Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc – Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Ngôi trường này đã gán bó với em trong nhiều năm qua, đây là nơi em có nhiều kỉ niệm nhất.
Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở trung tâm phường. Từ xa, em đã nhìn thấy dãy nhà đồ sộ thấp thoáng dưới hàng cây xanh.
Tấm biển trường màu xanh đặt trên hai đầu trụ cổng chính, cổng trường rộng, hai cánh cửa bằng sắt màu xanh lam bóng loáng. Bên trong cổng trường là phòng trực của đội cờ đỏ. Phòng trực như một cái lán gỗ nhưng rất xinh xắn, mái ngói đỏ tươi, thấp thoáng dưới tán cây me đầu ngõ. Sân trường được tráng xi măng, có "đường hiệu bộ" đi vào sân và vào các dãy phòng học. Dọc theo "đường hiệu bộ" này là các khóm hoa luôn rập rờn, rập rờn trong vòm lá xanh non. Ớ phía bên phải văn phòng là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước cột cờ này, trên mảnh sân này, mỗi sáng thứ hai chúng em làm lễ chào cờ.
Mỗi lần chào cờ như thế, em luôn hình dung hình ảnh của đoàn quân Việt Nam đang hùng dũng tiến bước quân hành ra mặt trận, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Bao quanh sân trường, nơi em có nhiều kí ức ấy là ba dãy nhà đứng thành hình chữ u. Dãy nhà cao nhất hướng ra cổng. Đó là dãy nhà hai tầng gồm mười sáu phòng học, tường
quét vôi màu xanh nhạt, cửa lớn sơn màu xanh lam, cửa sổ là những ô cửa kính lấp loáng, sáng trong. Dãy nhà bên phải là thư viện, phòng y tế, phòng truyền thông và phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng nào cũng được trang trí mang tính thẩm mĩ và khoa học. Dãy nhà bên trái gồm tám phòng học nổi bật với tường vôi mới sơn, mái ngói đỏ tươi, cửa
lớp làm bằng gỗ xoan đào nổi vân như lụa.
Bên trong các trường học đều được trang trí đẹp mắt. Bảng đen bóng loáng, bàn ghế thẳng tắp thơm mùi gỗ mới. Trên tường những lẵng hoa nhiều màu sắc rực rỡ, rực rỡ như màu áo của các cô thiếu nữ. Nhìn bao quát xuống lớp học là ảnh Bác Hồ. Bác mỉm cười với chúng em. Mỗi lần nhìn ảnh Bác, em lại nhớ làu làu lời Bác dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời dặn dò của Bác trong thư em luôn ghi nhớ, nó thúc giục chúng em thi đua rèn đức luyện tài". Thi đua học tập tốt để tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương.
Rồi đây, từ mái trường thân yêu này, những cánh chim non sẽ bay cao, bay xa, bay đến mọi miền của Tổ quốc. Dù có đi đâu hay về dâu thì chúng em cũng không quên ngôi trường tiểu học này, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc, trang bị tri thức mỗi ngày. Em yêu nơi ấy biết nhường nào!
Ở đây ai cũng chép hết , nhà bao việc không có thời gian nghĩ văn hộ đâu . Đừng ghi "không chép mạng " làm gì
~ Bạn tham khảo bài trên nhé ~
#hoctot
#phanhne
THAM KHẢO nhe !! IP
Ai cũng đều yêu quý gia đình mình, yêu cái hương khế ngọt tuổi thơ rải dọc theo triền sông nhỏ, yêu cái vẫy đuôi xoắn tít của chú cún, yêu tất cả những gì được thấy là hay ho qua con mắt thời trẻ nhỏ, một thời thơ dại và ngây ngô. Tuổi thơ tôi gắn bó nhất với bà ngoại vậy nên tôi yêu nhất bà ngoại của tôi.
Khi còn nhỏ, tôi cứ nghĩ bà cụ nào cũng hiền từ như bà tôi. Bà lo cho tôi mọi thứ, lúc nào bà cũng ở bên tôi, đưa tôi vào thế giới diệu kỳ chuyện cổ. Bà tôi vẫn đẹp, một cái đẹp hiền hòa, dịu dàng. Dáng người bà cao cao, đôi bàn tay nhăn nheo mà ấm áp. Đôi bàn tay truyền cho tôi làn hơi ấm, như chắt lọc những giọt nước tinh khiết nhất chảy vào tâm trí, từ cái thế giới ngoài khoảng sân, góc vườn nhà mình. Trước cái thế giới bao la mà tôi sẽ xòe cánh bay vào đó, bà như một tấm khiên mỏng manh đánh bật những điều xấu xa và đưa tôi đi đúng hướng, là một người hoa tiêu vững vàng rắn rỏi lại đầu óc tôi hướng về cái thiện. Bà còn là nhiều điều quý giá nữa mà tạo hóa ban tặng cho tôi.
Tôi vẫn còn nhớ mãi từng cử chỉ của bà, cái cười nheo mắt, cái vỗ về an ủi... Nếu trong cuộc đời này tôi quên đi những điều đó cũng có nghĩa là quên đi tuổi thơ, quên đi quá khứ, quên đi niềm vui và hạnh phúc. Chỉ ở bên bà tôi mới nghe được tiếng sóng vỗ của biển, tiếng nhạn kêu trong cây lá xào xạc lay động trong khoảng trời vàng vàng. Những kho tàng kiến thức bà mở ra cho tôi sẽ mở thêm cho tôi tình yêu quê hương đất nước, con người.
Như một chân lý của cuộc đời, bà, vị thần ánh sáng của tôi, sẽ mãi mãi giữ một vị trí quan trọng trong tim đứa cháu hiếu thảo này.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Ngày mai (2/3), con lại được đến trường sau kỳ nghỉ Tết dài dằng dặc vì dịch Covid-19. Dù đến trường, con vẫn phải đeo khẩu trang, giãn cách và thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống dịch nhưng mẹ chắc rằng, con sẽ vui lắm vì được gặp lại thầy cô, bạn bè.
Và quan trọng hơn là con được thay đổi cách học online mà không chỉ với con, mà nhiều học sinh đã cảm thấy “quá tải”. Dù thường xuyên động viên con phải cố gắng thích nghi với mọi hoàn cảnh nhất là trong điều kiện dịch dã như thế này, cố gắng tập trung nghe giảng để tích lũy kiến thức, nhưng mẹ cũng không thể trách mắng hay phạt con mỗi khi nhìn thấy con uể oải trong các tiết học online, thấy con mất tập trung, thậm chí gà gật…
Mẹ trách sao được khi con đã rất cố gắng, đã tự giác bằng cách mang máy tính ra phòng khách học, bật to míc để chống lại cám dỗ của bản thân. Mà không chỉ có con, mà nhiều bạn lớp con cũng trong tình trạng “tâm hồn treo ngược cành cây” khi học như vậy. Hầu như các câu hỏi, nhiều bạn không tập trung nên không biết cô hỏi gì, khiến cả lớp cười vỡ bụng vì cô hỏi một đằng, con trả lời một nẻo hoặc không liên quan.
Con còn nhớ, có những bạn nhỏ bằng tuổi con, thậm chí em bé hơn con rất nhiều nhưng đã phải xa vòng tay cha mẹ nhiều tháng trời vì dịch dã. Đến cả khi muốn gặp mẹ, cũng phải đứng rất xa. Rồi cả khi những giọt nước mắt ướt đầm vai áo mẹ và con, họ cũng không thể nào sát lại được gần nhau. Đó là sự hy sinh không nhỏ để các con có được ngày đến trường hôm nay.
Vì thế, mẹ mong con đến trường với rất nhiều niềm vui, nhưng cũng đừng quên sự hy sinh cao đẹp của rất nhiều người để con có được niềm vui, con nhé!
Mẹ mong con luôn ý thức được điều này, để luôn làm những điều nhỏ bé mà bất cứ ai cũng có thể làm được, là chấp hành các quy định về phòng chống dịch của nhà trường và xã hội, từ những việc đơn giản như đeo khẩu trang, sát khuẩn, thực hiện giãn cách... Chỉ cần như thế là con cũng đã góp sức mình vào việc giữ sự bình yên cho chính bản thân và xã hội.
Mỏi tay quá gửi E nha
Có ai từng nghĩ, tuổi trò của mình đã trải qua những gì. Những lần vui chơi cùng bạn bè hay một vài giây phút buồn bực. Đối với tôi, thứ mà tôi cảm thấy nó đáng giá nhất với cuộc đời của mình là mái trường mến yêu của mỗi lứa tuổi học trò. Nó đã cùng ta chia sẻ những niềm vui, những nỗi buồn. Và quang cảnh của mái trường lại càng tuyệt vời mỗi khi đến một buổi sáng mùa hè.
Nhìn từ xa, cánh cổng trường như một hàng rào màu xanh lục. Cứ đến mỗi mùa hè là nó lại chào tạm biệt biết bao thế hệ học trò và cũng đã chào đón những mầm non của tổ quốc. Ngôi trường lúc này vẫn còn chìm ggtrong vẻ vắng lặng bởi bầu trời khi ánh sáng của buổi bình minh chưa ló dạng. Hai cây phượng vĩ đứng oai vệ như hai người vệ sĩ luôn túc trực để canh gác cho nơi đây. Trên sân trường, những bác sà cừ già nua đứng thẳng hàng rung rung những chiếc lá non mới lớn.
Bông nhiên, một tia sáng yếu ớt le lói phía đằng đông rôi nhè nhẹ đáp xuống một chiếc lá làm nó bỗng bừng tỉnh. Rồi từ lúc nào, ông mặt trời đã ló dạng, râir những tia nắng lấp lánh xuống âu yếm cả mái trường mến yêu khiến nó bừng tỉnh sau một giấc ngủ. Cây cối được đất mẹ tiếp thêm năng lượng để bắt đầu cho một ngày mới đầy tươi vui, chúng đung đưa cành lá theo những làn gió mùa hè mát mẻ và vẻ thanh bình. Những tia nắng đáp xuống sân nghe mỏng manh, nhẹ nhàng khiến cho sân trường như một con đường được rải kim tuyến vàng óng ánh trong mỗi buổi bình minh. Những loài hoa cũng đã nở rộ, khoe sắc trên sân trường từ bao giờ. Hoa ngũ sắc với từng chùm xen kẽ giữa năm màu hoa khác nhau, quả đúng như tên gọi của chúng. Những cây hoa bằng lăng trồng trước khu nhà hiệu bộ là một loài cây mà học sinh rất thích, chúng có thân hình cao lớn nhờ cái thân nhẵn nhụn và nâu sẫm, những cành cây chìa ra thành nhiều nhánh có những tán lá dày để che bóng mát cho các bạn học sinh vào mỗi ngày hè nóng bức. Nhất lầ hoa bằng lăng, nó mang vẻ ngoài màu tím nhạt trông rất đẹp, cứ mỗi khi thấy chúng là tôi lại thấy thật thoải mái sau mỗi giờ học vì hương thơm của nó. Những cây hoa râm bụt trồng ở rìa phòng thể dục cứ đén thời điểm này là chúng lại thắp lên những ngọn lửa đỏ hồng biểu hiện cho mùa hè sắp đến. Cuối cùng, không thể không kể đến là cây phượng-loài hoa tượng trưng cho tuỏi học trò vui tươi ,hồn nhiên. Những chùm hoa chớm nở với màu đỏ rực đứng dưới ánh sáng của buổi bình minh. Hoa phượng là một loài hoa không nở riêng lẻ mà chúng nở thành cụm thể hiện tình đoàn kết của các bạn học trò.
Khi mặt trời lên đến nửa, vẫn từ từ nhô lên phía đằng đông. Rồi từ phía trên thân cây có một âm thanh phát ra. Đó là những ca sĩ của mùa hè-những chú ve sầu luôn ca hát, vui đùa. Chúng mang theo những âm thanh rộn rã của mùa hè, mỗi khi nghe những âm thanh đó, lòng tôi lại cảm thấy như đang thả hồn vào cái không khí của thiên nhiên mùa hè. Từ dưới bãi cỏ, những chú châu chấu nhảy nhót tung tăng trên bãi cỏ ấu. Rồi chim chóc cũng chui ra khỏi tổ, cất tiếng hót chào buổi sáng và đi kiếm ăn. Những ca sĩ như vàng anh, sơn ca đậu trên một cành xà cừ chắc chắn cất tiếng hót vang. Dù các bạn học sinh đã nghỉ hè sau tiếng trống kết thúc năm học những ngôi trường vẫn rất vui tươi cùng thiên nhiên. Những loài vật đó tạo ra một âm thanh trong trẻo giúp tâm hồn ta thư thái, giải toả những căng thẳng, mệt nhọc của một năm học.
Từ lúc nào đó, mặt trời đã lên hẳn, toả nắng chói chang xuống sân trường. Hôm đó là một buổi bình minh thật đẹp trên mái trường thân yêu.
Dù mai sau có ra sao, gặp bất cứ chuyện gì buồn thì em vẫn luôn nhớ tới mái trường thân yêu, đó là ngôi nhà thứ 2 của tôi. Nơi đây chứa rất nhiều kỉ niệm của tôi trong tuổi học trò.Tôi hứa dù có đi đâu vẫn sẽ luôn nhớ tới nơi đây, nơi có những kí ức tươi đẹp của em.
LƯU Ý: CÓ THỂ THÂY TÔI THÀNH EM
BÀI MIK TỰ VIẾT NÊN CÓ SAI SÓT MONG MỌI NGƯỜI CHỈ BẢO.
Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.
Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.
Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường vang lên như thường vẫn thế ở bất cứ ngôi trường phổ thông nào, nhưng sao khi đứng trong sân trường này, ngôi trường Trung học cơ sở Nam Hồng, em lại thấy bồi hồi đến thế.
Nỗi bồi hồi có lẽ bởi những cảm xúc đan xen trong tâm trạng rối bời của một cô bé bắt đầu chân ướt chân ráo bước vào một thế giới khác, thế giới mình sẽ lớn hơn một chút của ngày cấp một, tự lập hơn một chút của những ngày ba mẹ còn phải đưa tới trường.
Ngôi trường to và đẹp quá! Chúng em có một khoảng sân rộng để vui đùa, có cả ghế đá của những lớp thầy cô và anh chị đi trước tặng lại nhà trường để ngồi nghỉ ngơi trong giờ giải lao. Xà cừ, bằng lăng, bàng hay phượng có lẽ đã đứng đó mấy chục năm rồi, đã chia sẻ buồn vui cùng bao thế hệ học trò, và chứng kiến những đổi thay của trường lớp. Những cây phượng cành lá xum xuê, khẳng khiu như thể có hàng trăm cánh tay vươn ra ôm lấy hoa và tán lá. Hè lại đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, sắc xanh của lá càng làm những chùm hoa thêm sức sống. Lũ học trò nghịch ngợm như chúng em vẫn đua nhau nhặt cánh phượng ép vào trang vở rồi làm thành những chú bướm ngộ nghĩnh dành tặng bạn bè. Người bạn thân thiết nhất của lớp em là một cây bằng lăng cũng đang mùa đua sắc, tán cây xòe mát một góc hiên, trông hệt như một chiếc ô màu tím khổng lồ. Mấy bác bàng già lặng lẽ một góc trời, yên lặng ngắm nhìn lũ quỷ học trò nào là nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền...
Rẽ những tán cây xanh đầy sức sống chính là lớp học của chúng em đó! Hai dãy nhà hai tầng khang trang như hai cánh tay khổng lồ mà ở giữa là khu nhà Hiệu bộ, nơi làm việc của Ban Giám hiệu và phòng nghỉ giải lao của các thầy cô giáo. Lớp học với bảng đen, phấn trắng là người bạn thân thiết của chúng em, ngày ngày thầy cô vẫn bóng dáng quen thuộc đó với bảng với phấn đưa chúng em đến những chân trời tri thức.
Sẽ tiếp tục là một hành trình dài để khám phá và trải nghiệm những đổi thay của mỗi góc sân, khoảng trời, mỗi lớp học nhưng có một điều có lẽ không thay đổi, tình yêu với mỗi khoảnh khắc, mỗi ngôi trường của tuổi học trò. Trong em, có một tình yêu như thế với ngôi trường thân thương của mình.
TK:
Bài 1
Đối với học sinh, trường học không chỉ là nơi học tập, mà còn giống như một mái nhà. Ngôi trường Tiểu học là nơi tôi cảm thấy yêu thương và gắn bó.
Trường của tôi đã có hai mươi năm tuổi. Cổng trường rất to, gồm một cổng chính và một cổng phụ. Bên trong sân trường được lát gạch, rất sạch sẽ. Các bồn cây dưới trên sân trường được xếp thẳng hàng. Trường học gồm ba dãy nhà. Những dãy nhà được sơn màu vàng, mái ngói màu đỏ. Đối diện thẳng với cổng trường là dãy nhà hiệu bộ. Trong các phòng học có đầy đủ trang thiết bị học tập.
Dưới mái trường thân yêu, tôi đã trải qua những ngày tháng học tập thật bổ ích. Đặc biệt nhất là kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Tôi thức dậy thật sớm. Ông nội là người đưa tôi đến trường. Trên đường đi, tôi cảm thấy háo hức, nhưng cũng đầy lo lắng. Ngôi trường Tiểu học đã hiện ra trước mắt. Trong ấn tượng của tôi lúc đó, ngôi trường thật to lớn. Trên sân trường có rất đông các bạn học sinh. Tôi được ông đưa đến lớp học. Cô giáo đã đứng ở cửa lớp để đón chúng tôi. Hình ảnh cô giáo xinh đẹp, dịu dàng vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi.
Sau nhiều năm học gắn bó, tôi cảm thấy càng thêm yêu ngôi trường. Từng góc sân trường, trên những chiếc ghế đá và cả mỗi phòng học đều ghi lưu giữ thật nhiều kỉ niệm. Bài học đánh vẫn đầu tiên mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Những giờ ra chơi sôi động sau tiết học vất vả. Tiếng trống tựu trường sau ba tháng hè. Cả những mùa chia tay với hàng phượng vĩ rực rỡ, tiếng ve râm ran. Tất cả thật đáng trân trọng và giữ gìn.
Bài 2“Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy…”
(Bụi phấn)
Khi nghe bài hát này này, tôi lại cảm thấy bồi hồi. Tôi nhớ về mái trường cấp hai thân yêu với những kỉ niệm thật đẹp đẽ.
Ngôi trường được xây dựng được hơn mười năm. Trường được bảo vệ bởi một bức tường hình vuông kiên cố. Cổng trường rộng lớn, uy nghi. Bên trong, các dãy nhà được sơn màu vàng, với mái ngói đỏ tươi. Các phòng học bên trong đều được trang bị đầy đủ thiết bị.
Sân trường là nơi rộng rãi nhất. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Dưới sân trường, chúng tôi đã có những giờ giải lao thật bổ ích, cùng với những kỉ niệm vui vẻ bên bạn bè.
Kỉ niệm về ngày khai trường đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Ngôi trường vào ngày khai giảng hôm đó đối với tôi thật khác lạ. Sân trường được quét dọn sạch sẽ và được phủ đầy các hàng ghế dành cho học sinh. Sau tiết mục chào cờ, lần lượt là những lời phát biểu của thầy hiệu trưởng. Lời dặn dò cố gắng học tập của thầy tôi vẫn ghi nhớ.
Dưới mái trường này, chúng tôi đã được các thầy cô dạy dỗ nên người. Hình ảnh cô giáo chủ nhiệm luôn ân cần, quan tâm. Hay cả những giờ giải lao cùng bạn bè vui chơi. Lớp học đã trở thành một tập thể đoàn kết vững mạnh. Những người bạn thân thiết đã gắn bó cùng nhau suốt bốn năm liền với thật nhiều kỉ niệm vui buồn.
Đối với tôi, mới chỉ gắn bó hơn một năm, nhưng mái trường thân yêu đã trở thành ngôi nhà thứ hai. Tôi mong sau mỗi ngày đến trường sẽ có thêm thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ hơn.
CHúc bạn thành công...... Còn lại bạn tự vít nha
tk nha
Ngày mai (2/3), con lại được đến trường sau kỳ nghỉ Tết dài dằng dặc vì dịch Covid-19. Dù đến trường, con vẫn phải đeo khẩu trang, giãn cách và thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống dịch nhưng mẹ chắc rằng, con sẽ vui lắm vì được gặp lại thầy cô, bạn bè.
Và quan trọng hơn là con được thay đổi cách học online mà không chỉ với con, mà nhiều học sinh đã cảm thấy “quá tải”. Dù thường xuyên động viên con phải cố gắng thích nghi với mọi hoàn cảnh nhất là trong điều kiện dịch dã như thế này, cố gắng tập trung nghe giảng để tích lũy kiến thức, nhưng mẹ cũng không thể trách mắng hay phạt con mỗi khi nhìn thấy con uể oải trong các tiết học online, thấy con mất tập trung, thậm chí gà gật…
Mẹ trách sao được khi con đã rất cố gắng, đã tự giác bằng cách mang máy tính ra phòng khách học, bật to míc để chống lại cám dỗ của bản thân. Mà không chỉ có con, mà nhiều bạn lớp con cũng trong tình trạng “tâm hồn treo ngược cành cây” khi học như vậy. Hầu như các câu hỏi, nhiều bạn không tập trung nên không biết cô hỏi gì, khiến cả lớp cười vỡ bụng vì cô hỏi một đằng, con trả lời một nẻo hoặc không liên quan.
Con còn nhớ, có những bạn nhỏ bằng tuổi con, thậm chí em bé hơn con rất nhiều nhưng đã phải xa vòng tay cha mẹ nhiều tháng trời vì dịch dã. Đến cả khi muốn gặp mẹ, cũng phải đứng rất xa. Rồi cả khi những giọt nước mắt ướt đầm vai áo mẹ và con, họ cũng không thể nào sát lại được gần nhau. Đó là sự hy sinh không nhỏ để các con có được ngày đến trường hôm nay.
Vì thế, mẹ mong con đến trường với rất nhiều niềm vui, nhưng cũng đừng quên sự hy sinh cao đẹp của rất nhiều người để con có được niềm vui, con nhé!
Mẹ mong con luôn ý thức được điều này, để luôn làm những điều nhỏ bé mà bất cứ ai cũng có thể làm được, là chấp hành các quy định về phòng chống dịch của nhà trường và xã hội, từ những việc đơn giản như đeo khẩu trang, sát khuẩn, thực hiện giãn cách... Chỉ cần như thế là con cũng đã góp sức mình vào việc giữ sự bình yên cho chính bản thân và xã hội.
Thời gian trôi đi nhanh thật đấy, mới ngày nào đó em còn bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ đi dự lễ khai giảng năm học mới hồi lớp 1; vậy mà giờ đây em sắp phải nói lời tạm biệt mới mái trường này rồi.
Năm năm trôi qua, rất nhiều kỉ niệm buồn vui lẫn lộn với bạn bè, thầy cô dưới mái trường này. Chúng em không thể đếm được bước chân của thời gian đang trôi, và sợ rằng đến một ngày nào đó chúng em không còn được học ở đây nữa, không được nghe tiếng cô giảng bài, không được nghịch mấy trò mà chỉ có học sinh tiểu học mới làm nữa.
Khi tiếng ve sắp kêu, mùa hoa phượng nở rực rỡ, bác trống trường nằm im lìm một góc là lúc chúng em phải nói lời tạm biệt với tất cả. Sau khi bước ra khỏi cánh cổng trường ấy, em sẽ bước sang một môi trường học tập mới. Nhưng em không nỡ chia tay, không nỡ xa mọi thứ, vì nó đã quá gần gũi và thân thuộc suốt 5 năm qua.
Mọi thứ kỉ niệm cứ chực trào ra không thể kìm nén được. Em nhớ cách đây 5 năm, cũng vào mùa thu, bạn nào cũng bỡ ngỡ, nhút nhát, khúm núm ngồi một góc lắng nghe tiếng cô giáo hiệu trưởng phát biểu lễ khai giảng. Khi ấy chúng em bước vào lớp 1, và khi ấy, mọi thứ quá xa lạ. Còn bây giờ, khi tất cả đã trở nên thân thiết là lúc chúng em không thể ở lại đây được nữa.
Em sẽ rất nhớ những lần trốn học đi chơi bị cô giáo phạt đứng góc bảng bê chậu nước to dùng. Nhớ những khoảnh khắc cùng lũ bạn leo lên cây phượng hái hoa để nghịch. Nhớ tiếng cô giáo giảng bài còn văng vẳng đâu đây nhưng ngày mai em không còn được nghe nữa. Nhớ những mùa hè trước đây, chia tay còn gặp lại nhau nơi đây. Nhưng sau mùa hè nay chúng em có thể sẽ gặp lại nhau nhưng là một nơi khác, một môi trường học tập khác.
Có lẽ bạn nào cũng có cùng tâm trạng với em trước khi sắp phải nói lời tạm biệt đối với nơi này. Sang môi trường mới, em sẽ phải cố gắng rất nhiều, học tập nhiều hơn nữa. Có cơ hội em sẽ trở lại thăm ngôi trường đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức, cho em hiểu thế nào là tình bạn, tình thầy trò. Em sẽ luôn khắc ghi những kỉ niệm êm đẹp đó.
Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Nam Toàn yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học. Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.V ào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi , nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.‘‘ Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’’
Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập .
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: “Trường THCS...........( trường bạn).... .” được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường.
Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ.
Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sác màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một mái trường mới nhưng ngôi trường ................( Trường của bạn)............ vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.
Lập dàn ý
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp.
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.