K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3

- Văn hóa:

+ Phong cách kiến trúc và nghệ thuật: Văn minh Đông Nam Á góp phần tạo ra các kiệt tác kiến trúc và nghệ thuật độc đáo như Angkor Wat ở Campuchia, Borobudur ở Indonesia. Các phong cách này đã trở thành biểu tượng của vùng Đông Nam Á và được người dân và du khách trên khắp thế giới ngưỡng mộ.
+ Tôn giáo và tín ngưỡng: Phật giáo và Ấn Độ giáo đã có sức ảnh hưởng sâu rộng tới văn hóa và đời sống tinh thần của người dân Đông Nam Á. Các nguyên tắc và giá trị từ các tôn giáo này đã góp phần vào việc hình thành các giá trị xã hội và phẩm chất con người trong khu vực.
- Kinh tế:

+ Thương mại và giao thương: Vị trí địa lý của Đông Nam Á là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại và giao thương. Các nước trong khu vực đã phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ.
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu: Sự phát triển kinh tế của Đông Nam Á đã tạo ra cơ hội hợp tác và đầu tư từ các quốc gia khác trên thế giới, góp phần vào sự phát triển kinh tế toàn cầu.
- Xã hội và chính trị:

+ Đa dạng văn hóa và đa dạng xã hội: Văn minh Đông Nam Á đã tạo ra một môi trường đa dạng văn hóa và xã hội, với sự hòa trộn của nhiều dân tộc, tôn giáo, và truyền thống khác nhau.
+ Hợp tác khu vực: Sự hiểu biết và tương tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong khu vực đã tạo điều kiện cho việc hợp tác trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hóa và chính trị.

25 tháng 4

Câu 1. Nêu thành tựu văn học của văn minh Đại Việt. Tính dân tộc được thể hiện thế nào trong những thành tựu đó?

Nội dung
 

* Thành tựu văn học:

-Văn học: phong phú, đa dạng, chia làm 2 bộ phận: văn học viết và văn học dân gian,

+Văn học dân gian: gồm nhiểu thể loại: truyện cổ tích, sử thi, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, ca dao, dân ca… 

Nội dung phản ánh đời sống xã hội, đúc kết kinh nghiệm và răn dạy…

+Văn học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm gồm các thể loại: thơ, cáo, hịch, phú, truyện… 

 Nội dung thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tin tôn giáo… (Chia rõ VH chữ Hán và VH chữ Nôm)

+ Tiêu biểu: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), ….. (Chia rõ VH chữ Hán và chữ Nôm)

* Biểu hiện của tính dân tộc:

 Nội dung các tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ những sự kiện của đất nước (các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thành tựu xây dựng đất nước…), từ tâm tư, nguyện vọng và cuộc sống lao động giản dị của người dân.

+ Sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm.

Câu 2. 

Trình bày những thành tựu tiêu biểu về chữ viết của văn minh Đại Việt?

Theo em, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương nói lên điều gì?

NỘI DUNG

 

- Thành tựu về chữ viết:

+ Chữ Hán là văn tự chính thức, được sử dụng trong các văn bản hành chính nhà nước

+ Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc và được sử dụng rộng rãi từ thế kỉ XIII.

+  Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng, cải biến bảng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và từng bước phát triển, trở thành chữ viết chính thức của người Việt.

Việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương đã: 

- Khẳng định người Việt có chữ viết, ngôn ngữ riêng của mình. 

 - Thể hiện ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.

 

 - Làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, nền văn học dân tộc ngày càng phát triển.

- Thể hiện tính sáng tạo của người Việt…

 

 

 

Câu 3. 

Trình bày những thành tựu về nông nghiệp của văn minh Đại Việt và các chính sách khuyến nông của triều đình.

Thành tựu nông nghiệp:

+ Mở rộng được diện tích canh tác, khai hoang các vùng đất mới.

+ Kĩ thuật thâm canh lúa nước có nhiều tiến bộ.

+ Du nhập và cải tạo giống lúa mới từ bên ngoài.

+ Đắp đê phòng lụt, tiêu biểu là hệ thống đê sông Hồng.

- Một số chính sách khuyến nông:

+ Nghiêm cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo

+ Lập các chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ để khuyến khích phát triển nông nghiệp.

+ Khuyến khích người dân khai hoang, mở rộng diện tích canh tác.

+ Phép “quân điền”, “ngụ binh ư nông”…

25 tháng 10 2017

Chọn B

14 tháng 12 2021

Chữ mờ quá bn ko nhìn rõ

13 tháng 12 2022

sai

24 tháng 12 2023

Câu A nheee

 

Chọn B

8 tháng 12 2021

B. Sự tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ.

12 tháng 10 2023

loading...

10 tháng 1 2023

Câu 1: Ý nghĩa:

- Phản ánh trình độ phát triển cao, sự lao động và sáng tạo của người Ấn Độ

- Đóng góp nhiều thành tựu cho nền văn minh nhân loại, đặt nền móng cho nhiều lĩnh vực

- Nhiều thành tựu văn minh Ấn Độ vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay.

Câu 2: 

- Về mặt ngôn ngữ, một số quốc gia như Thái Lan, Lào, Campuchia... đã mượn chữ viết và ngôn ngữ Ấn Độ để sử dụng như tiếng Sanskrit hay tiếng Pali. Tiếng Sanskrit có vai trò vô cùng quan trọng trong việc để truyền tải văn hoá Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, dựa vào chữ Sanskrit các quốc gia khu vực này cũng đã tạo nên chữ viết của riêng mình. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của các tác phẩm dân gian Ấn Độ như Mahabharata, Jakarta,... chiếm một phần không nhỏ với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

- Về tôn giáo, tín ngưỡng và đạo đức thì những ảnh hưởng của Ấn Độ có những ý nghĩa vô cùng quan trọng, được coi là nền tảng cho tôn giáo của Đông Nam Á, đặc biệt là Phật giáo. Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm, từ khoảng thế kỉ I - II Công nguyên. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của Phật giáo đến mỗi quốc gia trong khu vực này là không giống nhau.

- Về kiến trúc cũng có những sự ảnh hưởng nhất định của Ấn Độ với các quốc gia ở Đông Nam Á. Kiến trúc của Ấn Độ rất đa dạng và phong phú, mang những nét riêng đặc biệt của từng tôn giáo: Phật giáo với lối kiến trúc dạng hình tháp, vòm mái tròn; kiến trúc Hindu thường được xây dựng với nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, trang trí bằng phù điêu... Tất cả những điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới kiến trúc của khu vực Đông Nam Á.

11 tháng 12 2020

- Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.

- Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

12 tháng 10 2023

loading...