K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3

Trường em là ngôi trường có vẻ đẹp mộc mạc và giản dị. Em thích nhất, là ngắm vẻ đẹp của trường vào những sớm mùa đông.

Khi đó, nắng vẫn chưa lên, trường còn tắm mình trong làn sương mờ ảo. Hàng rào và các dãy nhà quét sơn màu vàng cam ấm áp, nhưng cũng trở nên ẩm ướt, lạnh lẽo. Sân trường vắng tanh, những cây bàng cao lớn trơ trọi như bộ xương khô, khẽ run lên khi có gió thổi qua. Lá bàng rơi rụng đầy dưới sân trường chỉ sau một đêm. Có chiếc đỏ cam, đỏ vàng, mâu sẫm… Trông sân trường nhờ vậy mà có thêm chút màu sắc ấm áp. Đi trên sân trường, dẫm lên lá bàng khô nghe lạo xạo thật là vui tai. Đằng xa, các lớp học vẫn còn đóng cửa, vì chưa có bạn nào đến lớp. Dãy đèn ở hành lang tỏa ánh sáng vàng nhạt, cố xua đi sương mờ. Không gian yễn tĩnh đến lạ, khiến em có thể nghe rõ từng nhịp thở của mình. Em thích những khoảnh khắc như thế này lắm. Bởi chỉ những buổi sớm như thế này, em mới có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn không gian của ngôi trường này.

Chừng hơn mười phút sau, trời sáng lên thấy rõ. Các bạn học sinh cũng lần lượt tới trường. Cả ngôi trường như cựa mình thức dậy, trở về dáng vẻ ồn ào, náo nhiệt quen thuộc của mọi ngày.

Tham khảo ạ.

Trường tiểu học là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ nhất của tuổi thơ mỗi người. Nơi đây không chỉ là nơi ta học tập mà còn là nơi ta gặp gỡ những người bạn thân thiết, những thầy cô giáo tận tụy. Trường tiểu học của em nằm trên một con đường rộng rãi, thoáng mát. Cổng trường được sơn màu xanh lá cây, nổi bật trên nền tường trắng. Bước qua cổng trường là một khoảng sân rộng rãi, được lát gạch đỏ. Hai bên sân là những hàng cây rủ bóng mát, tạo nên một bầu không khí trong lành, dễ chịu. Dãy nhà chính của trường gồm ba tầng, được sơn màu vàng. Các phòng học đều được trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng đen, quạt máy và máy chiếu. Phòng học của em nằm ở tầng hai, có view nhìn ra sân trường. Đây là nơi em cùng các bạn học tập và vui chơi trong suốt năm học. Ngoài dãy nhà chính, trường còn có một thư viện, một phòng máy tính, một nhà thi đấu và một khu vườn sinh học. Thư viện là nơi em tìm thấy những cuốn sách hay và bổ ích. Phòng máy tính giúp em học tập và khám phá thế giới công nghệ. Nhà thi đấu là nơi em tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Khu vườn sinh học là nơi em được tìm hiểu về các loài cây và hoa. Em yêu quý mái trường tiểu học của em bởi nơi đây đã cho em những kỉ niệm đẹp đẽ và những bài học quý giá. Em sẽ luôn ghi nhớ những ngày tháng học tập dưới mái trường thân thương này.

3 tháng 5 2016

Tả quang cảnh trường em trước buổi học.

Bài làm

Sáng này là phiên trực nhật lớp em nên em phải đến sớm hơn mọi ngày. Đây là một dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trưởc nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen.

Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoảng ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm.

Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuv chưa le lói rõ. nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, toả sáng cảnh vật. Rồi là gió. Chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra.

 

Đã có thêm mấy bạn lđp khác cũng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường. Khu trường hình chữ u này, em đã đến đây từ hơn ba năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một cảnh quang khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả, Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp đi lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện... nên không có được những- cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng “Tntờng tiểu học Ái Mộ", đến cái khẩu hiệu chữ lớn "Tiên học lề, hậu học văn" ngày nào đi học cũng đập vào mắt. Vậy mà hôm nay cũng gợi lên cảm giác lung lỉnh, sâu lắng lạ thường. Thẳng cổng vào đi qua sán là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vần khép. Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vản nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một. Hai, Ba ở tầng một. Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đông kín. Có vài chú dơi đang chấp chới nhửng vòng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. Em lần theo thang gác lên tầng có dãy lớp Bốn, Năm. Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dày có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi, bỗng toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hổi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. Cái không khí tấp nập ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cũng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cũng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khẽ, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kì cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp nấy.

Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em.

Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ẩy có tình thương, bạn bè. thầy cô qiáo, nơi ấy sao mà vui thế... ” và chắc hẳn không ai là không cảm thấy vêu thương mái trường của mình.

3 tháng 5 2016

Tuổi học trò chúng em được xem là lứa tuổi thần tiên đầy thú vị. Ai lớn lên mà không được cắp sách đến trường thì quả là một bất hạnh của cuộc đời. Còn đôi với những ai được đi học thì làm sao quên được ngôi trường yêu dấu của mình, nơi ấy có bao nhiêu niềm vui, bao nhiêu điều mới lạ in sâu vào tâm hồn trẻ thơ. Vui gì hơn niềm vui đi học, đẹp gì hơn cảnh đẹp của ngôi trường trước giờ vào lớp. Có lẽ cảnh trường em trước giờ vào lớp là đẹp nhất đôi với em.

Cũng như mọi ngày, em cùng các bạn đôn trường. Ôi, ngôi trường hôm nay sao đẹp quá! Khung cảnh trường sáng lên dưới ánh mai hồng. Dường như không khí Tết đang tới gần nên trông mọi vật đều sáng sủa hơn. Trên cống chính, tấm biển trường được sơn mới, hàng chữ trắng nổi bật lên nền xanh đậm, cổng ngõ màu xanh lam, tường rào sơn trắng. Khung cảnh này đã làm quang cảnh trường em đẹp lên rồi. Đi vào bên trong, cảnh trường thật đẹp. Giữa sân trường, trụ cờ sừng sững, lá cờ phần phật trong gió sớm. Hàng cây trong sân trường tươi xanh, những giọt sương long lanh còn sót lại trong kẽ lá, nhấp nháy vui mắt. Dọc theo các phòng học, những khóm hoa muôn màu đang rực rờ trong vòm lá xanh non. Các phòng học lúc này thật xinh đẹp, bàn ghê thẳng tăm tắp không một tí bụi mờ bởi bàn tay kì diệu của những đội trực nhật. Nơiđóđang vọng ra những tiếng đọc bài, từng cặp học sinh hào hửng truy bài lẫn nhau, từng ánh mắt thăm dò, chờ đợi, từng nụ cười trìu mến, thân quen...

Sân trường mỗi lúc một đông. Tiếng cười, nói, tiếng gọi nhau í ới cùng với tiếng còi xe, tiếng nổ của xe máy trước cổng trường đã tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Âm thanh này đã làm em thấy vui, thấy thích. Nhưng thích hơn là nữa là đứng trên hành lang của tầng hai nhìn xuông sân trường trước giờ vào lớp. Các em học sinh nhỏ chạy nhảy tung tăng trông như đàn bướm trắng rập rờn, rập rờn trong vòm lá xanh non. Thỉnh thoảng, có những con bướm vụt qua, xẹt lại như một vệt sáng sao trời. Trông thật đẹp! Thật nhộn nhịp! Âm thanh cứ sôi động không ngừng bởi những trò chơi thú vị. Những trò chơi ví bắt, đá cầu, banh nẻ của từng tốp học sinh dưới sân trường thật vui. Những trái cầu bay lên, bay xuống tựa những cánh hoa so đũa, lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đi học mỗi lúc một đông và các trò chơi xuất hiện càng nhiều, âm thanh càng ồn ã. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cành cây cao ở góc sân trường, tiếng thì thầm to nhỏ của hàng phượng vĩ khi có làn gió thổi qua. Nắng ban mai rải xuống sân trường, lọt qua từng cành cây, tán lá để bầu bạn cùng chúng em. Ai cũng thấy mình ấm áp lạ lùng. Lòng em dâng lên một niềm vui rạo rực.

Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống quen thuộc vang lên báo hiệu vào lớp. Mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước các phòng học, chúng em chỉnh tề trang phục, xếp hàng ngay ngắn để vào lớp và bắt đầu tiết học đầu tiên.

Đối với em, quanh cảnh trường trước giờ vào lớp là một thiên đường hạnh phúc. Ở đó, diễn ra biết bao điều kì diệu, hấp dẫn của tuổi thơ. Mai đây, dù em có học trường mới, thầy cô mới, bẹ bạn mới đi chăng nữa nhưng ngôi trường thân thương này vẫn mãi mãi trong em. Nơi đó, có thầy cô sớm hôm chăm sóc, có bè bạn thương yêu và có những kỉ niệm đẹp đõ thời thơ ấu.

4 tháng 12 2017

Rời xa mái trường THCS Võ Thị Sáu, ngôi trường nhỏ đã để lại trong tôi rất nhiều dấu ấn và kỉ niệm đẹp của tuổi học trò ,để rồi hôm nay sau bao năm xa cách tôi mới có dịp được trỏ lại thăm . Những kỉ niệm về thầy cô bạn bè bỗng chốc gợi về trong tôi. Thời gian trôi đi nhanh thật, mới đó mà đã mười năm rồi, tôi giờ đây không còn là một cô học trò nhỏ bé còi cọc hơn các bạn cùng học lớp 6a như trước nữa, tôi đã trở thành một cô sinh viên năm thứ hai của trường Đại học sư phạm Hà Nội, trưởng thành và năng động hơn.
Bước vội xuống xe, đầu óc chưa kịp thoát khỏi lơi lạnh từ điều hòa c toát ra thì có tiếng gọi của một ai đó từ phía cổng trường, thì ra là của một em học sinh lớp sáu, bảy gì đó gọi một bạn chạy vội sang ,trên tay vẫn cầm theo 2 chiếc kẹo, giống chúng tôi ngày xưa quá. Ngước nhìn xung quanh rồi dừng lại ở tấm biển trường. Đã có một sự thây đổi trông thấy, không còn là tấm biển mỏng bằng sắt in những dòng chữ trắng nhỏ nữa, thay vào đó là một tấm biển to, mới tinh, sáng rõ. Trông mà thích mắt. Bước nhanh vào trường sự thay đổi càng rõ rệt hơn. Trường khang trang và đẹp quá ! Còn nhớ khi chúng tôi còn học ở đây toàn là nhà tranh vách đất, mỗi lần trực nhật hay nô đùa chạy nhảy trong lớp là bụi đất lại bay mù mịt bám vào wần áo,thậm chí bay cả vào mắt làm tụi bạn thi nhau dụi, có đứa mắt còn đỏ hoe, vậy mà miệng ai nấy đều cười toe toét. Bây giờ hiện ra trước mắt tôi là dãy nhà bốn tầng khang trang đẹp đẽ, tường được sơn màu ghi, nhã nhặn và rất đẹp. Tôi lại gần quan sát, chà ! Không có một vết bẩn nào, tường sạch quá, không giống ngày xưa tường lớp chỉ là vách đất, mỗi lần rảnh rang nô đùa chúng tôi lại thi nhau nhẵm đạp lên tường, thỏa chí ngịch ngợm, có một số bạn đạp mạnh quá bị thủng một mảng tường lớn rồi bị cô giáo chủ nhiệm bắt được phạt đi trát lại nguyên vẹn. Phải nói cách xa mười năm là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn, nó đủ khiến tôi hôm nay nhìn đâu cũng thấy kỉ niệm, thấy những hồi ức đẹp của một thuở học trò nghich ngợm. Tôi trở về trường vào một ngày thứ tư, lúc này mọi hoạt động học tập vẫn đang diễn ra bình thường. Không khí im ắng, chỉ thi thoảng có tiếng lá rơi xào xạc bởi những con gió mang đến. Và kìa trong lớp học vang lên tiếng thầy cô giáo đang giảng bài trầm ấm. Kia lớp 8a hình như đang trong giờ học toán, lớp 9b đang học địa lý. Và kìa chính là 6a, cái lớp mà cách đây mười năm tôi đã từng học. Tôi nhẹ nhàng bước đi trên hành lang lớp học, nhìn vào đó tôi không còn thấy những chiếc bàn ghế cũ kĩ, sộc sệch, thay vào đó là những bộ bàn ghế mới chắc chắn, sáng bóng và đăc biệt tất cả các lớp đều đã được trang bị đầy đủ máy chiếu để mỗi tiết học với những bài giảng điện tử của thầy cô trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Đến đây tôi càng nhớ cái ngày xưa hơn cũng trong giờ học văn này vì mải chơi tôi đã không chú ý vào bài giảng của cô Loan, còn nói chuyện với mấy đứa bàn trên là cái Mai, cái Hồng, thằng Dũng. Tới khi cô giáo gọi đứng lên trả lời câu hỏi chúng tôi còn chẳng nói được nửa chữ. Kết quả là bị cô giáo nhắc nhở rồi bị phạt cuối tuần phải đi lao động quét dọn sân trường. Tuổi học trò nghịch ngợm là thế. Có đôi khi bị cô giáo mắng mặt méo xị, còn kêu ca chống đối khi bị phạt. Nhưng càng lớn tôi càng thấm thía những lời dạy của cô. Tôi hiểu rằng đó không phải là những lời mắng mỏ mà là sự nhắc nhở, khuyên răn mong muốn chúng tôi hiểu ra khuyết điểm của mình và sửa chữa để nên người. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, hôm nay tới đây nhìn cảnh vật tuy có khác xưa, ngôi trường cũng đã được sửa sang xây mới lại gần như hoàn toàn, khang trang, đẹp đẽ hơn rất nhiều. Trường cũng đã đưa đò cập bến qua bao nhiêu thế hệ, ấy vậy mà hôm nay trở lại tôi đây vẫn thấy thân quen lắm. Chứng kiến không khí lớp học tôi như trở lại và đang say mê trong những bài giảng văn của cô giáo, hay đang nô đùa dạo chơi dưới những hàng phượng vĩ, hay gốc bàng nhỏ mà giờ phải ngước mãi mới thấy hết vì theo năm tháng chúng cũng cao lớn vững chắc hơn rất nhiều. Đang mải ngắm nhìn và trấm lắng trong chính những suy tư thì tôi giật mình bởi tiếng gọi nghe đâu đây quen thuộc quá: Hoa, có phải Hoa đấy không em? Vội vàng quay mặt lại phía sau, tôi xúc động khi nhìn thấy cô loan, chủ nhiệm cũ của tôi năm học lớp sáu, hóa ra cô vẫn còn dạy ở đây Hai cô trò gặp lại nửa mừng nửa vui. Tôi ôm cô trong niềm bồi hồi xúc động khôn tả. Cô tuy có già đi chút ít , mái tóc xanh đã điểm chút sợi bạc,nhưng cô vẫn rất đẹp, ánh mắt cô ngời sáng niềm vui. Sau đó cô dẫn tôi vào nhà hiệu bộ, cô giới thiệu tôi với vẻ đầy tự hào với các thầy cô đồng nghiệp khác,thì ra những thầy cô trước đây dạy tôi đã chuyển đi gần hết thay vào đó là đội ngũ thầy cô mới, trẻ, cũng tràn đầy nhiệt huyết và lòng yêu nghề. Cô hỏi thăm công việc học tập và cuộc sống hiện giờ của chúng tôi như thế nào. Tôi tự hào kể cho cô nghe về những thành tích học tập của mình và các bạn, cũng không quên hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống hiện tại của cô cùng gia đình. Bỗng có tiếng trống vang lên, thì ra cô phải lên lớp. Cô trò lại chia tay nhau, tôi ôm cô một lần nữa, chào hỏi các thầy cô giáo khác và hứa với cô sang tháng kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường những thế hệ học trò cũ chúng em sẽ trỏ về tụ họp ở mái trường này. Chia tay ngôi trường cũ, tôi vân thấy trong lòng bồi hồi, một cảm xúc thật khó diễn tả. Hình như là sự lưu luyến không muốn rời xa. Tôi thấy yêu và tự hào về mái trường này. Thầm nhắn nhủ trong tim sau này dù có đi bất cứ nơi đâu thì THCS Võ Thị Sáu vẫn mãi là ngôi nhà thứ hai chắp cánh tri thức cho những ước mơ tuổi thơ để chúng tôi được bay cao hơn, vươn xa hơn tới những chân trời mới.

17 tháng 4 2022

cần đoạn hay bài bn?

1 tháng 5 2022

bài 

3 tháng 5 2016

Đã sáu giờ ba mươi rồi, em khép vội cánh cổng cùng Thương bước vội trên con đường đến trường, chỉ lo trễ học. Cả hai đều cố vượt lên trước những khách đi đường không dám nhởn nhơ như những lần trước.

- Sáng nay, Thương làm gì mà đến trễ vậy? 

- Trước lúc đi làm, mẹ mình bảo cho heo ăn rồi hãy đi học. Nồi cám nóng quá phải ngồi chờ cho nó nguội. Để cho heo ăn là mình tất tả đi ngay. Chắc cậu chờ mình lâu lắm phải không?

- Ừ, cũng hơi lâu lâu!

Biết Thương đi muộn vì một lí do chính đáng em không nỡ trách Thương, trái lại càng thông cảm và yêu mến bạn hơn. Đã bốn năm rồi, em và Thương cùng học một lớp, cùng sánh vai nhau đi trên con đường quen thuộc này ngày hai lượt đi, về. Con đường đã in không biết bao nhiêu dấu chân của hai đứa. Có lần Thương nói với em: “Mình có thể nhắm mắt đi một mạch từ nhà đến trường mà không hề vấp ngã đấy!” Em vội nói ngay: “Mình cũng vậy! Thương biết không, cả ba chúng mình đều là bạn thân của nhau. Mình hiểu Thương cũng như Thương hiểu con đường này vậy!”

Con đường là một phần của quê hương, là sợi dây gắn bó tình cảm của mọi người trong tình làng nghĩa xóm. Nhà thơ Đỗ Trung Quân thật có lí khi nói rằng: “Quê hương là đường đi học”. Vâng! Đúng như vậy. Con đường rợp lá me bay này chưa phải là con đường nhựa thẳng tắp, bóng láng như các con đường ở đô thị'. Nó chỉ là con đường đá đỏ bình thường như mọi con đường khác ở làng quê. Đối với chúng em, nó là thật gần gũi, thân thiết biết nhường nào! Chắng có ngày nào lũ trẻ chúng em không đặt những bước chân nhỏ xíu của mình lên mặt đường đầy những ổ gà, sóng trâu của nó. Mặt đường chỗ nào phẳng lì như mặt sân phơi, chỗ nào mấp mô uốn lượn như sóng nuức mặt hồ, chỗ nào đá to, đá nhỏ em đều thuộc như lòng bàn tay.

Con đường này là trục lộ giao thông liên xã. Đoạn đường dần chúng em đến trường lại nằm ở khu trung tâm nên thường tấp nập xe cộ và người qua lại. Hai bên đường, những cây me tây lâu đời tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Hàng cột điện cao thế như những cột chống trời làm bằng bê tông cốt thép sừng sững hai bên đường, đem ánh sáng văn minh về cho các làng xã trong vùng. Những nhà lá, nhà tôn, nhà tường và có cả những nhà lầu xen kẽ, những tiệm tạp hóa, viện uốn tóc, rạp video, quán giải khát, cà phê… mọc lên với những bảng hiệu đủ màu trông như những dãy phố ở thị thành. Khung cảnh buổi sáng mai trên đoạn đường này thật đông vui. Thỉnh thoảng, xe ô tô chở hàng, chở khách lăn vội trên đường, bốc lên những đám bụi dày đặc.

Gần đây trong chương trình phát triển nông thôn, nghe nói trục lộ liên xã này sẽ được tôn tạo lại, đường sẽ được tráng nhựa trong nay mai. Con đường thân yêu của chúng em rồi đây sẽ đẹp hơn, sẽ không còn những “ổ voi”, “ổ gà” mấp mô như bây giờ. Nắng, mưa, gió, bão sẽ không còn cơ hội ngăn cản bước chân chúng em đến trường được nữa. Thành thị và nông thôn đang xích lại gần. Ánh sáng văn minh đang tỏa rộng về với vùng sâu, vùng xa. Đường sá nông thôn sẽ được nhựa hóa, cầu cống sẽ được bề tông hóa. Những chiếc cầu khỉ cũng sẽ biến mất theo đà phát triển của quê hương.

Tương lai rực rỡ đang đến với con đường và với cả quê hương chúng em trong một ngày không xa nữa. Trống đã điểm, tạm biệt con đường, chúng mình vào học nhé!

 

25 tháng 1 2017

"Quê hương" hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương. Tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà, ... nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.

Đó là con đường rải đá răm như bao con đường khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Đầu làng, cây gạo đứng giương dù che nắng. Nơi đây đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Hai bên đường là hàng bạch đàn với những chiếc lá nhỏ như con mắt nhìn xuống đường. Sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược. Ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ.... ồn ã. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng.Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.

Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời em.