Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp ẩn dụ trong những câuthơ sau đây:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua "giọt long lanh". Nếu hiểu đó là giọt âm thanh của tiếng chim, phải cảm nhận bằng thính giác nhưng tác giả cảm nhận bằng xúc giác
Câu 1:
Biện pháp nghệ thuật so sánh có trong câu thơ đó là:Chiếc thuyền-con tuấn mã.
Nội dung:Giúp câu thơ thêm sinh động và cho người đọc người nghe cảm nhận được sự hăng sức của con thuyền mạnh mẽ như 1 con tuấn mã.
Câu 2:
b.Ẩn dụ: từng hạt long lanh rơi.
Giải nghĩa: được hiểu là âm thanh của tiếng mưa (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
a. Ẩn dụ: mặt trời trong lăng.
Giải nghĩa:Bác Hồ (ẩn dụ phẩm chất)
Ẩn dụ: 79 mùa xuân.
Giải nghĩa:79 mùa xuân- 79 tuổi.
ẩn dụ là thuyền: nguoi con trai
biển: nguoi con gái
nghệ thuật ẩn dụ : thuyền như người con trai nhiều khát vọng, biển là cô gái đầy bao dung thực chất là mượn hình ảnh biển và thuyền mà nói về tình cảm của mình sự hiểu nhau của anh và em như thuyền, biển và cả nỗi nhớ họ dành cho nhau...( kết hợp với ẩn dụ là biện pháp nhân hóa?) từ những hình ảnh rất thực của cuộc sống, thi sĩ Xuân Quỳnh đã thẻ hiện được tình yêu cháy bỏng của mình qua những vẫn thơ đầy khát khao với những cung bậc khác nhau của tình yêu; một tình yêu giản dị mà cháy bỏng, cồn cào. Ở đó thấy được cả chất nữ tính của thơ Xuân Quỳnh
hc tốt
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...
câu a thôi
Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ
Tác dụng: Mặt trời đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài. Còn con là hy vọng, là tương lai, niềm ấp ủ cho đời mẹ. Con là mặt trời bé nhỏ, gần gũi, trẻ trung và thân thương ngay trên lưng mẹ.
1. Biện pháp nghệ thuật và tác dụng trong câu thơ:
Biện pháp điệp từ:
"Ơi" trong câu thơ "Ơi con chim chiền chiện" là một điệp từ thể hiện sự gọi mời, như một lời xướng, lời mời gọi đầy cảm xúc, thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên. Biện pháp này giúp nhấn mạnh sự gần gũi, thân thiết của tác giả với hình ảnh con chim chiền chiện.
Biện pháp nhân hóa:
Trong câu "Từng giọt long lanh rơi", hình ảnh "giọt" được nhân hóa với tính từ "long lanh", khiến cho giọt nước như có sự sống, sinh động và lấp lánh, gợi lên vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của thiên nhiên. Tác giả không chỉ mô tả mà còn làm cho các sự vật, hiện tượng trở nên có hồn, gần gũi với con người.
Biện pháp so sánh:
"hót chi mà vang trời" sử dụng biện pháp so sánh ẩn dụ, để diễn tả âm thanh của chim chiền chiện vang vọng, mạnh mẽ, rộng lớn như vang lên khắp bầu trời. Biện pháp này làm nổi bật vẻ đẹp, sự trong trẻo, mạnh mẽ của tiếng hót của con chim.
Biện pháp ẩn dụ:
"Tôi đưa tay ra hứng" có thể hiểu như một sự gợi mở về sự đón nhận, cảm thụ, mà không phải chỉ đơn thuần là hành động vật lý. "Hứng" ở đây có thể hiểu là cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên một cách nhẹ nhàng, tinh tế.
Bốn câu thơ trong đoạn trích đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thanh thoát, gần gũi với con người. Hình ảnh con chim chiền chiện hót vang trời, từng giọt long lanh rơi xuống, và người cảm nhận đưa tay ra để hứng, tất cả tạo nên một không gian nhẹ nhàng, tràn ngập vẻ đẹp của thiên nhiên. Câu thơ "hót chi mà vang trời" không chỉ là sự miêu tả về âm thanh mà còn là một cách thể hiện sức mạnh của âm vang, như âm thanh ấy có thể khuếch tán khắp không gian, làm sống động cả bầu trời. Hình ảnh "từng giọt long lanh rơi" làm cho cảnh vật thêm phần tươi mới, lung linh, với sự tỉ mỉ trong cách miêu tả. Cuối cùng, hành động "tôi đưa tay ra hứng" không chỉ là cử chỉ đón nhận một cách vật lý mà còn thể hiện sự cảm thụ, sự trân trọng, và hòa mình vào thiên nhiên. Các biện pháp nghệ thuật như điệp từ, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đã làm tăng vẻ đẹp trong từng hình ảnh, làm cho thiên nhiên trở nên sống động, đầy cảm xúc, mang lại cho người đọc những cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản. Từ đó, ta cảm nhận được tình yêu, sự gần gũi của con người đối với thiên nhiên và những điều giản dị nhưng đầy ý nghĩa trong cuộc sống.
1.Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
+ Giọt long lanh là những giọt mưa xuân, giọt mưa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá.
+ Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành “từng giọt” (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt long lanh ánh sáng và màu sắc có thể bằng xúc giác (tôi đưa tay tôi hứng).
→ Câu thơ gợi ra niềm cảm xúc say mê, ngây ngất của tác của tác giả trước cảnh trời đất xứ Huế vào mùa xuân, thể hiện mong muốn hòa nhập thiên nhiên, đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông lạnh giá khiến ta vô cùng khâm phục.
2. Bài làm
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc, đặc biệt là đoạn thơ mở đầu:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
Dòng sông xanh thanh bình yên ả - đó là tín hiệu của mùa xuân đã về. Giữa dòng sông xanh đó là màu tím biếc của bông hoa. Mùa xuân ở đây thật hào phóng nên sẵn sàng trao tặng cho ai biết trải rộng lòng mình:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Tiếng gọi “ơi” nghe sôi nổi và tha thiết biết bao. Nhà thơ đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự thăng hoa của tâm hồn, điêu luyện trong ngòi bút. Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Câu hỏi tu từ hót “Hót chi mà vang trời” gợi ra tiếng chim hót trong trẻo, vang lừng xa như gần lại rõ ràng, tròn trịa kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu đọng lại thành giọt long lanh rơi, rơi mãi. Nhà thơ đã tưởng tượng bằng tất cả rung động của tâm hồn “tôi đưa tay tôi hứng” - người đang hứng tiếng hót hay là hạt mưa rơi.