K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2018

*Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật dùng phương pháp tả cảnh vật qua đó người viết bộc lộ những tưởng cảm xúc và suy nghĩ của mình về 1 vấn đề v...v...đây là biện pháp thường thấy của những tác phảm mang dấu ấn thơ ca trung đại .

29 tháng 10 2018

là dùng những cảnh vật xung quanh để nói lên nỗi lòng của nhân vật

1 tháng 3 2016

"Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!

tham khảo xem đc kovui

17 tháng 10 2016

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”
(Trích Con sông Quê hương - Tế Hanh)
Nhắc đến sông quê hương, trong lòng tôi lại nao nao một cảm xúc thật khó tả, một thời tuổi thơ tôi đã gắn bó bên dòng sông nước trong veo.
Từ khi tôi chưa biết bơi, cha tôi đã dẫn tôi đi tắm sông, nhưng có lẽ do còn bé nên tôi không cảm nhận được tình cảm quê hương, sông vẫn lặng lẽ trôi, mang phù sa vun đắp ruộng vườn tốt tươi, còn tôi vẫn không hề quan tâm sông có gì là đặc biệt, mà đó chỉ là nơi bọn con nít chúng tôi hay ra tắm những khi trời oi bức. 
Qua năm tháng gắn bó với dòng sông nên khi xa quê, tôi rất nhớ kỉ niệm về tuổi thơ. Giờ đây, khi đã bước chân vào giảng đường đại học, phải sống xa nhà, tôi mới thấm thía được nỗi nhớ gia đình, nhớ những người thân và nhất là nhớ dòng sông quê tôi.
Nhớ quá những ngày còn cắp sách tới trường, bước trên bờ đê tôi nhìn xuống dòng sông ngắm những đàn cá đang tung tăng bơi lội. Gió từ sông thổi vào mát rượi, thơm ngát mùi hương ngô non, mùi cỏ, mùi phù sa, mùi của những cánh đồng lúa… 
Bên dòng sông quê hương, tôi lắng nghe những ủi an, vỗ về của sóng của gió, của những miên man trìu mến tựa như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đổi dịu dàng. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng và con tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ bên con sông quê nhà.
Dường như sông mang trong mình một câu hát thiết tha và sông đang hát, hát lên khúc hát tình yêu quê hương, khơi dậy bao nỗi niềm đang chôn dấu sâu kín trong trái tim tôi, để mà mang chúng đi thật xa, làm cho lòng tôi lắng lại.
Sông quê tôi không mang màu tinh khiết của bầu trời trong xanh, cũng chẳng phải là màu của những đám mây đang trôi lơ lững trên vòm trời kia, mà chỉ có một màu xám của phù sa, quanh năm bồi đắp màu mỡ cho đôi bờ.
Có thể nói, tuổi thơ tôi đã gắn liền với những ngày ngập nước, nước từ những con sông dâng lên rất cao, cha tôi thì lo đắp đê ngăn không cho nước tràn bờ, còn tôi chỉ thích được lội chân trần dưới nước, có một cảm giác lành lạnh, dễ chịu như mẹ sông nước đang nâng niu, ôm ấp đôi chân tôi.
Sông quê hương lắng nghe từng thay đổi của cuộc đời, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông ánh lên những tia nắng ấm áp ôm ấp tiếng cười vui khúc khích của tuổi thơ vang vang theo gió lộng.
Tuổi thơ tôi đã trôi qua, bên con sông hiền hòa, chứng kiến những ngày khó khăn, vất vả nhưng luôn đầm ấm, được che chở bởi sự ấm áp của tình thương yêu. Năm tháng trôi đi, con sông vẫn chảy và trong cuộc đời mỗi người, ai cũng trải qua những buồn vui sóng gió đẩy đưa, có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, dòng sông quê hương đối với tôi bao giờ cũng là ký ức khó phai nhất. Có lẽ nó đã in dấu trong tâm hồn tôi. Và cũng chính con sông là nơi mà tôi thật sự được cảm thấy êm ả, quên đi những lo toan trong cuộc sống. 
Nhưng tiếc thay, màu “xanh” của con sông quê tôi nay dần biến mất. Còn đâu những cảnh trẻ em tắm trên sông, vui đùa trong làn nước trong xanh. Gần đây, làng quê nổi cợm lên phong trào đào ao nuôi cá. Mỗi ngày hàng tỉ m3 nước bẩn từ các ao cá tra - ba sa được thải trực tiếp xuống các kênh rạch, sông ngòi, làm cho nước sông không còn một màu xanh trong mà là một màu xanh đen, không phải là phù sa mà là của chất độc hóa học đổ về. Rồi sự vô ý thức của con người khi xem dòng sông là một bãi chứa rác.!!! Biết bao nguy hiểm do bệnh tật đang chực chờ con người khi dần không còn hưởng được dòng nước trong lành từ các dòng sông trong tương lai. 
Đất nước đi lên, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa nghèo và vô tình xóa luôn sự trong lành của miền quê. Và chỉ còn đây, những dòng sông ô nhiễm. Miền quê yêu dấu không còn những dòng sông trong lành đồng nghĩa với việc môi trường đang dần bị hủy hoại. Chúng ta phải bảo vệ môi trường, hãy bảo vệ những dòng sông quê hương.

2 tháng 4 2020

- Bài văn miêu tả về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc.

- Trình tự miêu tả: đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả, thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ, cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.


- Điểm nổi bật : 

- Đoàn Giỏi viết về cách “người ta gọi tên đất, tên sông". Người Nam Bộ không dùng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Nhà văn đã dẫn chứng một loạt tên gọi như rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía,..., kế cả tên gọi “Cà Mau là nói trại đi theo chữ tức khơ mâu, tiếng Miên nghĩa là “nước đen’”'. Với cách đặt tên ấy khách chỉ cần nhớ tên gọi là có thể miêu tả đặc điểm nổi bật của vùng ấy. Điều đó biểu lộ đức tính chuộng sự đơn giản nhưng hiệu quả của người phương Nam.

2 tháng 4 2020

mình viết nhầm phần điểm nổi bật ; mình đã sửa lại nếu thiếu bạn có thể bổ sung thêm cho thật hoàn chỉnh :

- Ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên đất, tên sông theo đặc điểm riêng biệt của đất, sông

-Chợ họp trên sông, thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người mua bán thuộc nhiều
dân tộc, có thể mua mọi thứ không cần bước ra khỏi thuyền

-Đi lại mua bán bằng thuyền, có thể mua bán trao đổi mọi hàng hóa ngay trên
thuyền

-Chợ sầm uất, có nhiều hàng hóa, người mua bán đông vui nhộn nhịp

-Ánh đèn chợ rực rỡ chiếu sáng trên mặt nước như những khu phố nổi

-...

21 tháng 8 2018

Bình minh là thời khắc rất đẹp vào sáng sớm mỗi ngày khi đó cảnh vật và không gian yên tĩnh bình dị khác xa sự xô bồ của một ngày làm việc bận rộn. KHi đó bạn có thể thể thấy 1 khung cảnh thật tuyệt với, dưới đây là bài văn mẫu hướng dẫn bài văn miêu tả cảnh bình minh trên quê hương em lớp 6 hay nhất

Quê hương- hai tiếng nghe sao mà trìu mến, thân thương đến thế. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi con người tìm về sau tháng ngày làm việc vất vả và nó cũng là nơi ta gắn bó biết bao nhiêu cảnh vật đẹp, thơ mộng. Ở mỗi vùng quê cảnh đẹp trên quê hương có thể là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, cảnh dòng sông hiền hòa thơ mộng nhưng có lẽ với tôi cảnh bình minh trên quê hương là đẹp nhất và mang những ấn tượng khó quên. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, ta bắt gặp đề bài tả cảnh bình minh trên quê hương. Dưới đây là những bài mẫu hay nhất mà mọi người có thể tham khảo. Để làm tốt bài này, các bạn cần chú ý miêu tả vào không gian, thời gian và đặc biệt miêu tả cảnh vật trên quê hương ở các thời điểm: lúc mặt trời chưa mọc, lúc mặt trời hé sáng và lúc mặt trời sáng hẳn…Và chúng ta cần xen lẫn những cảm xúc của mình để bài viết trở nên phong phú hơn. Chúc các bạn thành công!

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 MIÊU TẢ CẢNH BÌNH MINH TRÊN QUÊ HƯƠNG EM LỚP 6

Quê hương là tất cả những gì thật thân thương và gắn bó nhất. Mỗi thời khắc trên mảnh đất yêu dấu này lại mang những nét đẹp thật riêng. Với em, cảnh bình minh trên quê em thật đẹp, luôn là ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm trí em.

Đó là một buổi sáng ngày hè, em thức dậy sớm hơn mọi ngày để có thể chiêm ngưỡng hết cảnh bình minh.Lúc này, trời vẫn còn tờ mờ sáng. Quê hương im lặng đến lạ lùng.  Gió nhè nhẹ thổi, cả làng quê như vẫn còn chìm đắm trong một giấc ngủ dài. Các mẹ, các chị đã dậy từ sớm để chuẩn bị bữa sáng. Từ những mái bếp, những làn khói bay lên quyệt với làn sương mờ ảo làm không gian trở nên thơ mộng, huyền bí hơn. Tiếng kẽo kẹt đều đều từ máy dệt vải vang lên. Tiếng gà gáy ò..ó..o từ nhà ai vang lên, cả làng quê như bừng tỉnh dậy mang một sức sống tràn trề. Trên cây, những giọt sương vẫn còn đọng lại trên khóe lá. Những chú chim ca hót những bản nhạc líu lo để chào đón một ngày mới. Cánh đồng lúa xanh mướt đương thì con gái đang ngả đầu vào nhau trò chuyện. Trên màu xanh ấy điểm xuyết những viên kim cương sáng lấp lánh thật đẹp.Hương lúa nhẹ nhè quyện vào với làn gió sớm như được lan tỏa vào không gian. Quê hương buổi sớm thật trong lành, mát mẻ. Sáng sớm, được tận hưởng cái không khí ấy, em thấy thật sảng khoái, để bắt đầu cho một ngày mới. Dòng sông vẫn còn mờ ảo trong lớp sương sớm. Trên sông các bác thuyền chài đang gõ vào mạn thuyền những mẻ cá cuối cùng. Thỉnh thoảng, có những chú cá tinh nghịch nhảy vọt lên mặt sông tạo thành những vòng tròn thật đẹp mắt. Trên đường, các mẹ các chị đang í ới gọi nhau đi chợ. Những bác nông dân đã xách cuốc ra đồng. Tiếng nói, tiếng cười râm ran làm không gian nhộn nhịp hẳn lên. Lúc này, em phải chuẩn bị đi học.

Mặt trời từ từ nhô lên sau lũy tre làng ban phát những tia nắng sớm đầu tiên xuống cảnh vật. Không gian không còn mờ ảo trong lớp sương giăng nữa mà hiện lên thật đẹp. Cả làng quê như đắm chìm trong cái nắng vàng nhè nhẹ của buổi sớm. Lúc này con đường đã đông vui tấp nập người qua lại.  Tiếng còi xe, tiếng nói cười đùa nghịch của những tốp học sinh vang vọng trong không gian. Con đường dài ngoằn nghèo, được đổ bê tông phẳng lì như con trăn khổng lồ đang ôm ấp lấy xóm làng. Hai bên đường, những dãy nhà mọc lên san sát. Trên cành lá, ánh nắng chiếu vào những giọt sương còn sót lại trên khóe lá trông thật lung linh, huyền diệu. Bầu trời cao hơn, những đám mây trắng nhẹ trôi. Ánh nắng chiếu xuống mặt sông như dát vàng, dát bạc. Mặt trời đã lên cao. Ánh nắng đã bắt đầu gay gắt hơn. Lúc này em đã gần đến trường. Ngôi trường từ từ hiện ra trong màu vàng của nắng.

Được ngắm nhìn cảnh bình minh trên quê hương thật thích thú. Em thấy thật may mắn khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương yêu dấu này. Cảnh bình minh trên quê hương sẽ mãi là ấn tượng thật đẹp trong tâm trí em.

21 tháng 8 2018


 


Giữa một vùng đá sỏi khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Hình ảnh ấy tạo một cảm giác cô đơn, lạc long, thậm chí là bị đày đọa nhưng bông hoa nhỏ ấy vẫn kiên cường, hiên ngang. Nó chống chọi với những điều đó với tất cả sức lực nhỏ bé mà bền bỉ, như cánh chim bé nhỏ chao lượn giữa cơn giông bão tìm đường về tổ và cuối cùng nó đã chiến thắng. Chiến thắng tất cả những khó khăn, gian khổ ấy mà trở thành một đóa hoa đẹp, bừng cháy sức sống, nó vượt lên những sỏi đá khô cằn, giữa nắng gắt để trở thành một điểm chấm phá trên bức tranh hoang mạc nóng bỏng và khắc nghiệt. Đó thực sự là phép màu của Chúa, là một trong rất nhiều những điều kì diệu của cuộc sống này, như một câu chuyện cổ tích. Và hơn nữa, đó còn là một trong những bài học giản dị, sâu sắc và cũng tuyệt vời nhất mà cuộc sống đã dành tặng cho chúng ta.

Trong đời, ai chẳng đôi lần gục ngã trước những khó khăn, thách thức. Tất cả như đám mây đen khổng lồ, che lấp những tia sáng của tương lai, làm cho chúng ta kiệt quệ, mỏi mệt, mất ý chí chiến đấu, muốn buông xuôi. Và đây cũng là lúc chúng ta đối mặt với chính mình, là thời khắc mà những quyết định sẽ ảnh hưởng đến quãng đời còn lại của chúng ta. Lòng dũng cảm, bản lĩnh, sự quyết đoán… tất cả sẽ được thể hiện một cách rõ nhất.

Kì diệu thay, có những người khi gặp khó khăn, trắc trở thì họ trở nên cứng rắn, mạnh mẽ hơn cho dù họ vẫn có thể thất bại nhưng họ đã cố gắng đến giây phút cuối cùng. Họ nhận thức được rằng, một khi họ buông xuôi, họ sẽ mất tất cả. Công sức học hành bấy lâu, tiền bạc thời gian…những thứ đó sẽ tan biến cùng với đám mây đen đang vần vũ trên bầu trời. Họ đã được Thượng đế ban cho một món quà mà không phải ai cũng có, đó chính là nghị lực. Với món quà này, họ đã biến những nỗi tủi nhục, đắng cay thành một thứ vũ khí sắc bén mà không có một loại khí tài nào trên Trái đất này có thể sánh được. Họ đã vượt qua chông gai để xua tan đám mây đen ấy. Và ánh sáng đã trở lại, tâm hồn họ có thể bị chai sạn, vùi dập nhưng nó đã trở nên mạnh mẽ và thiêng liêng hơn bao giờ hết.

Họ biết rằng dù con đường có đẹp đến mức nào cũng phải trả giá bằng những mũi gai đau đớn, bằng máu và nước mắt… “ chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió. Lời hứa ghi trong tim mình. Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao…” ( trích bài hát “ Đường đến ngày vinh quang”). Nhưng cuộc sống đâu phải chỉ có những điều tuyệt vời như thế, bên cạnh đó vẫn có những kẻ hèn nhát, yếu đuối, dễ dàng từ bỏ những ước mơ của mình. Họ sẵn sàng vứt bỏ tất cả hoài bão để sống một cuộc đời vô vị, tẻ nhạt thậm chí là tàn tạ, vật vờ. Họ như một chiếc bóng lẻ loi, đơn chiếc cứ đi đi về về trong cái xã hội nhộn nhịp, năng động này. Suốt đời lẩn tránh, sống ủ rũ và khi về già, chắc chắn họ sẽ nuối tiếc những tháng ngày lãng phí vì đã không sống hết mình, hối tiếc vì đã chấp nhận làm một bông hoa úa tàn, khô héo, không tô điểm cho đời.

Vâng , chúng ta sẽ vượt qua tất cả khó khăn, trắc trở. Cho dù con đường hoa hồng có nhiều gai đi thế nào chăng nữa thì nó vẫn là con đường của vinh quang, của thành công và theo một câu nói khá nổi tiếng thì trên con đường này “ không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Thân xác có thể tả tơi, mỏi mệt nhưng ý chí ta vẫn luôn tồn tại một hạt giống của khát vọng và hoài bão. Hạt giống ấy rồi sẽ đâm chồi nảy lộc, sẽ trở thành một đóa hoa dại đẹp đẽ tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta vượt qua những ghềnh thác cheo leo, đi đến bến bờ của những giấc mơ. Đau đớn, tủi nhục, nước mắt sẽ tan biến khi chúng ta đi hết con đường và chạm tay vào đỉnh vinh quang. Mặt trời sẽ chiếu sáng, vầng dương sẽ cài lên vai chúng ta vinh quang của những người chiến thắng, ta sẽ ngẩng cao đầu và tự hào vì chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi với những phút giây yếu mềm của bản thân và những gian nan chồng chất. Những bông hoa dại sau khi vượt qua những điều khắc nghiệt của thiên nhiên đã nở. “ Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi và chúng ta là người chiến thắng. Đường đến những ngày vinh quang không còn xa”.

Cuộc đời vẫn trôi đi, những khó khăn khác lại đến và chúng ta phải chiến đấu một cách ngoan cường. Hãy sống và đấu tranh cho đến lúc nào sức tàn lực kiệt, ta không phải nuối tiếc về những tháng ngày tuổi trẻ bị hoài phí. Những gian truân vất vả sẽ trở thành những chiến công bất diệt trong trái tim của mỗi con người. Vì loài hoa dại kia sẽ úa tàn và chúng ta cũng không sống mãi, nhưng những dấu chân mà chúng ta đã in trên đường đời, những thành công trong cuộc sống sẽ tô thắm cho bức tranh cuộc sống muôn màu kia, như loài hoa dại ấy đã gợi lên sức sống cho vùng sỏi đá khô cằn.

15 tháng 11 2017

-Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần,mượn chuyện về loài vật,đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người,nhằm khuyên nhủ,răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

-Một số loại truyện ngụ ngôn:

+Ếch ngồi đáy giếng

+Thầy bói xem voi

+Đeo nhạc cho mèo

+Chân,tay ,tai ,mắt ,miệng

15 tháng 11 2017

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

Những truyện ngụ ngôn mà em biết là: "Ếch ngồi đáy giếng", "Đẽo cày giữa đường", "Đeo nhạc cho Mèo", “Thỏ và Rùa", "Thầy bói xem voi",...

17 tháng 12 2023

- Những câu văn miêu tả thái độ, hành động của người đi đường: 

+ Chẳng ai đoái hoài …, chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh …, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm… 

+ Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà…, Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”. 

- Suy nghĩ về cách ứng xử của người qua đường, có nhiều ý kiến trái chiều nhau: 

+ Ý kiến 1: Thông cảm với người đi đường: Họ không để ý đến em vì quá vội vã trong ngày cuối năm nhiều bận rộn, vì giá rét; vì muốn nhanh chóng về với gia đình của mình,… 

+ Ý kiến 2: Phê phán người đi đường đã thờ ơ, vô cảm trước một em bé đáng thương, cần được giúp đỡ; dửng dưng như hoàn toàn vô can trước cái chết của em. 

→ Đề cao ý kiến 2 hơn vì: qua câu chuyện này, chúng ta cảm nhận được thông điệp mà An-đéc-xen muốn gửi gắm. Nhà văn không chỉ dành trọn tình yêu thương cho cô bé bán diêm mà còn thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ đối với sự thờ ơ, vô cảm trước con người, nhất là trước nỗi bất hạnh của trẻ thơ. 

Câu 1

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

    + Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

    + Tất cả đều màu xanh

    + Âm thanh rì rào bất tận

    + Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

⟹ Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

⟹ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau

                                              ~Học tốt!~

3 tháng 3 2021

Hello trần Hổ

31 tháng 12 2022

- Một số câu văn miêu tả lại cách ứng xử của người đi đường:

Khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em, chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh.Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”....

- Đây là thái độ và sự ứng xử thờ ơ, vô cảm và không có tình yêu thương giữa con người đối với con người.

14 tháng 11 2016

- Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hoặc thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

14 tháng 11 2016

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.