Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu thứ nhất: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc.
- Từ láy xơ xác gợi tả khung cảnh một mái lều tranh tạm bợ giữa rừng, giúp người đọc hình dung nơi trú ngụ đơn sơ, đã giãi dầu sương gió, không lấy gì làm chắc chắn, gió rét vẫn có thể len lỏi vào. Về giá trị gợi cảm, từ láy xơ xác giúp người đọc cảm nhận được rõ hơn cái gió, cái rét, sự gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ, đồng bào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Phù hợp với quy luật tự nhiên: đã có mưa thì không có sương.
Nếu thay bằng Lều tranh sương phủ bạc. Câu thơ gợi sự tròn trịa đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ lạc điệu nếu đặt trong toàn mạch bài thơ. Âm hưởng câu thơ trang trọng, cầu kỳ, không phù hợp với âm hưởng cả bài
a. Câu thứ nhất: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc.

Quê hương là một trong những bài thơ hay nhất mà Tế Hanh sáng tác về đề tài quê hương. Trong bài thơ, ông đã viết hai câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền một cách rất sinh động:
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trên thớ vỏ"
(Quê hương - Tế Hanh)
Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.

a) còi may, bến tàu hầm nhỏ, hòn gai, đất đỏ, ao nâu, áo xanh,nông thôn, thành thị
b)còi máy gọi những người lao động dưới hầm mở
đất đỏ là chỉ người chiến sĩ nhân dân
áo nâu chỉ người nông dân
áo xanh chỉ người thành thị
nông thôn chỉ những người lao động
thành thị chỉ những người công nhân
c)Tác dụng làm hình ảnh con người trong đoạn thơ giàu hình ảnh cảm xúc cao quý cao cả của con người lao động cực nhọc trong kháng chiến chống pháp, mỹ

- Nhân hóa : " Sài Gòn cứ trẻ hoài " Sài Gòn như một con người đang ở giai đoạn thanh xuân của cuộc đời nhằm thể hiện sự gần gũi và tình yêu Sài Gòn của tác giả .
- Phép so sánh : " Sài gòn như một cây tơ đương độ nõn nà trên đà thay đổi thịt miễn là cư dân ngày này và cả ngày mai biết cách tưới tiêu chăm bón trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này " để thấy được sự phát triển đi lên của thành phố, sự đổi thay ấy chúng ta có thể nhận thấy từng ngày .

Các từ láy là: thỉnh thoảng, phành phạch, hủn hoẳn, giòn giã, rung rinh, ngoàm ngoạp
=> Các từ láy trên gợi tả hành động vô cùng sinh động, đặc sắc khiến cho câu văn trở nên gợi hình, gợi cảm.
các từ láy;thỉnh thoảng, phành phạch, hủn hoẳn, giòn giã, rung rinh, ngoàm ngoạp

Câu 1:
Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
- Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.
* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” -> Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
- Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” -» Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Đoạn 3: Còn lại -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi
Câu 2:
Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:
- Hình dáng: Cái sắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái sắc bên mình chỉ “ xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.
- Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).
- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn {Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).
- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lổm chú à, ở đồ/ì Mang c Thích hơn ở nhà!).
* Các yêu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh... vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Nhưcon chim chích...) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Câu 3: Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.
Trá lời:
Nhà thơ đã hình dung ra sự hi sinh của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng cũng như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề ‘Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?
Nhưng rồi:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng. Nhưng nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót, ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghi giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn nhỏ bé ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước (Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng).
Những câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
Ra thế Lượm ơi ...
Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
- Thôi rồi, Lượtn ơi!
Hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được, lại thốt lên lời đau đớn.
- Lượm ơi, còn không?
Câu thơ được tách ra thành một khổ thể hiện tiếng gọi vừa thân thương vừa thống thiết kết hợp với câu hỏi tu từ như muốn nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm.
Câu 4:
Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:
- Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.
- Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.
- Chú đồng chí nhỏ. cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Lượtn ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?
Câu 5:
Sau câu thơ: Lượm ơi, còn không? nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi là để trả lời cho câu hỏi tu từ này. Nhà thơ khẳng định Lượm sẽ và vẫn sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.
Để phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ "Cây vừa thay áo mới, lá đính sương long lanh, tặng vạt cỏ tươi sáng, uốn rung rinh búp ngọc", ta có thể chỉ ra như sau:
Qua đó, biện pháp nhân hóa giúp tác giả thể hiện vẻ đẹp tươi mới của thiên nhiên, gắn kết thiên nhiên với cuộc sống của con người.
Trong khổ thơ trên, biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện qua các từ ngữ sau:
Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa: