K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2019

Mỗi ngày đến trường, ta được tiếp thu biết bao tri thức, bao hiểu biết, mà người cung cấp cho chúng ta, chỉ dạy cho chúng ta những điều ấy không ai khác chính là những người thầy, người cô giáo của ta. Trong suốt những năm tháng đi học, tôi đã được học và tiếp xúc với bao người giáo viên đáng kính. Tuy nhiên, có lẽ người giáo viên để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là thầy Lâm, thầy giáo chủ nhiệm của tôi.

Thầy Lâm năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, ở thầy là sự chững chạc, nghiêm nghị của một người đàn ông trong độ tuổi tứ tuần. Thầy có dáng người cao, hơi gầy cùng với làn da màu bánh mật khiến thầy trông đầy khỏe khoắn . Khuôn mặt thầy vuông chữ điền, mái tóc thầy đen óng, được cắt tỉa gọn gàng, trên mái tóc ấy đã xuất hiện một vài sợi tóc sâu lấm tấm do dấu hiệu tuổi tác. Vầng trán thầy cao như trán Bác Hồ, phía dưới là đôi mắt đen, sáng , đôi mắt ấy lúc nào cũng nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mến, ấm áp. Đặc biệt thầy có chiếc răng khểnh nên mỗi khi thầy cười, chiếc răng khểnh lại lộ ra trông rất duyên cùng với hai má lúm đồng tiền lúc nào cũng rặng rỡ.

Trang phục hàng ngày của thầy đầy lịch lãm và nghiêm túc. Mỗi sáng đến trường, thầy đều mặc những chiếc áo sơ mi nhạt màu cùng quần âu đen, khi trường có lễ hội, thầy lại khoác lên mình những bộ vest, phối cùng những chiếc ca-la-vát đầy nam tính và lịch lãm. Thầy có giọng nói ấm áp mà dõng dạc. Khi giảng bài, thầy nói to, rõ ràng từng phần kiến thức, giúp chúng tôi tiếp thu bài nhanh hơn. Thầy là một người khá nghiêm túc trong công việc, thầy luôn cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức cho học trò, chỗ nào chúng tôi không hiểu, thầy đều sẵn sàng giảng giải. Dường như niềm vui của thầy là được nhìn thấy học trò tiếp thu được tri thức, hiểu biết. Bên ngoài công việc, thầy lại giống như một người bạn của chúng tôi vậy. 

Thầy hay cười và rất vui tính, thầy luôn yêu thương chúng tôi, trò chuyện với chúng tôi, cho chúng tôi những lời khuyên chân thành khi có ai đó gặp khó khăn. Những giờ học của thầy bên cạnh được tiếp thu kiến thức, thầy thường đan xen kể những câu chuyện vui để giờ học bớt căng thẳng và bầu không khí được sôi nổi hơn. Lớp tôi ai cũng yêu quý thầy, thầy như người bố thứ hai, như người bạn của chúng tôi vậy. Thầy giáo của chúng tôi luôn được mọi người yêu quý bởi tấm lòng nhân hậu, sự nhiệt huyết với nghề và tình yêu thương sâu sắc với học trò.

Cuộc đời chúng ta sẽ gặp qua rất nhiều người, mỗi người sẽ có một ý nghĩa sâu sắc với ta. Với tôi, thầy Lâm là một người giáo viên mà tôi luôn kính trọng và yêu quý. Tôi sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để sau này trở thành một người học trò mà thầy có thể tự hào.
 

22 tháng 1 2019

Mỗi ngày đến trường, ta được tiếp thu biết bao tri thức, bao hiểu biết, mà người cung cấp cho chúng ta, chỉ dạy cho chúng ta những điều ấy không ai khác chính là những người thầy, người cô giáo của ta. Trong suốt những năm tháng đi học, tôi đã được học và tiếp xúc với bao người giáo viên đáng kính. Tuy nhiên, có lẽ người giáo viên để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là thầy Lâm, thầy giáo chủ nhiệm của tôi.

Thầy Lâm năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, ở thầy là sự chững chạc, nghiêm nghị của một người đàn ông trong độ tuổi tứ tuần. Thầy có dáng người cao, hơi gầy cùng với làn da màu bánh mật khiến thầy trông đầy khỏe khoắn . Khuôn mặt thầy vuông chữ điền, mái tóc thầy đen óng, được cắt tỉa gọn gàng, trên mái tóc ấy đã xuất hiện một vài sợi tóc sâu lấm tấm do dấu hiệu tuổi tác. Vầng trán thầy cao như trán Bác Hồ, phía dưới là đôi mắt đen, sáng , đôi mắt ấy lúc nào cũng nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mến, ấm áp. Đặc biệt thầy có chiếc răng khểnh nên mỗi khi thầy cười, chiếc răng khểnh lại lộ ra trông rất duyên cùng với hai má lúm đồng tiền lúc nào cũng rặng rỡ.

Trang phục hàng ngày của thầy đầy lịch lãm và nghiêm túc. Mỗi sáng đến trường, thầy đều mặc những chiếc áo sơ mi nhạt màu cùng quần âu đen, khi trường có lễ hội, thầy lại khoác lên mình những bộ vest, phối cùng những chiếc ca-la-vát đầy nam tính và lịch lãm. Thầy có giọng nói ấm áp mà dõng dạc. Khi giảng bài, thầy nói to, rõ ràng từng phần kiến thức, giúp chúng tôi tiếp thu bài nhanh hơn. Thầy là một người khá nghiêm túc trong công việc, thầy luôn cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức cho học trò, chỗ nào chúng tôi không hiểu, thầy đều sẵn sàng giảng giải. Dường như niềm vui của thầy là được nhìn thấy học trò tiếp thu được tri thức, hiểu biết. Bên ngoài công việc, thầy lại giống như một người bạn của chúng tôi vậy. 

Thầy hay cười và rất vui tính, thầy luôn yêu thương chúng tôi, trò chuyện với chúng tôi, cho chúng tôi những lời khuyên chân thành khi có ai đó gặp khó khăn. Những giờ học của thầy bên cạnh được tiếp thu kiến thức, thầy thường đan xen kể những câu chuyện vui để giờ học bớt căng thẳng và bầu không khí được sôi nổi hơn. Lớp tôi ai cũng yêu quý thầy, thầy như người bố thứ hai, như người bạn của chúng tôi vậy. Thầy giáo của chúng tôi luôn được mọi người yêu quý bởi tấm lòng nhân hậu, sự nhiệt huyết với nghề và tình yêu thương sâu sắc với học trò.

Cuộc đời chúng ta sẽ gặp qua rất nhiều người, mỗi người sẽ có một ý nghĩa sâu sắc với ta. Với tôi, thầy Lâm là một người giáo viên mà tôi luôn kính trọng và yêu quý. Tôi sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để sau này trở thành một người học trò mà thầy có thể tự hào.
 

18 tháng 3 2020

cậu lên mạng mà tra đầy bài trên đây cũng chỉ sao chép mạng thôi mà !

18 tháng 3 2020

Haha thà lên Google tha hồ mà chọn bài còn hơn ở đây để ....:)

30 tháng 4 2018

Em hãy tả người bà yêu quý của em

                                 Bài làm 

Đối với em tình bà cháu là không thể thiếu được. Bà dù chỉ là một tiếng gọi đơn sơ ấy thôi, nhưng rất thân thương gần gũi với em ngay từ khi còn chập chững tập đi.

Hình ảnh bà ngoại luôn in sau trong tâm trí của em. Một người bà hiền từ nhân hậu.

Bà em năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Dáng người bà nhỏ nhắn, hơi gầy, với mái tóc đã có nhiều sợi bạc. Lưng bà hơi còng xuống nhưng bà đi lại vẫn còn nhanh nhặng lắm.

Mắt bà em không còn tinh tường nhưng cái nhìn hiền hậu của bà đầy yêu thương trì mến. Khuôn mặt bà đã có nhiều nếp nhăn. Trên vầng trán của bà, dường như mỗi nếp nhăn thể hiện một nỗi khắc khổ, chỗ mỗi khó khăn mất bà phải trải qua. Mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó lại hằn lên rất rõ.

Những ngày ấu thơ, em được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Bà bao giờ cũng quý, cũng chạm sóc, cũng yêu thương em.

Những bài hát ru em dịu của bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bằng chất giọng trầm ấm, bà kể chuyện rất hấp dẫn, đã bao lần bà đưa em lạc vào xứ sở cổ tích với những nàng tiên, cô tấm dịu hiền.

Tuy tuổi đã cao nhưng bà vẫn thường đỡ đần những công việc vặt trong gia đình. Bố mẹ em thường nghiêm cấm chúng em không được để bà làm bất cứ công việc gì dù nhỏ nhất. 

Tuy vậy, bà em vẫn thường dậy sớm để quét sân, quét nhà, có khi bà còn nhặt rau nấu cơm. Bà nói: " bà làm được cứ để bà làm cho vui". 

Em rất hạnh phúc khi được sống cùng bà ngoại. Em sẽ ghi nhớ những lời khuyên của bà, cố gắng học giỏi, ngoan ngoãn để xứng đáng cháu yêu của bà.

30 tháng 4 2018

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào..." - Câu hát ấy đã ngấm mãi trong em không bao giờ nhai nhạt! Mỗi người ai cũng có người để mến mộ và tự hào, với em đó là mẹ của em. Mẹ của em rất tuyệt vời! Mẹ em là chỗ dựa vững chắc, là nơi em san sẻ niềm vui, nỗi buồn. Mẹ cho em cuộc đời hôm nay và mai sau. 

Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn còn trẻ. Dáng người mẹ không cao nhưng cân đối. Mái tóc mẹ uốn cao ôm gọn lấy khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu, tạo cho mẹ một vẻ đẹp dịu hiền, dễ mến. Nổi bật trên khuôn mặt mẹ là đôi mắt to, đen láy, luôn ánh lên cái nhìn ấm áp và trìu mến. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng trắng, đều, trông rất duyên.

Mẹ em ăn mặc rất giản dị nhưng không kém phần lịch sự. Mỗi khi đi làm, thường là bộ váy màu xanh dương có điểm hoa văn hay bộ đồ tây màu trắng trang nhã. Còn lúc ở nhà, với đồ bộ gọn gàng trông cũng rất duyên dáng.

Mẹ em rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc, dạy dỗ con cái. Dù công việc ở cơ quan bận rộn nhưng mẹ đều dành thời gian cho gia đình, cho việc học hành của em. Những lần, em mắc khuyết điểm, mẹ không mắng nhiếc, đánh đập mà nhẹ nhàng chỉ bảo, nhắc nhở, chỉ ra chỗ sai để em khắc phục, sửa lỗi. Mẹ vui mừng, hạnh phúc khi em đạt kết quả cao trong học tập.

Em còn nhớ, có lần, em không nghe lời mẹ chạy chơi ngoài nắng, đến tối thì sốt cao. Em ngất đi cho đến gần sáng mới tỉnh lại. Thật bất ngờ, mẹ em vẫn ngồi đó. Mẹ đã thức thâu đêm để chăm sóc em nên khuôn mặt hiện rõ sự mệt mỏi, lo âu. Mẹ âu yếm sờ tay lên trán em, rồi đặt tay em trong tay mẹ. Em thấy người ấm lên còn bệnh thì bớt đi nhiều.

Đối với đồng nghiệp, mẹ được mọi người tin yêu và mến phục. Với hàng xóm, mẹ luôn vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nên ai ai cũng yêu quý.

Mẹ là "Tổ quốc" riêng của em! Mỗi lần nhắc đến mẹ, lòng em lại dạt dào những tình cảm thiêng liêng nhất. Em thầm nhủ: "Mình phải cố gắng học thật giỏi và không ngừng rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội". Đó cũng là nguyện vọng lớn lao nhất mà hằng ngày mẹ vẫn thường nhắn nhủ và khuyên bảo em.

Bài làm

Cô giáo viên chủ nhiệm lớp 8C - cô Hồ Thị Thanh Tịnh - người mẹ thứ hai mà thiên sứ đã mang đến cho chúng tôi

Ấn tượng đầu tiên của tôi về cô là nụ cười dễ mến, cô cực kỳ dễ thương, và ấn tượng khi nhìn ngoài không ai có thể đoán được tuổi thật của cô! Tôi đã nghe các anh chị khóa trước kể lại cô giảng bài rất hay và rất gần gũi với học trò, ngày đầu tiên học cô thì tôi đã chứng thực ngay được điều đó. Cô giảng bài rất có hồn cùng với nhiều ví dụ khá là thú vị đã như cuốn hút tôi vào bài văn cô giảng. Đó là những ấn tượng ban đầu, để rồi từ những ấn tượng này đến ấn tượng khác tôi lại càng hiểu và dành nhiều tình cảm cho cô hơn. Không biết là cô có cảm nhận được những tình cảm mà tôi dành cho cô không nhỉ? Chắc là không đâu. Tình cảm đó là sự biết ơn từ những bài học cô đã dạy cho tôi, là lòng kính trọng, là sự ngưỡng mộ về sự nhiệt huyết và trái tim yêu nghề của cô...Cũng là tình cảm của một đứa con gái dành cho người mẹ của mình. Tình cảm đó cứ mãi ấp ủ trong tôi rất nhiều, nhiều tới nỗi tôi không biết phải bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào nữa…

Tôi không phải là một học sinh giỏi môn văn, nhưng những bài văn tôi viết ra có thể được coi là khá nếu không nói là quá tệ. Dù trong lòng tôi có rất nhiều tình cảm dành cho cô nhưng tôi vẫn không thể viết ra một bài văn hay bất cứ cái gì có thể gọi là hoàn chỉnh để có thể nói hết được tình cảm của tôi dành cho cô được. Việc duy nhất mà tôi có thể làm được là bây giờ ngồi đây, viết lên những dòng chữ này để có thể nói lên tất cả tình cảm , suy nghĩ xuất phát từ tận trái tim tôi .

~ Mik tả cô giáo hồi lớp 8 ~

# Học tốt #

Cho mãi đến tận bây giờ, hình ảnh cô giáo Huyền vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô Huyền — người cô đầu đời đã dạy em năm học đầu tiên ở trường Tiểu học, năm lớp Một.

Cô Huyền có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy, đầv đặn và cân đối. Em không biết chính xác cô bao nhiêu tuổi chi biết rằng cô còn rất trẻ, trẻ hơn mẹ em rất nhiều. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo dài màu nhạt, lúc thì màu xanh da trời hay đọt chuối, lúc thì hồng phấn hay tím cà, cũng có lúc trắng tinh như màu muối biển, rất hợp với dáng hình và độ tuổi xuân xanh của cô.

Mái tóc cô đen huyền, óng ả như màu than đá lại mềm mại mịn màng như những sợi tơ luôn buông xõa đến quá vai. Khuôn mặt trái xoan được trời phú cho một cặp mắt trong xanh với đôi hàng mi dày và cong vút tưởng như cô đeo mi giả. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất hợp với khuôn mặt. Mỗi lần cô cười trông cô tươi và xinh hơn cả những diễn viên, người mẫu. Hàm răng trắng như mây trời lại được tô điểm bằng một chiếc răng khểnh bên trái khóe miệng làm cho nụ cười vốn đã rất tươi lại còn tươi hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi lúc cô nói chuyện hay giảng bài trên lớp thì giọng nói cô phát ra nghe mới ngọt ngào làm sao! Khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thướt tha như làn gió mát, lúc thì trầm bổng, du dương như tiếng hót chim họa mi, khiến chúng em như lạc vào thế giới của đàn ca. Những buổi học đầu tiên biết bao là khó nhọc. Cô cầm tay từng bạn uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho từng em phát âm, đánh vần từng tiếng. Những giờ giải lao, cô nắn lại gạch hàng, viết mẫu trong tập cho từng em để chúng em viết được đúng mẫu tự, ngay hàng thẳng lối.

Giờ đây, tuy đã học lớp Năm rồi nhưng lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô giáo Huyền. Em hứa với lòng mình phải cố gắng học thật tốt để khỏi phụ công dạy dỗ của cô.

17 tháng 12 2017

Bài làm :

Cái tủ sách mà mẹ em vẫn dùng lâu nay là của ông ngoại để lại. Cùng với cái tủ là mười hai quyển sách tiếng Pháp, quyển nào ở trang đầu ông ngoại cũng ghi rõ ngày tháng năm mua và kèm theo chữ kí của ông ngoại.

Cái tủ sách rộng l, 2m; cao l, 8m; bề sâu là 0, 6m. Phần trên có bốn lớp, lớp nào cũng chia làm hai ngăn. Phía trước là cửa kính. Phần dưới cũng chia làm hai ngăn, có hai cánh cửa gỗ, có thể đựng được nhiều thứ lặt vặt khác.

Cái tủ được làm bằng gỗ lim, đánh véc-ni màu nâu sẫm rất bóng. Nó rất nặng, phải bốn người lớn mới khiêng được cái tủ không. Tủ được kê sát tường, cạnh bàn làm việc của mẹ. Rất ít khi nó được di chuyển.

Các ngăn bốn lớp trên đều được xếp sách, gáy hướng ra ngoài. Mười hai quyển sách của ông ngoại để lại, và một ít sách tiếng Nga của bố được mẹ xếp vào lớp trên cùng. Hai lớp giữa là sách và tài liệu giảng dạy của mẹ. Mẹ là giáo viên Ngữ Văn trường Trung học cơ sở, nên sách của mẹ toàn là sách văn học. Các cuốn thơ của Hồ Chí Minh, các tuyển tập của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tố Hữu... mẹ đều có cả. Lớp cuối cùng, mẹ xếp sách của Nhà xuất bản Kim Đồng, là sách đọc của hai chị em. Mẹ cấm hai chị em lục lọi sách của ông, của bố mẹ; cần quyển nào ở ngăn sách của mẹ phải xin phép mẹ. Sách của hai chị em, sau khi đọc xong phải xếp gọn vào tủ, không được mang sách đến trường.

Cái tủ sách theo ngày tháng năm vẫn đứng trầm mặc ở một góc phồng. Mỗi lần đứng trước tủ sách, ngước nhìn và nhẩm đọc các tên sách, em tưởng như mình đang được trò chuyện với người xưa, những danh nhân văn hóa, những nhà văn nhà thơ lỗi lạc của đất nước. Ông và bố đã mất, những cuốn sách của ông và bố để lại trở thành kỉ vật thiêng liêng của ba mẹ con em. Em đã nhiều lần thấy mẹ và chị Đào đứng lặng trước tủ sách, hướng nhìn lên lớp sách trên cùng. Mỗi lần nhìn vào tủ sách, em vẫn nhớ lời bố dặn trước ngày bố mất: “Hai chị em phải ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành, làm cho mẹ vui... ”.

Nhớ ông, nhớ bố, nhớ chồng, cái tủ sách được ba mẹ con em quý trọng, nâng niu, giữ gìn. Cái tủ sách luôn luôn nhắc nhở hai chị em ghi nhớ lời dạy của người xưa: “Mỗi quyển sách là một hũ vàng. Sách là thầy, là bạn của tuổi thơ”.

  Hay thì k nhe

Bước vào phòng làm việc của gia đình em, vật đập vào mắt em là cái tủ sách. Cái tủ được kê sau bàn làm việc của bố, choáng gần hết bức tường phía trái căn phòng.

Cái tủ sách hình khối chữ nhật đứng, cao một phẩy chín mươi lăm mét, rộng một phẩy sáu mét, bề rộng của hông tủ độ năm mươi xăng-ti- mét. Tủ được làm bằng gỗ quý, đánh véc-ni bóng loáng, nổi vân gỗ nâu sậm trên nền gỗ vàng màu hổ phách. Cửa tủ lắp kính trong suốt. Mỗi cánh cửa tủ có một tay nắm khắc chạm hình giọt nước. Phần trên của tủ có ba ngăn, mỗi ngăn cao bốn mươi xăng-ti-mét. Phần dưới tủ không lắp kính, chia thành hai ngăn. Tay nắm ở mỗi cánh cửa tủ ở ngăn dưới cũng được tiện khắc theo hình giọt nước. Hông tủ và lưng tủ đều được làm bằng gỗ quý, nổi vân lụa loang loáng như mặt hồ chiều thu trước lúc hoàng hôn. Các đường hoa văn trên cánh cửa tủ đơn giản nhưng sắc sảo và đẹp. Ở mỗi cánh cửa tủ, người ta khắc hai đường chỉ lõm, song song theo chu vi của tủ. Ngăn cách giữa phần tủ lắp kính và phần dưới cùng của tủ được khắc chỉ nổi bằng gỗ trắc. Người thợ mộc khéo tay đã chọn lấy phần gỗ nửa trắng nửa nâu của cây trắc nên mặt tủ vừa đơn giản, vừa đẹp một cách độc đáo, riêng biệt. Ba ngăn trên bố em xếp sách vào đó, gáy sách hướng ra ngoài, muốn lấy sách cũng rất thuận tiện. Mẹ đặt vào tủ sách một chú gấu bông và một đoá hồng làm bằng vải, cắm trong chiếc bình thuỷ tinh thon nhỏ, thẳng đứng.Tủ sách sáng lên dưới ánh đèn phòng. Nhất là vào buổi sáng, khi nắng mai chiếu rọi vào phòng từ cửa sổ, bình thuỷ tinh hoa hồng có những viên bi li ti đủ màu sắc sáng lấp lánh. Tủ sách như được treo đèn màu thật đẹp. Hai ngăn dưới cùng, bố em để sách cũ, tài liệu in thành tập và hộp mi-ca đựng bút viết, kẹp giấy văn phòng. Tủ sách lớn này được tích luỹ từ hồi ông nội em chưa mất. Tất cả sách được bảo quản ở tủ này đều là sách để học tập, tài liệuquý báu dành để tra cứu, sách "Bách khoa toàn thư", "Đại Việt sử ký" và nhiều tập sách quý mà ông nội em giữ gìn trong mấy chục năm qua. Và giờ đây, nối tiếp ông nội, bố em và em cùng tất cả các thành viên trong nhà rất quý tủ sách mà ông nội để lại.

Cùng với niềm đam mê tích luỹ sách quý, tự học của gia đình em, cái tủ sách chứa đựng vào lòng nó mọi tri thức qua nhiều thời đại. Nó giúp gia đình em giữ sách khỏi bị mối mọt, ẩm mốc. Hàng tuần, em giúp mẹ lau dọn bàn làm việc của bố và tủ sách bằng một mảnh vài mềm nên tủ luôn sáng bóng như mới. Bố em luôn bảo: “Sách tốt là bạn tốt”. Cái tủ sách đẹp như thế nhưng nó chỉ khiêm tốn thầm thì cùng em: “Tôi sẽ giúp ông bà chủ và cậu chủ giữ gìn những pho sách quý.”.

Cùng với những tiến bộ của mạng lưới Internet, một số người không cần mua sách, mua tủ đựng sách làm gì cho choán chỗ trong nhà. Ý nghĩ đó thật sai lầm. Tra cứu trên mạng là việc làmtốt cần phát huy nhưng cũng có những kiến thức chỉ có ở trong sách, mà có sách ắt phải cần có tủ đựng sách. Cái tủ sách của nhà em vừa phục vụ cho nhu cầu học tập, vừa là kỉ niệm của ông nội để lại. Vì thế, em rất vui vì có tủ sách bầu bạn.

ủng hộ nha

1/Mỗi khi mùa tựu trường sắp bắt đầu, mẹ đều chuẩn bị sách vở và cặp sách mới tinh tươm để em đến trường. Năm nào cũng vậy, một năm mẹ sẽ sắm cho em một chiếc cặp theo ý thích của em. Năm nay cũng vậy, em đã chọn cho mình một chiếc cặp vô cùng xinh xắn. 

Nhìn tổng thể chiếc cặp của em có chiều dài 40cm, chiều rộng gần 30 cm. Chiếc cặp khoác chiếc áo thật đẹp. Đó là một chiếc áo màu xanh nước biển có hình dãy núi và con sông nhỏ chạy qua. Trên dòng sông có một chiếc thuyền nhấp nhô và một người phụ nữ đang cầm tay lái. Chiếc cặp của em có một chiếc khóa để nắp cặp khi mang ở phía sau lưng. Có hai dây đeo màu xanh dương, bản to bằng hai đốt tay khép lại với nhau để khi đeo em không bị đau lưng. Chiếc dây làm chắc chắn, có xốp ở bên trong nên đeo rất êm vai. Mẹ bảo khi chọn cặp phải chọn những chiếc cặp không quá cứng để em có thể bỏ nhiều sách vở mà không quá nặng. Ở hai bên chiếc cặp có hai cái túi nhỏ nhỏ bằng lưới để em có thể để khẩu trang và giẻ lau bảng con. Em cũng có thể bỏ vào đó chiếc lọ đựng phấn xinh xinh, khi lấy ra rất dễ dàng. Chiếc cặp sách thân thương của em rất tiện lợi. Nó có hai ngăn to và một ngăn nhỏ có kéo khóa. Em sẽ phân ra một ngăn để vở viết và một ngăn để sách giáo khoa. Ngăn kéo khóa em sẽ để hộp đựng bút, bảng con, bút chì màu và một số vật dụng khác. Trong cặp nhiều khi em còn mang theo đồ chơi như cầu, cờ vua, dây nhẩy,... để khi ra chơi có thể vui chơi với bạn bè.

Đối với mỗi bạn học sinh thì chiếc cặp là người bạn thân thiết nhất mỗi khi đến trường. Dù nắng hay mưa, dù nhiều sách vở hay ít sách vở thì chiếc cặp vẫn không bao giờ than thở nhọc nhằn. Em rất yêu quý chiếc cặp của mình.

2/Năm trước, bố mẹ em dẫn em đi siêu thị. Vừa vào siêu thị, bố em đã đến quầy đồ dùng học tập và mua ngay cho em một cây bút máy màu xanh da trời và mấy quyển sách. Em rất thích cây bút mới bố mua cho em.

Cây bút máy của em dài khoảng 12 xăng-ti-mét. Thân bút tròn, to bằng ngón tay út của người lớn, phần đuôi nhỏ hơn phần đầu một chút. Thân bút được làm bằng nhựa tổng hợp nhãn bóng, nắp bút được làm từ sắt. Thân bút được khoác lên mình chiếc áo màu xanh da trời in hình mấy chú gấu bông xinh xắn cùng một số họa tiết khác.

Xung quanh thân bút có in chữ "Nét hoa" màu đỏ rất nổi và sặc sỡ. Bút được bọc một lớp kim loại màu xanh. Nắp bút được phun sơn cùng màu với thân. Phần đầu có nẹp cài bằng thép không gỉ để mắc vào sách vở. Khi mở nắp ra bên trong là ngòi bút bằng sắt, màu bạc giống hình lá tre, được gắn chung với một bộ phận màu đen mà người ta gọi đó là cái lưỡi gà. Cả hai được cắm chặt vào cái quản bút màu bạc.

Ở bên trong thân bút là cái ruột bút làm bằng nhựa để bơm và chứa mực. Mỗi khi lấy mực, chỉ cần đẩy lên rồi nhúng ngòi bút vào lọ mực, đẩy lên là mực từ dưới lọ theo ống dẫn hút lên đầy một bụng. Chiếc bút máy này đã cùng em đi học, đi chơi. Bút giúp em học bài. Nét chữ của em càng ngày càng đẹp, vì thế, em đã được cô cho nhiều điểm tốt. 

Em sẽ giữ gìn chiếc bút này cẩn thận để nét chữ của em ngày càng đẹp hơn và bút sẽ được chứng kiến nhiều thành tích học tập tốt hơn của em nữa.

hok tốt!!

24 tháng 3 2020

cảm ơn

25 tháng 1 2018

mik tả cái bàn học nha!!!!!!!!!! 

Kể từ ngày chị Hai bước vào trường trung học phố thông, em vào lớp Một, chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng học của chị. Ba đã mua cho chị một chiếc bàn mới cao hơn, vừa tầm với chị. Và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu, nay được chuyển về góc học tập trong phòng em, nó đã trở thành ngườỉ bạn thân thiết của em từ dạo đó.

Cuối năm học lớp Ba vừa qua, ba em đã cho thợ đến tân trang lại chiếc bàn. Trông nó giờ đây như vừa mới ở tiệm đồ gỗ về vậy, đẹp và xinh xắn đến dễ thương. Những chỗ bị trầy xước, loang lổ trên mặt bàn, góc bàn đã biến mất. Thay vào đó là một lớp áo mới vừa bóng vừa trơn lại thơm cái mùi Véc ni thật dễ chịu. Ngày nào em cũng dùng một tấm vải mỏng xoa nhẹ lên mặt bàn, chân bàn nên “tấm áo mới” của nó lúc nào cũng bóng loáng. Em còn để ở góc bàn một lọ hoa nho nhỏ và cắm vào đấy những bông đồng tiền xinh xinh.

Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng chỉ đủ chỗ cho hai đứa trẻ như em ngồi mà thôi. Chiếc bàn được đặt ngay cửa sô có nắng gió, hương hoa từ ngoài vườn theo gió đưa vào. Mặt bàn là một tấm gỗ cẩm lai, càng dùng lâu càng thêm bóng. Mỗi lúc học bài mệt, em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu lâu ngày của vecni. Dưới mặt bàn là một cái hộc tủ lớn được gắn một cái nắm tay tròn mạ kền dùng để kéo ra, đóng vào. Ngăn bàn ấy chứa cả một “kho báu” của riêng em. Bên phải là những quyển sách giáo khoa và các tài liệu học tập. Ở giữa là những quyển tập và bên trái là ngăn đựng các đồ dùng học tập. Phía trước mặt bàn, ba gắn thêm một cái giá sách nhỏ xinh xắn rất kiểu cách, em dùng để các loại truyện thiếu nhi. Nhiều nhất là loại truyện tranh “Đô rê môn”, “Conan”…. Chiếc bàn được gắn chung với một cái ghế bằng gỗ thao lao cũng bóng loáng như mặt bàn vậy. Chỉ khác là nó không có những vân hoa như mặt bàn cẩm lai. Chiếc bàn đã trở thành người bạn thân của em như hình với bóng, chỉ trừ lúc em đến trường mà thôi.

Em rất yêu chiếc bàn của mình bởi nó chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập.

25 tháng 1 2018

b) t ko tin vào mấy cái thứ viển vông được gọi là " ước mơ " nhưng t có 1 tham vọng rất lớn dù biết nó rất khó nhưng t chắc chắn phải giết được ngưới đó !

a. Mở bài 

- Giới thiệu về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến

b. Thân bài

- Giới thiệu khái quát về thầy (cô) giáo
+ Tên, tuổi, quê quán
+ Gia đình, công tác (ví dụ: cô giáo em đã dạy học được 10 năm)
- Kể khái quát ngoại hình của thầy (cô) giáo
+ Tác phong, dáng người, dáng đi
+ Ánh mắt, mái tóc, nụ cười
- Kể về tính cách của thầy (cô) giáo
+ Tính cách, sở thích, thói quen mà em thấy ở thầy (cô) giáo (ví dụ: thân thiện, dịu dàng, vui tính)
+ Phong cách dạy học, tình yêu với nghề và với học sinh của thầy (cô) giáo (ví dụ: nhiệt huyết, hăng say)
- Kể về những kỉ niệm đáng nhớ về thầy (cô) giáo
+ Về một lần được thầy (cô) giáo khen thưởng hoặc trách phạt

c. Kết bài

- Cảm nghĩ của em về thầy (cô) giáo mà em yêu mến

2. Mẫu số 2:

a. Mở bài

- Giới thiệu thầy/ cô giáo em định kể.
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc khái quát của em về đối tượng.

b. Thân bài

- Kể kết hợp với miêu tả ngoại hình của thầy/ cô giáo đó: 
+ Dáng người
+ Gương mặt
+ Đôi mắt, hàm răng, mái tóc, nụ cười,... 
+ Trang phục...
- Kể về tính tình, phẩm chất nổi bật của người thầy/ cô này.
- Kể những hành động của thầy/ cô mà em thấy ấn tượng nhất, có sức ảnh hưởng lớn đến học sinh.

Khác với cấp tiểu học nhiều môn nhưng chỉ có 1-2 thầy cô phụ trách, sang cấp trung học mỗi một môn đều do một thầy hoặc cô giáo phụ trách riêng. Chính vì vậy chúng em được học rất nhiều thầy cô, trong số đó em đặc biệt rất quý mến cô giáo dạy Văn của em. 

Cô giáo của em tên là Hoa, một người giáo viên trẻ khi mới tốt nghiệp đại học được hai năm và công tác tại trường em được một năm. Cô là một cô giáo xinh xắn, trẻ trung và còn dễ mến, có thể nói tuổi của cô cũng gần với tuổi của anh chị của em nên em coi cô như một người chị cả. Cô có mái tóc dài nhuộm màu nâu sẫm, cô có vẻ ngoài giản dị, khi đi dạy thường mặc quần áo chứ không diện váy vóc, cô cũng chỉ tô chút son bởi cô sẵn có làn da trắng hồng. Cô Hoa là một người giáo viên yêu nghề, cô tâm huyết trong từng bài giảng và năng nổ trong mọi hoạt động. Trong những tiết học của cô chúng em luôn sôi nổi và rất nhiệt tình xây dựng bài, cô có cách giảng bài vừa dễ hiểu lại rất cuốn hút không bị nhàm chán. Cô cũng rất thoải mái với học sinh, thấu hiểu tâm sinh lý của lứa tuổi chúng em và rồi luôn mang lại cho chúng em sự gần gũi, đồng cảm và được sẻ chia. Cô Hoa là cô giáo đầu tiên em chia sẻ những chuyện buồn trong cuộc sống của mình và em luôn nhận được sự động viên, khích lệ từ cô. 

Cô Hoa đối với em không chỉ là một cô giáo mà hơn thế là người bạn, người chị, người thầy đáng ngưỡng mộ và kính mến. 

12 tháng 6 2020

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

4 tháng 4 2019

Tả về ngôi nhà của em :

Mỗi người khi sinh ra đều có một căn nhà nhỏ của riêng mình. Với bạn, đó có thể là căn nhà nơi vùng nông thôn yên bình, có vườn tược rộng lớn, có sân rộng. Với bạn, căn nhà đó có thể là nhà chung cư trên cao có thể dễ dàng nhìn thấy toàn bộ thành phố. Còn với em, đó là một ngôi nhà ba tầng rộng rãi với khu vườn nhỏ trồng rau, trồng hoa của ông bà nội.

Ngay trước cửa nhà là chiếc cổng sắt lớn, Cánh cổng ấy nặng lắm, vì vậy nên nó có bánh xe phía dưới để có thể dễ dàng đẩy ra đóng vào hơn. Bước qua cánh cổng là một cái sân lớn được lát gạch đỏ. Bố em nói lát gạch đỏ để phù hợp với màu sắc của căn nhà, cũng không gây thương tích nếu em đi chân trần chạy nhảy trên sân. Xung quanh sân, dọc theo lối vào trong nhà là những chậu cây, những chậu hoa với đủ màu sắc và đủ loại luôn được bà nội em chăm sóc cẩn thận. Phía bên phải là khu vườn nhỏ của ông bà. Trong khu vườn ấy có rau, có hoa, có cây. Dù nhỏ nhưng lại vô cùng phong phú đa dạng các loại thực vật. Những ngày nghỉ, em đều ra vườn giúp bà chăm sóc cây, giúp ông tưới nước cho những chậu hoa lan. Khu vườn ấy đã tô điểm thêm cho căn nhà nhỏ của em.

Cuối cùng chính là căn nhà ba tầng với cánh cửa gỗ lớn. Bên cạnh căn nhà là nhà để xe của gia đình em, đồng thời cũng là nhà kho. Nhưng đừng nghĩ là nó lộn xộn nhé! Bên trong rất gọn gàng đấy. Vì bố em cho lắp những cái kệ gỗ để đồ nên không gian bên trong rất thoáng. Tiến vào trong nhà, đầu tiên chính là phòng khách rộng rãi với bộ bàn ghế bằng da rất đẹp và chiếc ti vi nằm yên trên kệ gỗ. Hai bên là tủ kính, bên trong có bày những chiếc ly của bố em. Ở trên tường là những bức ảnh chụp của gia đình em qua mỗi năm, những chiếc huân chương của ông nội, những bức tranh đẹp mà bà em yêu thích. Tất cả đã tô điểm thêm cho căn phòng, ai đến nhà em cũng đều tấm tắc khen đẹp.

Tiếp đến là phòng bếp – nơi mẹ em nấu ăn và cũng là nơi nhà em cùng nhau sum vầy thưởng thức những bữa cơm ngon. Đi hết cầu thang bằng gỗ chính là phòng ngủ và phòng vệ sinh, phòng thờ và một cái sân thượng nhỏ để phơi quần áo của nhà em. Ngôi nhà có tổng cộng 4 phòng ngủ: 1 phòng của ông bà, 1 phòng của bố mẹ, 1 phòng của em và 1 phòng dành cho họ hàng đến chơi muốn ở lại qua đêm. Mỗi phòng đều có đầy đủ đồ đạc và được dọn dẹp rất sạch sẽ gọn gàng. Phòng vệ sinh rất hiện đại, được trang bị các vật dụng cần thiết. Còn phòng thờ là nơi có không khí trang nghiêm nhất trong ngôi nhà – nơi đặt bàn thờ thờ cúng tổ tiên của nhà em. Những ngày cuối tuần được nghỉ, em đều phụ giúp mẹ dọn dẹp ngôi nhà nhỏ này.

Em rất yêu ngôi nhà của em, mái ấm của em. Dù sau này có đi xa, nhưng em vẫn sẽ không bao giờ quên được hình ảnh căn nhà mình đã từng sống và lớn lên, nơi đã cho mình tình yêu và bao kỷ niệm.

4 tháng 4 2019

ngôi nhà

Ngôi nhà của gia đình em nằm trong một con hẻm nhỏ của một quận ven thành phố. Đó là một ngôi nhà thuộc loại “nhà liên kỉ”. Nhà không rộng rãi nhưng cũng tạm đủ cho một gia đình bốn người.

Ngôi nhà giáp ngay mặt đường, vì thế mà không có sân cũng chẳng có vườn như em hằng ao ước. Để cải thiện phần nào, bố em trồng ngay trước cửa một cây trúc nhỏ thuộc loại trúc vàng, vừa ít tốn đất, vừa ít đòi hỏi công chăm bón, cũng cho chúng em có chút cảm giác về thiên nhiên.

Bề ngang nhà bốn mét, như thế là khá rộng. Với chiều sâu mười mết, ngôi nhà được chia làm bốn phòng, tính từ ngoài vào trong: phòng khách, hai phòng ngủ và cuối cùng là “công trình phụ”, túc là nhà vệ sinh, buồng tắm, nhà bếp. Bà nội em, mỗi lần từ quê ra, vẫn kêu lên: Nhà ở gì mà như đường hầm xe lửa! Nghe thế, bố em chỉ cười. Đúng là nó chẳng giống một chút nào với ngôi nhà rộng rãi, thoáng mát của ông bà em ở quê. Nhưng dù sao ở thành phố mà có được một căn hộ riêng, tường xây, mái tôn, kín đáo, không dột, không thấm cũng là điều may mắn.

Gian phòng đầu tiên được chúng em quy định là phòng khách, vuông vức, mỗi chiều bốn mét, được lát gạch bông khá đẹp, lúc nào cũng sạch bong. Từ đường vào nhà, mọi người, kể cả khách, đều cởi bỏ giày dép ngay khi vừa bước qua khỏi cửa. Sát bức tường trong là cái tủ ly mà mẹ em quen gọi là tủ “bích phê”, chưng mấy bộ ly chén lấp lánh sau cửa kính. Trước tủ ly là bộ bàn ghế tiếp khách bằng gỗ, có lẽ đó là vật dụng mới nhất trong nhà. Trên tủ ly, bố mẹ đặt ngay cái máy ti vi màu 14 inch. Gọi là phòng khách nhưng nhà em cũng ít khách nên sẽ kiêm luôn phòng ăn, phòng xem truyền hình và đôi lúc là phòng học khi bị mất điện, phòng để xe máy và xe đạp của bố mẹ em. Phần riêng của em trong gian phòng này là một cái bể cá nhỏ bằng kính, trong đó em thả mấy cặp cá vàng. Đi học về, nhìn thấy những chiếc đuôi cá dài vàng thẫm lượn lờ sau làn nước, thật là cả một niềm thích thú.

Sau gian phòng này là phòng ngủ, đồng thời là phòng học của hai chị em. Một giường chung cho hai chị em nhưng bàn học thì riêng. Em chẳng có trang trí gì nhiều trong phòng này vì theo bố mẹ, sợ em bị mất tập trung khi học bài.

Ngôi nhà em quả là không có gì đặc biêt, nó giống như bao nhiêu ngôi nhà bình thường khác trong thành phố. Nhưng nếu có ai hỏi em có yêu nó không, em sẽ không ngần ngại trả lời rằng em yêu nó lắm, cũng như em yêu bố mẹ em, những người đang vất vả nuôi em.

cây xoài

I. Mở bài: giới thiệu cây xoài

Từ nhỏ, tôi đã sống với ông nội, ông có một khu vườn rất rộng lớn và xinh đẹp. Ông luôn chăm sóc ân cần và chu đáo cho khu vườn của mình. Nhưng từ khi ông mất, thì tôi thay ông chăm sóc khu vườn, niềm vui khi còn sống của ông. Việc chăm sóc khu vườn không phải là trách nhiệm của tôi mà là lòng yêu thương ông và mến tình yêu thương với thiên nhiên của ông. Khu vườn như một phần tuổi thơ của tôi, gắn bó suốt tuổi thơ tôi. Điều tôi thích nhất ở khu vườn đó là cây xoài.

II. Thân bài: tả cây xoài

1. Tả bao quát cây xoài:

- Cây xoài cao 4m

- Cây xoài có nhiều lá và che mát cả khu vườn

- Cây xoài to và nhiều tuổi, cây xoài có từ khi ông tạo ra khu vườn.

2. Tả chi tiết cây xoài:

- Thân cây xoài to, vừa một cái ôm của người lớn; thân xây xù xì và dày

- Gốc cây lồi lền mặt đất thành những đường dài giống như những con rắn

- Rễ cây đâm sâu dưới đât

- Cành cây được tỏa ra từ thân cây, có rất nhiều cành cây, mỗi cành cây lớn chia ra làm những cành cây nho

- Tán lá rộng bao phủ cả một khu vực rộng lớn

- Quả xoài mọc ra xum xuê, khi sống quả xoài màu xanh, khi chin màu vàng

- Quả xoài rất chua, quả xoài giống hệt một chiếc lá

- Khi quả xoài chin thì có những con chim và dơi đến rất nhiều.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây xoài

- Kỉ niệm của em gắn với cây xoài

- Nêu lợi ích của cây xoài

- Em sẽ chăm sóc cây xoài như thế nào?