Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuối tuần với gia đình là thời gian quý báu để tận hưởng và tạo dựng những kỷ niệm đáng nhớ. Vì không có thông tin cụ thể về gia đình bạn, tôi sẽ tả lại một buổi cuối tuần thông thường mà có thể diễn ra với gia đình.
Vào buổi sáng sớm, gia đình bạn có thể cùng nhau thức dậy và chuẩn bị bữa sáng. Bạn có thể tụ tập ở bàn ăn và chia sẻ những câu chuyện và kế hoạch cho ngày tiếp theo. Sau đó, bạn có thể dành thời gian để thưởng thức bữa sáng cùng nhau.
Buổi trưa, gia đình có thể cùng nhau thực hiện các hoạt động như dạo chơi ngoài trời, đi dạo trong công viên hoặc tham gia vào một hoạt động thể thao. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn tạo ra cơ hội gắn kết và tận hưởng không khí tự nhiên cùng nhau.
Buổi chiều, gia đình có thể tham gia vào các hoạt động nghệ thuật hoặc sáng tạo như vẽ tranh, làm đồ thủ công hoặc chơi nhạc cụ. Điều này không chỉ khám phá sự sáng tạo mà còn tạo ra một không gian thú vị để chia sẻ và trải nghiệm cùng nhau.
Vào buổi tối, gia đình có thể tận hưởng bữa tối tại nhà hoặc ra ngoài ăn tối tại một nhà hàng yêu thích. Sau đó, bạn có thể dành thời gian để xem phim, đọc truyện hoặc chơi các trò chơi gia đình. Điều này giúp gia đình có thêm cơ hội để thư giãn và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ.
Cuối cùng, trước khi đi ngủ, gia đình có thể tạo thời gian để trò chuyện và chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình với nhau. Điều này giúp xây dựng một môi trường ấm cúng và gắn kết.
Mỗi buổi cuối tuần với gia đình đều đặc biệt và khác nhau. Quan trọng nhất là thời gian bạn dành cho nhau và cách bạn tận hưởng và tạo dựng những kỷ niệm đáng nhớ cùng nhau.
Sau đây là đoạn văn để bạn phát triển ý nha:
Thời gian mà em cảm thấy thoải mái nhất luôn là khoảng thời gian cuối tuần. Bởi sau một tuần làm việc mệt mỏi cả nhà lại được quây quần bên nhau chia sẻ về quãng thời gian vất vả đã trải qua. Em rất thích tâm sự cùng bố mẹ. Họ luôn đưa ra những lời khuyên chính xác nhất định hưỡng cho em có quyết định đúng đắn. Sau đó cả nhà em lại cùng nhau vào bếp chuẩn bị bữa tối. Mẹ em là người nấu chính còn em và bố đứng bên cạnh phụ giúp khâu sơ chế thực phẩm. Thỉnh thoảng, cả nhà em cùng đùa nhau, không khí rất vui vẻ ấm áp. Hoàn thành xong bữa tối, cả nhà lại cùng nhau giải trí bằng những trò chơi trí tuệ. Có lúc ghép hình, lúc thì cờ vua rồi cả ô an quan... Em cũng thua rất nhiều lần, nhưng nhờ vậy mà rút được kinh nghiệm cho bản thân. Thời gian cuối tuần ở bên bố mẹ dù ngắn ngủi nhưng thật sự rất vui vẻ.
Tham khảo (ko cóp đc bài => chỉ cóp đc link)
https://www.hoctotnguvan.net/em-hay-ta-lai-canh-sum-hop-cua-gia-dinh-em-vao-mot-buoi-toi-33-1909.html
Buổi tối là lúc các thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ nhất. Vì vậy lúc này gia đình vui vẻ, sôi nổi và có nhiều chuyện để nói, để giãi bày hơn. Sau đây mình xin tổng hợp lại những bài văn viết về cảnh sinh hoạt của gia đình em hoặc gia đình quen biết vào buổi tối nhé. Mời các bạn tham khảo.
Đề bài: Em hãy kể lại cảnh sum họp của gia đình em (hoặc gia đình quen biết) nơi em sinh sống hàng ngày vào một buổi tối.
Bài làm
Hình ảnh của buổi tối thứ bảy tuần trước như một đoạn phim ngắn hiện rõ lên mồn một trong kí ức tôi. Đó là một buổi tối thật vui vẻ và cũng thật là đầm ấm. Sau bữa cơm chiều, em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn, rửa chén bát xong rồi lên phòng khách dùng la séc và xem truyền hình cùng cả nhà. Bé Mi đã năm tuổi rồi, nhí nhảnh như một con chim sáo hót liến thoắng.
- Bố ơi, bố dùng tăm nhé!
- Con mời bố uống nước. Chị Hai vừa mới pha lúc nãy, ngon lắm bô à!
- Thứ hai, bô' cho Mi đi thành phố với bố nhé! Lâu lắm rồi, bố chả cho con đi đâu cả!
- Con nhỏ này, đế cho bố uống nước. Nói gì mà nói lắm thế!
- Em nói với bố chớ bộ em nói với chị à! Mẹ ơi! Mẹ cho con đi thành phố với bố nhé! Con mua quà về cho mẹ!
- Bữa khác đi con. Lần này, bô đi những hai tuần kia mà. Bỏ học hai tuần, mất hai phiếu bé ngoan, cuối năm không được lĩnh thưởng như chị Hai, không được vào lớp Một, thua bé Như con chú Hải là bố mẹ buồn lắm đó!
Nghe mẹ nói vậy, vẻ mặt hớn hở và nhí nhảnh của nó lúc nãy biến mất. Nó xụ mặt xuống có vẻ buồn buồn. Chắc nó cũng đang suy nghĩ... Thấy vậy bố nói:
- Đừng buồn nữa con, dịp khác bố sẽ đưa cả ba mẹ con đi chơi luôn thể.
- Hay quá! Bô cho con với Mi đi Đầm Sen và hồ Kì Hòa nữa nghe bố?
- Đầm Sen và hồ Kì Hòa ở đâu chị Hai?
- Ở thành phố đó cưng. Ráng học ngoan rồi chị em mình cùng đi với mẹ nữa. Cả nhà mới vui chứ!
Nó thích quá, chạy lại, sà vào lòng bố, hí hửng như con cún con, bắt bố phải hứa với nó. Bô ra điều kiện, học kì một cả hai chị em phải lĩnh thưởng bô' mới cho đi. Bây giờ nó mới trơ lại vẻ mặt hớn hở như trước, huyên thuyên đủ thứ chuyện trong tuần cho bố nghe: Chuyện trường, chuyện lớp, chuyện bé Như con chú Hải cùng cơ quan với bố trên tỉnh. Tuần rồi bé Như không ngoan, thua nó một phiếu bé ngoan. Rồi như sực nhớ ra một chuyện quan trọng. Nó kể cho bô' nghe tối thứ ba vừa rồi mẹ bị cảm, chị Hai nấu nước xông, nó lấy thuốc, xoa dầu cho mẹ như thế nào... Kể vanh vách không sót một chi tiết nào. Bố xoa đầu nó rồi nói:
- Cả hai chị em như thê' là ngoan lắm! Bố yên tâm vì biết các con đã có ý thức giúp đỡ mẹ. Thôi, con lại ngồi với mẹ xem chương trình “bông hoa nhỏ” đế bố nói chuyện với chị Hai một chút!
Vừa xem ti vi, bố vừa hỏi chuyện học hành của tôi.
- Con vẫn đi học thêm đều đặn đấy chứ? Gắng lên con ạ! Đây là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Mấy năm qua, con đã học lớp chọn. Bô đã bàn với mẹ con rồi. Mi đã lớn, năm tới, em con học lớp Một, mẹ con sẽ kèm cặp cho nó. Còn con, bố sẽ đưa con lên tỉnh học. Bước đầu làm quen với cuộc sống tự lập, sau này còn phải học lên đại học nữa. Con thấy thế nào?
- Con nhớ mẹ và em lắm!
- Ừ, chỉ thời gian đầu thôi, sau sẽ quen dần. Vậy nghe con! Giờ thì con đưa tập học Anh văn cho bô xem!
Em chạy về góc học tập của mình, đưa tập Anh văn cho bố. Nhìn bô chăm chú vào quyển tập, lâu lâu thây bô gật đầu có vẻ hài lòng. Rồi bô quay sang mẹ nói gì mà tôi không rõ. Chỉ thây cả mẹ và bô đều cười thích thú.
Ôi! Một buổi tối vui vẻ và đầm ấm biết bao nhiêu! Ngày kia, bô đã đi rồi! “Bố ơi, xong việc, bố lại về với hai chị em con nhé! Chúng con yêu bố lắm! Và cả mẹ nữa đấy!” Thế rồi, giấc ngủ lại đến với tôi lúc nào không biết nữa.
Hình ảnh của buổi tối thứ bảy tuần trước như một đoạn phim ngắn hiện rõ lên mồn một trong kí ức tôi. Đó là một buổi tối thật vui vẻ và cũng thật là đầm ấm. Sau bữa cơm chiều, em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn, rửa chén bát xong rồi lên phòng khách dùng la séc và xem truyền hình cùng cả nhà. Bé Mi đã năm tuổi rồi, nhí nhảnh như một con chim sáo hót liến thoắng.
- Bố ơi, bố dùng tăm nhé!
- Con mời bố uống nước. Chị Hai vừa mới pha lúc nãy, ngon lắm bô à!
- Thứ hai, bô' cho Mi đi thành phố với bố nhé! Lâu lắm rồi, bố chả cho con đi đâu cả!
- Con nhỏ này, đế cho bố uống nước. Nói gì mà nói lắm thế!
- Em nói với bố chớ bộ em nói với chị à! Mẹ ơi! Mẹ cho con đi thành phố với bố nhé! Con mua quà về cho mẹ!
- Bữa khác đi con. Lần này, bô đi những hai tuần kia mà. Bỏ học hai tuần, mất hai phiếu bé ngoan, cuối năm không được lĩnh thưởng như chị Hai, không được vào lớp Một, thua bé Như con chú Hải là bố mẹ buồn lắm đó!
Nghe mẹ nói vậy, vẻ mặt hớn hở và nhí nhảnh của nó lúc nãy biến mất. Nó xụ mặt xuống có vẻ buồn buồn. Chắc nó cũng đang suy nghĩ... Thấy vậy bố nói:
- Đừng buồn nữa con, dịp khác bố sẽ đưa cả ba mẹ con đi chơi luôn thể.
- Hay quá! Bô cho con với Mi đi Đầm Sen và hồ Kì Hòa nữa nghe bố?
- Đầm Sen và hồ Kì Hòa ở đâu chị Hai?
- Ở thành phố đó cưng. Ráng học ngoan rồi chị em mình cùng đi với mẹ nữa. Cả nhà mới vui chứ!
Nó thích quá, chạy lại, sà vào lòng bố, hí hửng như con cún con, bắt bố phải hứa với nó. Bô ra điều kiện, học kì một cả hai chị em phải lĩnh thưởng bô' mới cho đi. Bây giờ nó mới trơ lại vẻ mặt hớn hở như trước, huyên thuyên đủ thứ chuyện trong tuần cho bố nghe: Chuyện trường, chuyện lớp, chuyện bé Như con chú Hải cùng cơ quan với bố trên tỉnh. Tuần rồi bé Như không ngoan, thua nó một phiếu bé ngoan. Rồi như sực nhớ ra một chuyện quan trọng. Nó kể cho bô' nghe tối thứ ba vừa rồi mẹ bị cảm, chị Hai nấu nước xông, nó lấy thuốc, xoa dầu cho mẹ như thế nào... Kể vanh vách không sót một chi tiết nào. Bố xoa đầu nó rồi nói:
- Cả hai chị em như thê' là ngoan lắm! Bố yên tâm vì biết các con đã có ý thức giúp đỡ mẹ. Thôi, con lại ngồi với mẹ xem chương trình “bông hoa nhỏ” đế bố nói chuyện với chị Hai một chút!
Vừa xem ti vi, bố vừa hỏi chuyện học hành của tôi.
- Con vẫn đi học thêm đều đặn đấy chứ? Gắng lên con ạ! Đây là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Mấy năm qua, con đã học lớp chọn. Bô đã bàn với mẹ con rồi. Mi đã lớn, năm tới, em con học lớp Một, mẹ con sẽ kèm cặp cho nó. Còn con, bố sẽ đưa con lên tỉnh học. Bước đầu làm quen với cuộc sống tự lập, sau này còn phải học lên đại học nữa. Con thấy thế nào?
- Con nhớ mẹ và em lắm!
- Ừ, chỉ thời gian đầu thôi, sau sẽ quen dần. Vậy nghe con! Giờ thì con đưa tập học Anh văn cho bô xem!
Em chạy về góc học tập của mình, đưa tập Anh văn cho bố. Nhìn bô chăm chú vào quyển tập, lâu lâu thây bô gật đầu có vẻ hài lòng. Rồi bô quay sang mẹ nói gì mà tôi không rõ. Chỉ thây cả mẹ và bô đều cười thích thú.
Ôi! Một buổi tối vui vẻ và đầm ấm biết bao nhiêu! Ngày kia, bô đã đi rồi! “Bố ơi, xong việc, bố lại về với hai chị em con nhé! Chúng con yêu bố lắm! Và cả mẹ nữa đấy!” Thế rồi, giấc ngủ lại đến với tôi lúc nào không biết nữa.
tk
Hôm ấy nhằm một ngày đẹp trời, không khí mát dịu. Các bạn học sinh đều ăn mặc tươm tất hơn ngày thường. Ngay giữa sân lễ, một tấm phông đỏ treo cao, nổi bật lên với dòng chữ to màu trắng “Lễ tổng kết năm học”. Kế bên là một chiếc bàn dài trải thảm hoa, trên ấy, chất đầy những gói phần thưởng được bọc bằng giấy kiếng bóng lộn. Chúng em cứ đi qua đi lại ngắm nhìn mà lòng nôn nao khó tả.
Chẳng bao lâu, quan khách đến dự đã đông đủ. Họ ngồi chật cả dãy bàn phía trước. Tiếng nói chuyện, tiếng cười huyên náo.
Buổi lễ được bắt đầu bằng phút chào cờ thật trang nghiêm. Xong, thầy hiệu trường mới đọc diễn văn tổng kết năm học. Giọng thầy từ tốn, ấm rõ điểm lại từng mặt hoạt động của nhà trường. Chúng em im lặng lắng nghe mà lòng thầm cảm phục, biết ơn công lao của thấy cô đã không quản bao khó nhọc vì chúng em. Thầy hiệu trưởng còn thân mật khích lệ những bạn học giỏi, động viên các bạn khác phải cố gắng nhiều hơn nữa. Bài diễn văn kết thúc giữa tràng pháo tay giòn giã.
Tiếp theo là bài phát biểu của khách tham dự. Nhưng xúc động nhất là bài phát biểu của bạn Thu Hương. Bạn ấy đại diện cho học sinh lớp cuối cấp lên bày tỏ những suy nghĩ, những tình cảm của mình về thầy cô, về mái trường thân yêu sắp sửa phải rời xa.
Lúc phát thưởng thật vui nhộn. Bạn nào hạng nhất được gọi lên trước. Mỗi lẫn như thế là một lần tiếng vỗ tay vang dậy. Các bạn nhận thưởng tuy hơi rụt rè, nhưng người nào trên gương mặt cũng lộ nét hân hoan, tràn đầy sung sướng. Mấy bạn học sinh phía dưới cứ đứng chồm lên để nhìn cho rõ hơn. Xen vào giữa là các tiết mục văn nghệ hào hứng. Những bài hát về tuổi học trò được dịp cất lên. Đặc biệt tiết mục biểu diễn dàn organ của một em lớp Một đã làm cho ai nấy đều khen ngợi.
Cuối cùng, thầy hiệu trưởng lên tuyên bố bế mạc và cúi đầu chào tất cả mọi người. Buổi lễ tổng kết năm học đã kết thúc. Những bàn tay vẫy giã từ nhau, những ánh mắt nhìn nhau đầy lưu luyến. Xung quanh dần vắng lặng. Đâu đây, thoảng tiếng ve kêu. Riêng em, một mình còn đếm bước giữa sân trường đầy xác phượng đỏ.
I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học
1. Mở bài
Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học
2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...
II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học
Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.
Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.
Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.
Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.
Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.
Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.
Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.
Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.
Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.
Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.
Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.
Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng:
Trang phục: Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.Những lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm".=> Cuối cùng, Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ để và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc, vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.
Chú pé lê văn đạt ( lạc đề) pé Phrang đã thấy hối cmnr nó hận khi nghe tin thầy sắp chuyển đi trường khác để dạy lớp khác
Chú bé Phrăng ban đầu còn ngây thơ, cậu vẫn ung dung như mọi khi, luôn tự nhủ “Mình còn nhiều thời gian lắm, mai học tiếp”. Thực sự vẫn có những ý định chốn học đi chơi như bao ngày khác. Khi đến cửa lớp, bắt gặp bầu không khí im ắng của lớp học tâm trạng cậu bắt đầu có sự thay đổi, cậu cảm thấy lạ lùng vì sự yên lặng, cậu xấu hổ vì đã đến muộn trong buổi học. Khi nghe thầy thông báo rằng đó là buổi học ngôn ngữ mẹ đẻ cuối cùng cậu mới thực sự hiểu được sự quan trọng của tiếng mẹ đẻ với mình như thế nào. Chú bé thấy bài giảng của thầy dễ hiểu đến lạ lùng, cậu ân hận tại sao bấy lâu nay mình không trận trọng cơ hội được học tiếng mẹ đẻ. Xấu hổ vì bấy lâu nay không chịu học, cậu ước rằng mình có thể đọc trôi chảy tất cả những câu thầy yêu cầu đọc. Chú bé Phrăng có lẽ cũng đau đớn như chính tâm trạng của người thầy. Tình yêu tiếng mẹ đẻ cũng chính là biểu hiện gần gũi nhất, đơn giản nhất của tình yêu nước.
#Trang
Có ai từng hỏi rằng : Mái trường là gì ? Có thể nói mái trường luôn sát cánh bên ta , là con đường rộng , dài , đầy chông gai nhưng cũng thắm đượm tình cảm . Nếu như để định nghĩa về mái trường thì quả thật rất nhiều nhưng nếu ai đó có mái trường trong trái tim thì mới hiểu được sâu sắc điều đó . Nói về mái trường thì ta sẽ nghĩ tới những tiết học thú vị , bổ ích . Buổi lễ chào cờ hàng tuần có lẽ cũng là một khoảng khắc in đậm trong tâm trí nhiều người đã từng trải qua thời học sinh hồn nhiên, ngô nghê, trong sáng. Buổi lễ chào cờ luôn để lại trong ta ấn tượng về không khí trang nghiêm của nó. Tuy mỗi tuần chỉ có một giờ chào cờ nhưng nó cũng là một tiết học quan trọng không kém bất kì một tiết học nào.
Xong mở bài , đợi xíu rồi mình ghi tiếp !
Mk học lớp 5 và cô giáo mk dạy viết bài như thế này nha
Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.
Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ nay càng rực rỡ hơn
Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăng quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh bỗng dừng hết tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường.
Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay. Vì thế, mọi người đều hát quốc ca bằng tất cả tình yêu dành cho quê hương, đất nước, trong lòng dâng lên một niềm tự hào khi là những người con của một dân tộc anh hùng. Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiên nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.
Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh
Tham Khảo :
- Một ngày dài học tập trôi qua căng thẳng và mệt mỏi thì buổi tối là lúc mà em dành thời gian để nghỉ ngơi và giải trí để thư giãn đầu óc, lấy lại tinh thần và sức khỏe để học tập. Bữa tối là bữa cơm đầy đủ mọi người trong gia đình, vì vậy việc chuẩn bị cũng như ăn lâu hơn, thường phải 18h nhà em mới ăn cơm tối. Chương trình thời sự kết thúc cũng là lúc nhà em đã ăn xong bữa cơm. Mẹ em dọn rửa bát còn em lấy quả ở trong tủ lạnh ra rửa và gọt mời bố mẹ ăn. Em rất yêu những thời gian đó, và em luôn nỗ lực học tập để cả nhà yên tâm, để luôn có ngày cuối tuần vui tươi thích thú.
Sau đây là đoạn văn để bạn phát triển ý nha:
Thời gian mà em cảm thấy thoải mái nhất luôn là khoảng thời gian cuối tuần. Bởi sau một tuần làm việc mệt mỏi cả nhà lại được quây quần bên nhau chia sẻ về quãng thời gian vất vả đã trải qua. Em rất thích tâm sự cùng bố mẹ. Họ luôn đưa ra những lời khuyên chính xác nhất định hưỡng cho em có quyết định đúng đắn. Sau đó cả nhà em lại cùng nhau vào bếp chuẩn bị bữa tối. Mẹ em là người nấu chính còn em và bố đứng bên cạnh phụ giúp khâu sơ chế thực phẩm. Thỉnh thoảng, cả nhà em cùng đùa nhau, không khí rất vui vẻ ấm áp. Hoàn thành xong bữa tối, cả nhà lại cùng nhau giải trí bằng những trò chơi trí tuệ. Có lúc ghép hình, lúc thì cờ vua rồi cả ô an quan... Em cũng thua rất nhiều lần, nhưng nhờ vậy mà rút được kinh nghiệm cho bản thân. Thời gian cuối tuần ở bên bố mẹ dù ngắn ngủi nhưng thật sự rất vui vẻ.