhoáng rồi lui về vị trí phòng thủ. Do đó, bộ phận chỉ huy phải chọn địa bàn chiến đấu ở những nơi rừng hoang, địa hình địa vật có lợi cho ta mà bất lợi cho giặc. Giữa khu rừng mùa đông ở Việt Bắc, nhiều đêm xuất hiện sương muối. Sương muối là sương giá đọng thành những hạt nhỏ trắng xóa như muối trên cậy cỏ hay mặt đất. Ở miền Bắc nước ta nói chung và ở Việt Bắc nói riêng, về mùa đông, những ngày có sương muối trời rất lạnh. “Sương muối làm buốt tê da như những mũi kim châm và đến lúc nào đó bàn chân tê cứng đến mất cảm giác” (Chính Hữu). Vậy mà các anh chiến sĩ vẫn đứng đó giữa gió sương lạnh lẽo, không một chút than van.

Nhưng trong những phút giây mỏi mòn chờ đợi giặc tới, trước mắt các anh bộ đội bỗng hiện lên một khung cảnh đẹp kì diệu và thi vị: một vầng trăng lửng lơ giữa bầu trời. Tại thời điểm này, trên bức tranh thơ tráng lệ có ba nhân vật: khẩu súng, người chiến sĩ vệ quốc và vầng trăng.

Mặt khác, ở ba câu thơ cuối cùng, chúng ta thấy nhà thơ Chính Hữu đã diễn tả sâu sắc vẻ đẹp của tâm hồn người chiến sĩ. Giữa hoàn cảnh “rừng hoang sương muối”, những người lính đoàn kết bên nhau “chờ giặc tới” rất hồi hộp, căng thẳng thì xuất hiện hình ảnh:

Đầu súng trăng treo
Thật bất ngờ làm sao!

Lẽ ra, cái mà độc giả đón nhận một cách tự nhiên là các anh chiến sĩ “chờ giặc tới” thì phải gặp quân cướp nước đó. Rồi trận chiến giữa ta và giặc phải diễn ra một cách dữ dội, quyết liệt, một mất một còn vì sự tồn vong của dân tộc. Trái lại, những người đắm say, thưởng thức nghệ thuật lại bắt gặp một hình ảnh thanh bình, êm dịu, gợi cảm, tràn đầy chất thơ. Và nhờ sự xuất hiện bất ngờ của mạch thơ, chúng ta bất ngờ cảm nhận được một vẻ đẹp lung linh lãng mạn toát ra từ tâm hồn của các anh chiến sĩ. Các anh trong tay lăm lăm khẩu súng chờ đợi diệt quân thù nhưng tâm hồn vẫn luôn hướng đến ánh sáng của cái Đẹp thanh bình, tràn trề nhựa sống.

Đặc biệt, trong câu thơ Đầu súng trăng treo, từ treo được Chính Hữu dùng rất “đắt”. Thông thường, từ treo trong Tiếng Việt có các nghĩa:

1- Làm cho được giữ chặt vào một điểm cố định, thường là ở trên cao, để cho buông thòng xuống.
2- Làm cho được cố định hoàn toàn ở một vị trí trên cao, dựa vào một vật khác.
3- Nêu giải thưởng.
4- Tạm gác, tạm đình lại trong một thời gian (Từ điển Tiếng Việt của Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm).

Còn từ “treo” trong bài thơ, vừa gợi tả vầng trăng như chợt hiện ra lơ lửng dưới mắt người chiến sĩ, vừa nói lên sự trẻ trung, tình tứ, thuần phác trong tâm hồn các anh khi trông thấy vầng trăng.

Hình ảnh đầu súng trăng treo chỉ có 4 chữ nhưng lại có “nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh, trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mùi súng” (Chính Hữu).

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” đúng là một sự đột phá thi vị của nghệ thuật thơ Chính Hữu. Lần đầu tiên trong thi ca Việt Nam mới có được một hình ảnh cô đúc như vậy. Phải đến sáu năm sau, 1954, những người yêu thơ mới bắt gặp một hình ảnh tương tự:

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
(Việt Bắc - Tố Hữu)

Ngoài ra, hình ảnh đầu súng trăng treo, theo Giáo sư Nguyễn Văn Long, còn mang “ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ ... Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng. Xa hơn, đó cũng xem là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến - nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn”.

Tóm lại, một bài thơ hay không phải là một bài thơ có quá nhiều dòng mới hay hoặc cả bài thơ câu nào cũng hay. Đôi khi một bài thơ có một vài ba câu hay thì cả bài thơ đó cũng trở nên hay và tác giả đó có thể nổi tiếng. Vậy nên, cả cuộc đời làm thơ của Chính Hữu, chỉ một bài Đồng chí, chỉ ba câu thơ cuối cùng của bài thơ, nhất là hình ảnh “đầu súng trăng treo”, cũng đủ giúp nhà thơ lưu danh trên thi đàn. Thật vậy, ba câu thơ ấy, nghĩ thì thấy sâu xa, đọc lên nghe thì xúc động. Chính vì sức sống mãnh liệt ấy, khi bài thơ được phổ nhạc, được chuyển lời vọng cổ, thính giả, khán giả khắp nơi đều nhiệt liệt ủng hộ và hết lời khen ngợi#######bài Tham Khảo

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : Mùa đông , giữa ngày mùa , làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau . Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi . Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại . Nắng nhạt ngả màu vàng hoe . Trong vườn , lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm , không trông thấy cuống , như những chuỗi tràng hạt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : Mùa đông , giữa ngày mùa , làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau . Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi . Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại . Nắng nhạt ngả màu vàng hoe . Trong vườn , lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm , không trông thấy cuống , như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng . Từng chiếc lá mít vàng sẫm . Tàu đu đủ , chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi . Buồng chuối quả chín vàng đốm . Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng , như những vạt áo nắng , đuôi áo nắng , vẫy vẫy . ( SGK Ngữ văn 7 , tập 1 , tr.33 , NXBGD , 2014 ) 7 lượt xem

a. Xác định PTBĐ chính của đoạn văn ?
b. Xác định thành phần biện lập có trong những câu thơ sau ? 
        : Mùa đông , giữa ngày mùa , làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau . Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi . 
c. Chỉ ra biện pháp tu từ đc sử dụng trong văn bản 
d. Qua đoạn văn em hiểu gì về phong cảnh làng quê và tình cảm của tác giả

0
28 tháng 7 2019

Qua khung cửa sổ, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp trước đây dù có đi khắp nơi trên thế giới, anh cũng không thấy được

- Không gian có chiều sâu và bề rộng: những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông

- Cảnh đẹp bình dị gần gũi ngay xung quanh Nhĩ nhưng phải tới cuối đời, khi nằm trên giường bệnh anh mới nhận ra

- Nhĩ khao khát đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị bỏ quên

→ Sự thức tỉnh xen lẫn với ân hận, xót xa của Nhĩ

27 tháng 9 2017

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểm nhấn của toàn bài thơ.

       + Hình ảnh thực và lãng mạn.

       + Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.

       + Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.

    - Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.

→ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.”

- Ấn tượng về cảnh đêm nơi vườn chúa được miêu tả thế nào?

1
16 tháng 10 2017

Cảnh tượng vườn đêm của chú được miêu tả bằng một câu liệt kê dài: “ Mỗi khi cảnh đêm thanh vắng… là triệu bất thường.”

- Cảnh được miêu tả là cảnh thực, gợi lại cảm giác ghê rợn trước cái tan tác, đau thương chứ không phải cảnh yên bình.

- “Triệu bất thường”, hình ảnh ẩn dụ cảnh bất thường của đêm thanh vắng như báo trước sự suy vong tất yếu của triều đại chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ.

Sen là loại cây thân rễ một trong các lớp bùn ở ao hồ sông ngòi thông thường cây sen có thể cao tới 1,5m lá sen hình tròn nổi bật trên mặt nước mặt trên của lá xanh đậm mặt dưới xanh nhạt cuống lá hình trụ dài khoảng hơn 1 m có nhiều gai. Hoa sen thường có màu hồng hoặc màu trắng. Cây sen có giá trị sử dụng cao. Lá sen làm vị thuốc hoặc gói thức ăn, ngó sen, củ sen, hạt sen đều là...
Đọc tiếp

Sen là loại cây thân rễ một trong các lớp bùn ở ao hồ sông ngòi thông thường cây sen có thể cao tới 1,5m lá sen hình tròn nổi bật trên mặt nước mặt trên của lá xanh đậm mặt dưới xanh nhạt cuống lá hình trụ dài khoảng hơn 1 m có nhiều gai. Hoa sen thường có màu hồng hoặc màu trắng. Cây sen có giá trị sử dụng cao. Lá sen làm vị thuốc hoặc gói thức ăn, ngó sen, củ sen, hạt sen đều là những loại thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe

a) Từ những thông tin chính đã liệt kê trên đây, hãy viết thành đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.

b) Trao đổi với bạn và nhận xét về tác dụng của những yếu tố miêu tả đã sử dụng trong đoạn văn.

 

c) Rút ra một số lưu ý về cách sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh lựa chọn yếu tố miêu tả miêu tả như thế nào mức độ miêu tả.

     

    0