Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
:Khi tay chạm vào vật nóng, cơ quan thụ cảm (da) sẽ tiếp nhận kích thích tạo ra xung thần kinh theo dây hướng tâm tới trung ương thần kinh, tại đây sẽ xử lí thông tin và sau đó tạo ra xung thần kinh trả lời theo dây li tâm đến cơ quan phản ứng thực hiện phản xạ. Sau đó kết quả phản ứng đc thông báo về trung ương thần kinh theo dây hướng tâm thì ta sẽ rụt tay lại
- Đay là phản xạ không điều kiện
- Khi tay chạm vào vật nóng, cơ quan thụ cảm (da) sẽ tiếp nhận kích thích tạo ra xung thần kinh theo dây hướng tâm tới trung ương thần kinh, tại đây sẽ xử lí thông tin và sau đó tạo ra xung thần kinh trả lời theo dây li tâm đến cơ quan phản ứng thực hiện phản xạ. Sau đó kết quả phản ứng đc thông báo về trung ương thần kinh theo dây hướng tâm thì ta sẽ rụt tay lại
Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ không được coi là phản xạ vì:
- Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào được coi là hiện tượng cảm ứng ở thực vật, không phải là phản xạ bởi vì phản xạ có sự tham gia của tổ chức thần kinh hay được thực hiện nhờ cung phản xạ,...
Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ giống và khác gì với hiện tượng "chạm tay vào vật nóng rụt tay lại', 'đèn chiếu vào mắt đồng tử co lại'
* Sự giống nhau
- Đều là hiện tượng phản ứng, nhằm trả lời kích thích môi trường
* Sự khác nhau
- Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ:
+ Là hiện tượng cảm ứng ở thực vật
+ Không có sự tham gia của tổ chức thần kinh
- Hiện tượng rụt tay lại khi tay chạm vào vật nóng:
+ Là một phản xạ
+ Có sự tham gia của tổ chức thần kinh
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Phản xạ không chỉ trả lời các kích thích của môi trường ngoài mà còn đáp ứng các kích thích của môi trường trong. Ví dụ, sự tăng nhịp hô hấp và sự thay đổi nhịp co bóp của tim... khi lao động, sự tiết mồ hôi khi trời nóng, da tái lại (do co mạch dưới da khi trời lạnh)... đều là các phản xạ.
- Phân biệt phản xạ với cảm ứng ỏ thực vật:
+ Phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh.
+ Cảm ứng ở thực vật: là những p
Ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.hản ứng lại kích thích của môi trường.
Câu 1:
Hành vi sức khỏe | Định nghĩa | Ví dụ |
Những hành vi sức khỏe lành mạnh | là những hành vi giúp bảo vệ và nâng cao tình trạng sức khỏe của con người | khám định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thực hành vệ sinh môi trường, tránh các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều… |
Những hành vi sức khỏe không lành mạnh | là những hành vi gây hại cho sức khỏe | chế độ ăn có hại cho sức khỏe, lười vận động không ăn chín uống sôi, tham gia giao thông không an toàn, tư thế ngồi đứng sai, tiêm chích ma túy, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu... |
*Tham khảo:
1. Khi chúng ta ngủ, các cơ quan như tim, phổi, gan, thận hoạt động ở mức thấp nhất. Trong khi đó, não và hệ thần kinh hoạt động ở mức mạnh nhất để điều hòa các hoạt động của cơ thể. Ví dụ, khi chúng ta ngủ, hệ thần kinh sẽ điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa để giảm thiểu sự tiêu hóa và tránh gây ra cảm giác buồn nôn hoặc đầy hơi.
2. Căng thẳng thần kinh kéo dài có thể gây ra bệnh đau dạ dày, viêm đại tràng hoặc táo bón. Điều này xảy ra vì khi cơ thể bị căng thẳng, hệ thần kinh thông qua các tín hiệu điện truyền đến các cơ quan tiêu hóa, gây ra sự co thắt và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, căng thẳng cũng có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây ra đau và khó chịu.
Tham khảo:
Bài 1:
- Cơ thể người gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần chi (tay, chân).
- Phần thân gồm khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.
+ Khoang ngực chứa tim, phổi.
+ Khoang bụng chứa gan, ruột, dạ dày, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.
Bài 2:
Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể như sau:
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Phản xạ
Ta chạm tay vào vật nóng lập tức co lại là ví dụ về hoạt động nào của cơ thể?
Hoạt động: phản xạ, phản ứng của cơ thể qua cơ quan cảm thụ (da)