Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Úh, nhưng mà hình như hai bài ấy tui học lúc lớp 3 giờ chẳng học đến ó!
Không hiểu sao, cái buổi sáng ấy, em dậy sớm thế không biết! Sau hồi chuông báo thức của cái đồng hồ đặt trên đầu giường, em bật dậy chạy ra sân tập thể dục, rồi nhanh nhẹn đánh răng rửa mặt như có ai đang hối thúc mình vậy. Ăn sáng xong, vội vàng mặc bộ áo quần đồng phục mà chị Hoài đã chuẩn bị cho em từ tối hôm qua, đeo thử chiếc cặp sách mới vào vai, đi đi lại lại trong phòng, sẵn sàng như một người lính chờ lệnh lên đường. Giá như sáng nay có mẹ ở nhà thì vui biết chừng nào! Đã mấy tháng nay, mẹ đi học ở mãi ngoài Hà Nội, ở nhà chỉ có ba bố con. Vì vậy, ngày đến trường đầu tiên của em đều do bố và chị Hoài chuẩn bị cả. Vừa mới hơn 6 giờ một tí, chị Hoài đã đẩy xe ra sân, rồi hai chị em chào bố để đến trường. Bố tiễn hai chị em ra cổng, dặn dò chị Hoài mấy câu rồi xoa đầu em nói nhỏ: "Chị thay bố và mẹ đưa con đến trường, con vui lên nhé! Phải ra dáng là một thằng con trai cứng cỏi, bạo dạn đừng khóc nhè, nhõng nhẽo chị mà bạn bè nó cười cho, nghe con! Thôi, hai chị em đi cho sớm". Chị Hoài cho xe ra cổng rồi nhấn ga theo đường Lê Đại Hành hướng tới Trường Tiểu học Lương Thế Vinh. Khoảng mười phút sau hai chị em đã đến cổng trường. Chị Hoài khóa xe lại dẫn em vào lớp. Thoáng thấy bóng cô giáo, em vội níu chặt lấy chị Hoài. Cô giáo từ trên bục giáo viên bước xuống, nhìn em mỉm cười. "Nào lại đây với cô, đừng ngại! Cô trò mình làm quen với nhau đi! Em tên gì?". "Dạ, em tên Hùng ạ! Trương Thế Hùng". "Ồ, tên đẹp lắm, lại có dáng vẻ của một lực sĩ thể hình nữa!". Chưa gặp cô lần nào mà nghe giọng nói của cô, nét mặt tươi vui của cộ, tự nhiên em thấy gần gũi thân thiết như người nhà của mình vậy. Cảm giác sợ hãi, lo lắng lúc đầu tan biến tự lúc nào, em không biết nữa. Em còn giục chị Hoài: "Chị đi học đi, kẻo muộn!". Ngày đi học đầu tiên của em là thế đó.
Ngày đầu tiên đi học sao cứ òa về trong em. Muốn lắm muốn miêu tả lại ngày đầ tiên đi học lắm, dù biết năm nay em đã là học sinh lớp 8.Tám lần được dự lễ khai trường,nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn để lại trong em kí ức ấn tượng sâu đậm nhất.
Trước ngày khai giảng,mẹ đã chuẩn bị cho em đầy đủ những thứ cần thiết.Đêm hôm ấy,em cảm thấy tâm trạng em nôn nao,háo hức.Có một điều gì đó cứ ẩn hiện trong tâm trí em.Mẹ bảo em đi ngủ sớm để mai còn đi học.
Sáng hôm sau,mẹ đưa em đến trường.Ngồi sau chiếc xe đạp em cảm thấy dường như những cảnh vật hai bên đường đang thay đổi lạ kì.Ngôi trường Tiểu học Vạn Phước 2 cách nhà em chừng hai,ba cây số mà sao em thấy xa ghê!trên con đường đến trường,em thấy các phụ huynh dẫn con mình đi tựu trường rất đông.
Khi vào sân trường, em thấy người đông như hội,ai cũng mặc những bộ đồ mới tinh.Các bạn trai tỏ vẻ mạnh dạng còn các bạn gái thì ngại ngùng,quấn quýt bên mẹ,chẳng dám đi đâu xa.Nhìn thấy ngôi trường rộng lớn,em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao!Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh,vui vẻ tập làm quen với chỗ đông người.
Một hồi trống vang lên,báo hiệu lễ khai giảng bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng thắm đỏ thắm trên vai nhanh chóng xếp hành ngay ngắn.Phụ huynh trao con mình cho các thầy cô chủ nhiệm lớp Một.Đâu đó nổi lên tiếng khóc thút thít và tiến gọi mẹ khe khẽ.Em cũng vậy, bịn rịn chẳng muốn rời xa mẹ chút nào.Một nỗi niềm xúc động khó tả đang lên trong lòng.
Cô hiệu trưởng cất tiếng đọc lời khai giảng năm học mới.Sau đó,cô dặn dò,khuyên nhủ chúng em rất nhiều điều.Cô chúc chúng em học ngày càng tiến bộ.
Buổi học kết thúc,chúng em theo cô Bình vào nhận lớp.Lớp Một B gồm 30 học sinh mới.Cô xếp em ngồi chỗ bạn Lan và Minh.Chúng em rụt rè,chao hỏi làm quen với nhau.Những lời chào làm quen thật dễ thương làm sao!
Tan học,mẹ đứng chờ sẵn em ở cổng trường.Em vội chạy đến xà vào lòng mẹ và kể cho mẹ nghe về buổi tựu trường.Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em.Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
Đã nhiều lần mình được quan sát những con trâu, con bò,... trên ti vi, trên báo, ảnh,.... Khi đó, mình ước ao có một lần mình được ngồi trên lưng trâu thổi sáo như hình chú bé ngồi trên lưng trâu trong bức tranh Đông Hồ mà cô giáo đã cho lớp xem. Thế rồi, ước muốn đó đã thành sự thật. Kì nghỉ hè vừa qua, ba mình cho mình về quê thăm ngoại. Nhà ngoại mua một con trâu cách ngày mình về mấy tháng. Đây là lần đâu tiên mình được trực tiếp quan sát một con trâu. Nó sống động hơn hẳn so với việc mình quan sát con trâu trên tranh, ảnh. Mình sẽ tả con trâu nhà ngoại mình cho các bạn nghe nhé.
Con trâu có bộ lông màu đen, rất mượt. Nó mập mạp và rất to, rất khoẻ.
Hai mắt nó to, chỗ lòng trắng hơi đỏ, luôn đưa đi đưa lại. Hai cái sừng vểnh lên về hai phía cong cong tựa như hai lưỡi liềm. Hai tai không cụp xuống mà vểnh lên như đang nghe ngóng. Bôn cái chân của nó to, mập mạp. Mỗi lần nó dậm xuống đất là nghe thình thịch. Cái đuôi giống như hình cái chổi sể, luôn vắt qua vắt lại hai bên hông để đuổi ruồi, muỗi. Nó gặm cỏ soàn soạt, vừa nhanh vừa gọn cứ như người ta dùng liềm mà cắt cỏ sát gốc.Thỉnh thoảng, nó ngẩng đầu lên nhìn trời, nhìn đất, miệng vẫn nhai nhồm nhoàm.
Từ ngày có trâu, ngoại mình đỡ vất vả hớn nhiều. Những ngày vào vụ, ngoại không còn phải đi mượn trâu của nhà khác. Trâu giúp ngoại cày ruộng. Trâu còn kéo xe để chở lúa từ đồng xa về nhà ngoại một cách nhẹ nhàng. Có con trâu, ngoại đỡ phải gánh gồng,...
Mình thấy trâu rất có ích cho nhà ngoại nói riêng, nhà nông nói chung. Mình sẽ cùng đi chăn trâu với cậu. Mình sẽ cùng cậu cắt cỏ, tắm cho trâu để nó luôn sạch sẽ. Bây giờ mình mới hiểu tại sao cha ông ta lại nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp. ”
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.
Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt mà bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu má không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.
Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ. khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.
Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3-4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại c 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng; trên đường xấu tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – lm khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.
Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và...
Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.
Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giả, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.
Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
Đã nhiều lần mình được quan sát những con trâu, con bò,... trên ti vi, trên báo, ảnh,.... Khi đó, mình ước ao có một lần mình được ngồi trên lưng trâu thổi sáo như hình chú bé ngồi trên lưng trâu trong bức tranh Đông Hồ mà cô giáo đã cho lớp xem. Thế rồi, ước muốn đó đã thành sự thật. Kì nghỉ hè vừa qua, ba mình cho mình về quê thăm ngoại. Nhà ngoại mua một con trâu cách ngày mình về mấy tháng. Đây là lần đâu tiên mình được trực tiếp quan sát một con trâu. Nó sống động hơn hẳn so với việc mình quan sát con trâu trên tranh, ảnh. Mình sẽ tả con trâu nhà ngoại mình cho các bạn nghe nhé.
Con trâu có bộ lông màu đen, rất mượt. Nó mập mạp và rất to, rất khoẻ.
Hai mắt nó to, chỗ lòng trắng hơi đỏ, luôn đưa đi đưa lại. Hai cái sừng vểnh lên về hai phía cong cong tựa như hai lưỡi liềm. Hai tai không cụp xuống mà vểnh lên như đang nghe ngóng. Bôn cái chân của nó to, mập mạp. Mỗi lần nó dậm xuống đất là nghe thình thịch. Cái đuôi giống như hình cái chổi sể, luôn vắt qua vắt lại hai bên hông để đuổi ruồi, muỗi. Nó gặm cỏ soàn soạt, vừa nhanh vừa gọn cứ như người ta dùng liềm mà cắt cỏ sát gốc.Thỉnh thoảng, nó ngẩng đầu lên nhìn trời, nhìn đất, miệng vẫn nhai nhồm nhoàm.
Từ ngày có trâu, ngoại mình đỡ vất vả hớn nhiều. Những ngày vào vụ, ngoại không còn phải đi mượn trâu của nhà khác. Trâu giúp ngoại cày ruộng. Trâu còn kéo xe để chở lúa từ đồng xa về nhà ngoại một cách nhẹ nhàng. Có con trâu, ngoại đỡ phải gánh gồng,...
Mình thấy trâu rất có ích cho nhà ngoại nói riêng, nhà nông nói chung. Mình sẽ cùng đi chăn trâu với cậu. Mình sẽ cùng cậu cắt cỏ, tắm cho trâu để nó luôn sạch sẽ. Bây giờ mình mới hiểu tại sao cha ông ta lại nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp. ”
Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ.
Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ.
Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em
Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ… Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa….”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.
Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em
các bạn viết đoạn văn cho mình nhé
đừng viết thành bài văn
Đầu tiên mở mắt rồi đánh răng thui(tick mk nhaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa)
Thuc day, mo mat va vuon vai nhin xung quanh. Chuc bn hoc tot
Tả một con vật em thấy trên truyền hình - Tả con hổ
Trên ti vi vừa phát sóng chương trình thế giới động vật về cuộc sống của loài hổ. Đây cũng là lần đầu tiên em được nhìn thấy chúng.
Hổ được coi là chúa sơn lâm vì sức mạnh và tiếng gầm đầy uy lực của nó. Thân hình của nó rất to và rất linh hoạt. Bốn cái chân của nó ngắn hơn so với ngựa, dê hay linh dương nhưng bù lại chân của nó rất to và khỏe. Trong cuộc vật lộn với con linh dương, hổ rất khéo léo dùng chân với những móng vuốt sắc nhọn bấu chặt lấy người con vật xấu số rồi vờn nó đến khi nó lịm hẳn đi. Toàn thân nó khoác lên một bộ lông dày với những khoang đen khoang cam xen kẽ nhau nhìn rất đẹp. Cách phối màu trên thân hình ấy cũng rất tinh tế. Ở những chỗ như : cổ, bên trong chân… có những đám lông màu trắng rất đẹp, nhìn như cây kem bông mà em được ăn mỗi lần lên hồ chơi vậy.
Đôi mắt nó tinh tường lắm. Đôi mắt của nó có thể nhìn thấy rất rõ trong bóng đêm để phát hiện ra nguy hiểm đang rình rập. Những lúc nó săn mồi, đôi mắt ấy khép hờ lại, hơi nhỏ để có thể tập trung cao độ và chắc chắn rằng con mồi sẽ không thể chạy thoát.
Những chiếc răng nanh trắng muốt của nó rất sắc nhọn như những chiếc kim dù chưa bao giờ được mài giũa. Nó dùng bộ hàm ấy để săn mồi và xé thức nhỏ thức ăn. Trên những bàn chân của hổ có những móng vuốt thật sắc nhọn. Móng vuốt ấy không chỉ giúp hổ tự vệ mà còn giúp chúng săn được những con mồi lớn hơn nó một cách dễ dàng.
Em thấy rất thích con hổ này vì nhìn nó vừa đẹp, vừa mạnh mẽ. Em mong có một ngày sẽ được tận mắt nhìn thất một con hổ thực sự.
Với truyền hình cáp chương trình trên ti vi phong phú hơn. Một số kênh truyền hình chuyên về một chương trình nào đó và rất được khán giả ưa chuộng. Trong số đó em rất yêu thích chương trình "Thế giới động vật”. Hôm nay chương trình ấy giới thiệu hình ảnh và tập tính sống của chim đại bàng.
Đại bàng còn gọi là chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn. Đại bàng loại lớn có chiều dài cơ thể hơn một mét nặng bảy ki-lô-gam. Nó có cái đầulớn như quả đấm của võ sĩ quyền anh. Bộ lông của đại bàng là một áo choàng đẹp: lông đầu màu trắng ngà hơi pha màu kem sữa, lông mình và lông cánh màu đen, lông ngực và lông bụng của đại bàng màu trắng. Mắt của đại bàng to, hơi xếch, có màu do cam viền quanh con người rất đẹp. Mỏ của nó cứng, màu nâu khoằm xuống. Sải cánh của đại bàng dài từ một mét rưỡi đến hai mét. Đại bàng thường làm tổ trên núi cao hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Đại bàng có dáng đẹp và uy dũng. Nó là loài chim săn mồi giỏi, thường được thợ săn nuôi và huấn luyện để bắt mồi. Đại bàng biểu tượng cho sức mạnh và lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần lối cao. Vì thế hình ảnh đại bàng được dùng đế làm huy hiệu cho một số lực lượng như Trung tâm rình báo Mỹ. Đại bàng là chúa tể các loài chim giống như hô là chúa sơn lâm của rừng sơn vậy.
Đại bàng là con chim đẹp và dũng mãnh. Em rất thích chim đại bàng. Em ao ước lớn lên em cũng mạnh mẽ, bay cao và bay xa trên con đường sự nghiệp như chim đại bàng bay giữa không trung vậy.
Đã ba năm rồi em em được ngồi học dưới mái trường cấp 1 mến yêu với nhiều kỉ niệm khó quên. Nhưng có lẽ ngày đầu tiên theo mẹ bước vào ngôi trường này, cho đến bây giờ em vẫn luôn nhớ mãi. Ngày đó, mùa thu của các đây ba năm, khoảng khắc bồi hồi xao xuyến đến lạ lùng.
Hôm đó, mẹ dậy rất sớm, em cũng dậy rất sớm. Tối qua mẹ không ngủ được nhưng em vẫn ngủ ngon lành. Con nít mà, nên em cũng không quá quan trọng đến chuyện ngày đi khai giảng đầu tiên. Nhưng cảm giác đi bên cạnh mẹ trên con đường làng để tới trường, cảm xúc nôn nao đến lạ.
Em còn nhớ y nguyên cảm giác lúc đó của một đứa con nít 6 tuổi bé con, còn e dè nép sau lưng mẹ nhìn các bạn xa lạ. Mẹ mỉm cười nhìn em vào bảo rằng “Cố lên chàng trai, đây là môi trường học tập của con”. Mẹ buông tay, em bước vào cánh cổng kia, nước mắt chực vỡ òa vì thấy mình lạc lõng. Đây không phải đầu tiên em đặt chân vào ngôi trường này nhưng là lần đầu em vào đây với tư cách là học sinh mới.
Hôm đó, đi khai giảng nhưng em vẫn mang theo chiếc cặp to đùng. Trong cặp chỉ toàn bi và vòng nên không dám mở ra cho các bạn xem. Em ngồi cạnh một bạn nữ, bạn ấy rất dễ thương, sau này trở thành bạn thân với em cho đến bây giờ.
Ngồi giữa sân trường, nhìn lá cờ bay phấp phới, tiếng trống trường vang lên và tiếng thầy hiệu trưởng nó rất to trên loa. Cô giáo chủ nhiệm lớp em nhìn lần lượt từng bạn và mỉm cười dặn dò rất nhiều thứ. Em thấy mình bắt đầu bớt run, bớt sợ vì có nhiều bạn cũng ở trong hoàn cảnh như mình.
Hôm đó, ngày đầu tiên em được quàng khăn đỏ, có cảm giác như mình đã lớn. Cho đến bây giờ, đã hai năm trôi qua nhưng nghĩ lại ngày đầu tiên đi học em vẫn thấy xúc động và muốn đi tìm lại.