Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời:
a) Biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân loại theo loại hình vận tải ở nước ta năm 2010:
b) -Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường bộ lớn nhất do đây là loại hình thích hợp vận chuyển hàng hóa ở cự li ngắn và trung bình
- Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường biển lớn nhất vì:
+Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để ngành vận tải đường biển phát triển như đường bờ biển dài 3260 km với nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và đảo, quần đảo ven bờ; ngoài ra biển nước ta còn nằm trên đường hàng hải quốc tế,... Đó không chỉ là những thuận lợi để phát triển mà còn là điều kiện để giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nước ta có các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng bắc- nam, quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng- tp. Hồ Chí Minh, dài 1500km. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng- Liên Chiểu- Chân mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn- Vũng Tàu- Thị Vải,...
+ Theo bảng số liệu Cơ cấu vận tải năm 2004, Khối lượng vận chuyển hàng hóa trên đường biển là 10,6 % ( đứng thứ 3 sau đường bộ và đường sông) và khối lượng luân chuyển hàng hóa là 74,9% ( cao nhất trong các loại hình vận tải). Vận tải hàng hóa theo đường biển có ưu điểm là có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, đường đi dài và thuận tiện bởi đường bờ biển dài có nhiều cụm cảng quan trọng.
Nhận xét về nguồn lao động nước ta:
- Về số lượng: Từ năm 2000 đến năm 2014, số lượng lao động nước ta có xu hướng tăng từ 38,5 triệu người lên 53,7 triệu người. năm 2014 tỉ lệ lao động chiếm 59% trong tổng số dân.
- Về phân bố: Lao động nước ta chủ yếu sống ở nông thôn chiếm 69,3% năm 2014.
- Về chất lượng: Chất lượng lao động của nước ta còn nhiều hạn chế, năm 2014 tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của nước ta chỉ chiếm 18,6% trong tổng số lao động.
Nhận xét về lao động nước ta:
– Lực lượng lao động của nước ta còn có nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn và tay nghề, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Số lao động không qua đào tạo còn chiếm một tỉ lệ cao trong tổng số lao động, năm 2003 chiếm tới 78,8%.
– Lực lượng lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm có 21,2%, thấp hơn nhiều lần tỉ lệ lao động không qua đào tạo.
Giải pháp để nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động nước ta.
– Mở các trung tâm đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề ở các địa phương.
– Tư vấn lao động và tìm kiếm việc làm cho người lao động.
– Có kế hoạch đào tạo hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo, dạy nghề.
- Các vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
- Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
- Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
- Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, ...
- Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).
- Tài nguyên di lịch tự nhiên rất phong phú: Sa Pa, hồ Ba Bể,...
Dân tộc thiểu số | Địa bàn cư trú |
Tày, Nùng,Dao,Thái, Mường,... | Trung du miền núi Bắc Bộ |
Thái, Mường, Tày, Mông, Bru- Vân Kiều,... | Bắc Trung Bộ |
Gia Rai, Bana, Ê dê, M'nong , Cơ Ho,... | Tây Nguyên |
Hoa, Chăm, Khơ me,.... | Đông Nam Bộ |
Kinh,... | Đồng bằng sông Hồng |
Kinh,... | Đồng bằng sông Cửu Long |