Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tui bị đánh lỗi, câu hỏi đây:
21 | Trong dòng thơ "Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về", tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? |
| A. ẩn dụ | B. so sánh | C. điệp ngữ | D. hoán dụ |
Nhân hóa : Những em nắng cùng nhau vui đùa, nhảy múa trên những cành cây, ngọn cỏ.
So sánh : Các chị lúa ngả vào nhau như đang thầm thì trò chuyện.
Câu trần thuật đơn : Vào buổi sáng, cánh đồng quê tôi trông thật là trong trẻo và yên bình.
Chúc bạn hok tốt nhé!
TK:
Bình minh vừa rạng, phương đông ửng hồng. Từ phía xa xa, ông mặt trời mặc bộ xiêm y hoàng bào lộng lẫy từ tư bước lên cao. Trên trời những đám mây màu vàng nhạt lững lờ trôi đi. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sí dạo lên những khúc kèn hoành tráng: "Ò ó o o" ,... từ xa vọng lại. Những chị gió thướt tha mang những luồng khí mát lạnh đến quê huơng tôi. Ngoài đồng, các bác nông dân đang gặt lúa. Khung cảnh thật yên bình tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa hè trên quê hương tôi !
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ trong đoạn thơ sau:
" Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Tác dụng nhằm làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
Hoán dụ: bàn tay để chỉ sức lao động của con người. Đây là hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Biện pháp hoán dụ để nhấn mạnh vai trò của sức lao động, sức lao động của con người có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của con người.
1. So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn. Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc
-Biện pháp nhân hóa sẽ làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên và động vật hơn. Nó giúp biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, đồ vật
-Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …).
-Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau.
=> Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho lời văn diễn đạt.
BPTT:
+ Hoán dụ "hai bàn tay"
Phân tích tác dụng: thể hiện nên việc những hành phúc muốn có được khi trưởng thành đều phải là do sự chăm chỉ, cố gắng, nỗ lực, ý chí cầu tiến của bản thân ta mà đạt lấy. Qua đó câu thơ thêm đặc sắc hình ảnh, tăng giá trị nội dung, giá trị gợi hình gợi cảm xúc chân thật hấp dẫn đọc giả hơn.
Bạn tham khảo nha:
Tết vui nhất là những ngày trước Tết. Khi người ta tất bật sớm hôm để dọn dẹp, sắm sửa, chờ đón người thân ở xa về thì cũng là lúc đông vui nhất. Và góp phần làm nên những niềm vui ấy, không thể nào thiếu được cảnh đi chợ Tết cuối năm. Chợ Tết sẽ mở từ sớm và kéo dài đến đêm muộn để phục vụ cho bà con kịp mua sắm. Những quầy hàng trở nên chật chội hơn với vô vàn các món hàng hóa bắt mắt. Chúng xếp chồng chéo lên nhau, lan ra cả đến lối vào chật hẹp. Rất nhiều các quầy hàng cũng được dựng lên, thậm chí là ngồi ở ngay giữa lối đi khắp chợ. Người ta còn bán từ đầu cổng chợ đi vào đến bên trong cơ. Hàng hóa nhiều hơn, người mua người bán cũng đông hơn, thế là ra không khí của chợ Tết. Cả chợ tấp nập, người đi lại như mắc cửi.Nhưng tất nhiên, bầu không khí rộn ràng còn phải dựa vào những mặt hàng được bày bán nữa. Biết bau thịt thà rau củ đa dạng các thể loại hơn hẳn ngày thường được đem ra bán. Các loại hoa quả ngon, đắt đỏ cũng được bày hết ra cho mọi người chọn lựa đem về đặt lên ban thờ. Những loài hoa xinh xắn cũng đua nhau nở rộ. Ai cũng mua mấy nhánh hay cả bó về để chơi Tết. Đến những loại bánh kẹo, nước ngọt cũng thay đổi áo ngoài. Loại nào cũng rực sắc đỏ vàng với đóa mai, đào, pháo bông tưng bừng. Đặc biệt nhất, phải kể đến các mặt hàng chỉ bán vào dịp Tết, như nguyên liệu để gói bánh chưng, mứt gừng, hạt dưa… Nhìn mà hoa hết cả mắt.Và trong bầu không khí rộn ràng ấy, em cùng mẹ chen qua dòng người đông đúc, đến từng quầy hàng để xem, để chọn. Tuy đông đấy, chen nhau đấy, nhưng chẳng ai thấy khó chịu cả. Ai cũng vui vẻ, hào hứng và hòa nhã hơn hẳn thường ngày. Tuy vội vàng cho rất nhiều công việc, nhưng mẹ và em vẫn đi hết từng gian hàng để xem cho hết những thứ quà đậm chất Tết ấy. Và cũng nhân hành động ấy, mà nán lại tận hưởng bầu không khí cuối năm ở cái nơi chen chúc này.Những ngày được cùng mẹ đi chợ cuối năm ấy với em rất ý nghĩa. Bởi chính ở khu chợ đó, em mới cảm nhận được rõ nhất không khí của ngày Tết và niềm vui của sự tất bật lúc cuối năm. Em yêu lắm những ngày cuối năm như vậy.
Biện pháp tu từ hoán dụ "Cả chợ tấp nập, người đi lại như mắc cửi."
Hoán dụ ở "Cả chợ" ý chỉ những người trong chợ
Tham khaorL:
Hoán dụ là tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên hiện tượng, sự vật, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Biện pháp hoán dụ có tác dụng tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.
THAM KHẢO
Hoán dụ là tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên hiện tượng, sự vật, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Biện pháp hoán dụ có tác dụng tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn