K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2018
Đặc điểm chung của địa hình nước ta Thông tin để chứng minh
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình nước ta Trên đất liền đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Đồi núi nước ta tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông, chạy dài 1400m, từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bắc. Nhiều vùng núi ăn sát ra biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo.
Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau Vận động tạo núi Hy-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa,... Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, trùng với hướng tây bắc- đông nam và được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Trong các bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển còn có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc hềm sông, thềm biển,... đánh dấu sự nâng lên của địa hình nước ta thời kì Tân kiến tạo.
Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

Cùng với Tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta.

Trong môi trường nóng ẩm gió mùa, đất bị phong hóa mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.

Mình mới soạn xong, chúc bạn học tốt nha! ^^

bn tự điền vào bảng giúp mình nhé!

-Khu vực vùng núi đông bắc :có vị trí nằm ở tả ngạn sông Hồng ,đi từ dãy Con Voi đến vùng đồi núi ven biển.đặc điểm nổi bật về địa hình:có những cánh cung lớn và vùng đồi phát triển rộng.địa hình cacxto khá phổ biến

-Khu vực vùng núi tây bắc:có vị trí nằm giữa sông Hồng và sông Cả.đặc điểm nổi bật về địa hình:có những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam

-Khu vực vùng núi trường sơn bắc:vị trí:từ phía nam sông cả tới dãy núi bạch mã .đặc điểm nổi bật về địa hình:thấp,có 2 sườn không đối xứng,hẹp và dốc,có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đb duyên hải Trung Bộ

-Khu vực vùng núi trường sơn nam:vị trí:tiếp dãy trường sơn bắc tới hết vùng tây nguyên.đặc điểm nổi bật về địa hình:có các cao nguyên rộng lớn,mặt phủ đất đỏ badan

mọi người giúp mình với, mình cần nộp vào ngày kia rồi ạ :< Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau đây: Bảng: Dân số các nước và lãnh thổ Đông Á năm 2001 (triệu người) Trung Quốc Nhật Bản Triều Tiên Hàn Quốc Đài Loan 1288,0 127,4 23,2 48,4 22,5 a) Tính số dân khu vực Đông Ánăm 2001 b) Tính tỉ lệ dân số Trung Quốc so...
Đọc tiếp

mọi người giúp mình với, mình cần nộp vào ngày kia rồi ạ :<

Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau đây: Bảng: Dân số các nước và lãnh thổ Đông Á năm 2001 (triệu người)

Trung Quốc Nhật Bản Triều Tiên Hàn Quốc Đài Loan
1288,0 127,4 23,2 48,4 22,5

a) Tính số dân khu vực Đông Ánăm 2001

b) Tính tỉ lệ dân số Trung Quốc so với khu vực Đông A năm 2001

c) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số của Trung Quốc so với Đông Á năm 2001

Câu 2:Dựa vào bảng số liệu sau đây (triệu tấn)

Đông Nam Á Châu Á Thế giới
Sản lượng lua 157 427 599

a) Tính tỉ lệ lúa ĐNA so với châu Á, ĐNA so với thế giới.

b) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lúa của ĐNA so với châu Á năm 2000

Câu 3: Cho bảng số liệu: Bình quân GDP đầu người của một số nước châu Á năm 2001.

Quốc gia Cô-oét Hàn Quốc Trung Quốc Việt Nam Lào
GDP/người 19.040 8.861 911 415 317

Hãy biểu đồ nào thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người của một số nước châu Á năm 2001.

0
16 tháng 5 2018

Đặc điểm chung của địa hình

Thông tin chứng minh

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta

- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình dưới 1000m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%

- Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ

Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp

- Vận động Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa…

- Trong từng bậc địa hình còn có các bậc địa hình nhỏ: bề mặt san bằng, cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển…

- Hướng nghiêng địa hình: TB-ĐN

- Hướng núi chính: TB-ĐN và vòng cung

Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

- Quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi: hiện tượng cacxto, các khe rãnh, xói mòn…

- Quá trình bồi tụ ở vùng đồng bằng: ĐBSH, ĐBDH miền trung, ĐB SCL

- Tác động của con người

+ Đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi

+ Khai thác đất sét, đá vôi, than đá và các loại khoáng sản làm mất các ngọn núi, quả đồi⟹ địa hình bị san bằng (ví dụ các núi đá vôi ở Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh bị khai thác sản xuất xi măng)

- Lấn biển làm mất địa hình bờ biển tự nhiên (Ven biển Hạ Long - Quảng Ninh)

Chúc em học tốt!

18 tháng 5 2018

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn song Hồng đến dãy Bạch Mã.

● Hướng vong cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…