Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. PTBĐ chính: So sánh. (qua từ "là"). Tác giả thông qua phép so sánh này đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về quê hương.
b.Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (5), (6) là:
- Phép so sánh: Quê hương là dáng mẹ. => Qua đó ta thấy được sự gần gũi, ấm áp, thân thuộc của quê hương.
- Phép ẩn dụ: Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật). Dáng mẹ liêu xiêu cho thấy bóng hình quê hương còn nhiều khó khăn nhưng tần tảo và nghị lực. Chỉ qua một hình ảnh này thôi đã khái quát, xây dựng được hình tượng quê hương lớn lao mà gần gũi.
c. Hai câu thơ cuối không chỉ khẳng định lại một lần nữa sự thân thuộc của quê hương, quê hương là nguồn cội. Mà qua đó tác giả còn nhằm gửi gắm thông điệp "nhớ về" -> phải luôn biết ơn và gắn bó với quê hương.
Tham khảo:
Mẹ là quê hương, quê hương là mẹ. Tình yêu quê hương luôn gắn liền thiết tha với người mẹ hiền mà ta luôn yêu quý. Thật vậy! Có ai mà không có quê hương, không dành tình yêu lớn cho quê hương mình. Quê hương là mẹ, bởi dù ta đi bất kể nơi đâu, vùng trời nào thì có một quê hương mang tên mẹ vẫn luôn đợi ta. Ở ngoài xã hội kia, họ chỉ nói những lời ngon ngọt khi ta đạt được thành công, sự giàu có . Nhưng khi ta mất tất cả thì họ lại đối xử bất công với ta chỉ có mẹ và quê hương vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ta trở về.Than ôi ,quê hương là nơi ta sinh ra, là nơi có bầu trời xanh biếc, tiếng gió rì rào (từ tượng thanh) nơi góc vườn, là nơi mà mỗi chúng ta đều luôn nhớ về mỗi khi đi xa,.... Chính nơi này là nơi ta được mẹ chăm sóc, ôn tồn (từ tượng hình) dạy dỗ, nơi gắn liền với tuổi thơ ta luôn có hình bóng người mẹ hiền mà ta yêu quý, chẳng phải mẹ cũng là quê hương. Tự hỏi: Trên đời này có gì đáng giá hơn tình mẹ và tình quê đây?
Tham khảo:
Ôi! Có ai mà không có quê hương, không dành tình yêu lớn cho quê hương mình. Quê hương là mẹ, bởi dù ta đi bất kể nơi đâu, vùng trời nào thì có một quê hương mang tên mẹ vẫn luôn đợi ta. Ở ngoài xã hội kia, họ chỉ nói những lời ngon ngọt khi ta đạt được thành công, sự giàu có . Nhưng khi ta mất tất cả thì họ lại đối xử bất công với ta chỉ có mẹ và quê hương vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ta trở về.Than ôi ,quê hương là nơi ta sinh ra, là nơi với góc vườn lộng gió rì rào (từ tượng thanh), có hàng tre xanh thẳng tắp... Chính nơi này là nơi ta được mẹ ân cần (từ tượng hình) chăm sóc, dạy dỗ, nơi gắn liền với tuổi thơ ta luôn có hình bóng người mẹ hiền mà ta yêu quý, chẳng phải mẹ cũng là quê hương. Tự hỏi: Trên đời này có gì đáng giá hơn tình mẹ và tình quê đây?
Câu 1: Nội dung chính của truyện “Quê mẹ” là gì?
A. Miêu tả cảnh vật và con người làng quê nơi cô Thảo sinh ra.
B. Bộc lộ nỗi nhớ quê hương và tình yêu gia đình của cô Thảo.
C. Kể chuyện gia đình cô Thảo và tâm trạng khi cô về thăm quê ngoại.
D. Kể chuyện cô Thảo về quê làm giỗ cho ông bà ngoại.
Câu 2. Cốt truyện “Quê mẹ” thuộc dạng nào?
A. Cốt truyện kỳ lạ, khác thường.
B. Cốt truyện giản dị, đời thường
C. Cốt chuyện trào phúng, hài hước
D. Cốt truyện giàu tính triết lí
Câu 3: Nhân vật cô Thảo không được khắc họa ở khía cạnh nào?
A. Hành động
B. Lời nói
C. Suy nghĩ
D. Ngoại hình
Câu 4: Những chi tiết sau cho thấy điều gì ở nhân vật cô Thảo?
- Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt.
- Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm động quá đến rưng rưng nước mắt.
A. Cô Thảo là người nhạy cảm, dễ xúc động.
B. Cô Thảo rất yêu thương cha mẹ và quý mến các em.
C. Cô Thảo rất quan tâm đến việc dạy bảo các em.
D. Cô Thảo luôn nghĩ đến việc chăm sóc bố mẹ già.
Câu 5: Câu văn nào thể hiện rõ nhất nỗi nhớ nhung và sự trăn trở về gia đình của cô Thảo?
A. Qua những con đường mòn chạy nắp theo bờ ruộng, cô lại nhớ đến quãng đời bán gạo của cô ngày trước.
B. Cô muốn đi đò cho đỡ chân, nhưng sực nhớ đến những món quà cần phải cho em, cô lại gắng gượng đi nhanh hơn trước.
C. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn.
D. Rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão.
Câu 6: Câu văn nào sau đây có chứa trợ từ?
A. Cả nhà chỉ trông vào sáu mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.
B. Dạ, nhà con mắc việc quan.
C. Thế à, cây thanh trà ấy trông dáng khô khan không ngờ lại giống tốt.
D. Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt.
Câu 7: Vì sao sau khi nghe lời nói của cô Khuê,cô Thảo “gương mặt đỏ bừng, quay đầu nhìn xuống bếp”.
A. Vì cô cảm thấy tức giận cô Khuê và buồn bã vô cùng.
B. Vì cô cảm thấy rất ngượng ngùng, xấu hổ và tủi thân.
C. Vì cô cảm thấy rất xúc động vì được cả nhà quan tâm, hỏi han.
D. Vì cô cảm thấy vui mừng vì được về nhà ngoại ăn giỗ.
Câu 8: Theo em, truyện “Quê mẹ” có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện tình yêu quê hương, gia đình, làng xóm của cô gái đi lấy chồng xa.
B. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình thương bạn bè và tình nghĩa làng xóm.
C. Thể hiện nỗi cảm thương sâu sắc cho tâm sự của người con gái lấy chồng nghèo.
D. Bộc lộ sự cay đắng, chua chát trong lòng người con gái khi về thăm quê mẹ.
Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.
- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.
-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.
Câu:"Quê hương là gì hở mẹ" là một câu hỏi tu từ ,tưởng chừng là một câu hỏi của một đứa trẻ nhưng lại mang nhiều hàm ý.Không phải khi còn bé chúng ta vẫn thường hay hỏi bố mẹ mình những câu hỏi như: Quê hương là gì? Quê hương là nơi ta sinh ra, khi ra đi ta luôn nhớ về những kỉ niệm và hình ảnh của nơi đó. Chẳng phải từ thuở mới lọt lòng sinh ra qua những lời ru tiếng hát của bà, của mẹ đã dạy ta phải yêu đất nước của mình.Câu này còn được lặp lại hai lần thể hiện sự mong mỏi và khao khát của tác giả.
CHO MÌNH XIN LGHN NHÉ