Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Viêt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.
Sau những ngày học tập vất vả, mùa hè năm ngoái, bố đã đưa em đi xem bóng đá tại sân vận động Mỹ Đình. Đó là trận đấu tranh cup vô địch giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan trong giải bóng AF Cup.
Sân vận động buổi tối hôm đó thật hoành tráng bởi sự bảo vệ chặt chẽ, bởi hệ thống đèn và tràn ngập băng rôn, khẩu hiệu. Người người trong phút chốc đã đổ về chật kín. Giờ thi đấu bắt đầu, cả sân như nóng lên, nổ tung bởi sự cổ vũ , bởi sự reo hò của khán giả 2 đội. Vận động viên đã sẵn sàng thi đấu với quyết tâm cao độ. Đội tuyển Việt Nam nổi bật trong trang phục màu đỏ, Thái Lan mang áo màu trắng. Cầu thủ trên sân như những dũng sĩ thi đấu thật hăng say, cuồng nhiệt. Trái bóng lăn như bay, chuyền hết chân người này sang chân người nọ mà hết hiệp 1 vẫn chưa có bàn thắng được ghi. Khán giả bao lần đứng ngồi không yên vì những cú sút nguy hiểm. Khán giả quá đông nên đã áp đảo tiếng hò từ phía Thái Lan. Những phát giây cuối cùng của trận đấu độ tuyển Việt Nam đã vươn lên ghi bàn nâng tỷ số là 1-0. Kết thúc trận đấu đội chủ nhà đã mang về chiến thắng trong niềm vui và tự hào cho dân tộc. Trận đấu quyết liệt đã để lại cho em và bao khán giả khác sự ngưỡng mộ và khâm phục tinh thần của các cầu thủ Việt Nam.
Trận đấu thật ấn tượng, thật vui. Em hi vọng và chúc cho đội tuyển Việt Nam mãi giữ được thành công ở các giải bóng khác.
cái này là anh viết lâu rồi nên lấy ra đấy
Tháng một vừa qua, em đã được theo dõi một trận thi đấu thể thao rất hay, rất quyết liệt trên truyền hình. Đó là trận đấu bán kết giải bóng đá châu Á giữa Việt Nam và Qatar tại Trung Quốc. Sân bóng là một hình chữ nhật rộng lớn được vạch những dòng trắng ngang dọc. Dưới thảm cỏ xanh mướt, các cầu thủ áo trắng Việt Nam, áo đỏ Qatar dần tiến vào sân. Khi nhạc quốc ca mỗi nước vang lên, mười một cầu thủ của các đội tuyển đặt tay lên trái tim hát vang. Trọng tài tít còi và phất cờ báo hiệu trận đấu bắt đầu. Đội trưởng Lương Xuân Trường đặt trái bóng ở chính giữa sân, đá chuyền đi cho đồng đội. Các cầu thủ vạm vỡ chạy thật nhanh để giành bóng. Bóng được chuyền qua chân người này tới chân người khác. Bóng tới gần khung thành thủ môn, khán giả hò reo ầm ĩ để cổ vũ. U23 Qatar có quả đá phạt nên ghi bàn trước. Ngay sau đó, cầu thủ số 19 Nguyễn Quang Hải ghi bàn bằng một cú sút ấn tượng. Các cầu thủ Qatar lại ghi bàn bằng cú đánh đầu đẹp mắt nâng tỉ số lên 2-1. Họ chạy khắp sân để ăn mừng. Nhưng bất ngờ, chỉ sau hai phút, chân sút Quang Hải lại ghi bàn lần nữa. Trận đấu kết thúc với tỉ số hòa nên hai đội bước vào hiệp phụ. Hai hiệp phụ khốc liệt diễn ra vẫn không định phân thắng bại. Hai đội tuyển bước vào loạt đá luân lưu căng thẳng. Qatar mở tỉ số. Thủ môn Bùi Tiến Dũng đã nhanh chóng cản phá được hai cú sút của đội bạn. Phút giây cầu thủ Vũ Văn Thanh đứng trước trái bóng tròn để thực hiện lượt sút cuối, khán giả nín thở hồi hộp. Chỉ một giây sau đó, lưới của đội bạn đã rung lên. Mọi người vỡ òa trong chiến thắng. Niềm vui, niềm bất ngờ trong trận đấu hôm đó giờ em vẫn không thể quên.
1. Thể loại.
Truyện là một “phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó.Truyện là một “phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm truyện (tự sự) phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian; qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người. Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình; nhưng ở đây, tư tưởng, tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng dường như không có sự phân biệt nào cả. Nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn” (Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992).
2. Tác giả
Nhà văn Tô Hoài (tên khai sinh là Nguyễn Sen), sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại thị trấn Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội; quê quán: thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
Tô Hoài tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám (1945) trong Hội ái hữu công nhân, Hội Văn hoá Cứu quốc. Từ 1945 – 1958 ông làm phóng viên rồi Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. Từ 1957 – 1958: Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1958 – 1980: Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1986 – 1996: Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội.
Tác phẩm đã xuất bản: 150 tác phẩm trong đó nổi bật là Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài, 1942, tái bản nhiều lần); Quê người (tiểu thuyết 1943, tái bản nhiều lần). Truyện Tây Bắc (tiểu thuyết, 1954, tái bản nhiều lần); Miền Tây (tiểu thuyết 1960, tái bản nhiều lần); Tự truyện (hồi ký, 1965, tái bản nhiều lần);Quê nhà (tiểu thuyết, 1970); Cát bụi chân ai (hồi ký, 1965, tái bản nhiều lần); Tuyển tập Tô Hoài (3 tập, 1993). Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài (trước và sau 1945, ba tập, 1994); Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi (hai tập, 1994).
Nhà văn đã được nhận: Giải nhất tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (tiểu thuyết Truyện Tây Bắc). Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà); Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt I – 1996).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên thể hiện tài quan sát và miêu tả tinh tế của nhà văn Tô Hoài. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất (lời nhân vât Dế Mèn) biến hoá sinh động và hấp dẫn người đọc.
Bài văn này có thể chia làm ba đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến … “có thể sắp đứng đầu trong thiên hạ”. Đoạn này miêu tả vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách còn kiêu căng của Dế Mèn.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến … “mang vạ vào mình đấy”: Mèn trêu chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
+ Đoạn 3: còn lại: sự ân hận của Dế Mèn.
2. Dế Mèn có một ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc,…. Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,…).
Tác giả vừa miêu tả ngoại hình vừa miêu tả hành động để bộc lộ tính cách của Dế Mèn: kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Trong đoạn văn, các tính từ miêu tả hình dáng (cường tráng, mẫm bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp…); tính từ miêu tả tính cách (bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn, giỏi, ghê gớm…) được thể hiện đặc sắc. Nếu thay thế một số từ của tác giả bằng các từ đồng nghĩa (hoặc gần nghĩa) như đôi càng mẫm bóng bằng đôi càng mập bóng, đôi càng to bóng…, ngắn hủn hoẳn bằng ngắn củn, ngắn tủn, ngắn cũn cỡn…, đi đứng oai vệ bằng đi đứng chững chạc, đi đứng đàng hoàng, đi đứng oai lắm… thì sự diễn đạt sẽ thiếu chính xác và thiếu tinh tế.
3. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.
4. Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát.
Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.
5. Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người. Các truyện cổ tích về loài vật, các truyện ngụ ngôn (của Ê-Dốp, La-Phông-Ten,…), truyện Cuộc phiêu lưu của Gulliver,…là những truyện có cách viết giống như Dế Mèn phiêu lưu kí.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Chàng thanh niên Dế Mèn cường tráng, khoẻ mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần, Mèn bày trò trêu chọc Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế Choắt, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Choắt làm Mèn vô cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình.
2. Cách đọc
Khác với các truyện dân gian hoặc truyện trung đại, Dế Mèn phiêu lưu kí có cách viết hiện đại với các tình tiết phong phú, phức tạp, các nhân vật được miêu tả kĩ lưỡng với các chi tiết về ngoại hình, hành động, đặc điểm tâm lí… Đọc diễn cảm đoạn văn này cần chú ý giọng điệu, thái độ của tác giả khi miêu tả, diễn biến tâm lí của các nhân vật:
a) Đọc đoạn thứ nhất cần lên giọng để vừa thể hiện được vẻ đẹp cường tráng đồng thời diễn tả được thái độ tự phụ, huênh hoang của Dế Mèn.
b) Đọc đoạn thứ hai chú ý giọng đối thoại phù hợp với diễn biến tâm lí của từng nhân vật:
- Dế Mèn: kẻ cả, hung hăng, hoảng hốt, ân hận…
- Dế Choắt: run rẩy, sợ hãi, cố sức khuyên can Dế Mèn…
- Chị Cốc: tức giận.
3. Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt.
Gợi ý: Chú ý vào ngôi kể và tâm trạng hối hận ăn năn của Dế Mèn. Có thể tham khảo đoạn văn sau.
Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên.
Với em, mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Gió nhè nhẹ thổi mang theo khí xuân ấm áp. Mưa xuân như rắc bụi, cỏ cây hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng, cỏ non ven đồi tua tủa mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Nước dâng đầy dòng sông, dòng kênh, lòng máng như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng. Lúa ngô khoai xanh biếc một màu trải dài, trải rộng đến chân trời xa. Từng đàn chim én bay lượn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những ngọn núi xanh thẫm nhô lên như những bức trường thành ngắm mãi không chán. Núi Thiên Nhẫn, núi Hùng Lĩnh,... nhô lên, hiện lên, hiện lên trập trùng, tím biếc…
Đêm trăng biển đẹp lắm. Sóng biển lao xao tràn lên bãi cát. Sóng biển rì rầm vỗ vào chân đảo. Gió êm biển lặng như một tấm gương trong xanh óng ánh muôn ngàn trăng sao. Phía xa kia là đảo Cát Bà mờ xanh, là đảo Hòn Dấu lập lòe ngọn hải đăng, là đồi thông xanh biếc ở bãi biển Đồ Sơn. Từ một làng, chài em say mê ngắm trăng ngắm biển. Gió mát quá. Một tiếng chim từ trời cao vọng đến... Con chim lạc đàn hốt hoảng kêu lên trong màn sương đêm. Càng về khuya, biển càng ru êm đềm, biển ca hát.
Trước cổng nhà, ba em trồng hai cây cau cảnh rất đẹp. Là cây cảnh nên nó không cao lắm, chỉ tầm 3 mét. Cau mọc thẳng tắp, thân cau tròn, gốc cây to và nhỏ dần lên đến ngọn. Da cau khá mịn màng, màu trắng bạc, có các khoanh tròn nhỏ trên thân như diện những chiếc lắc tay xinh đẹp. Các tàu lá cau xanh rì, tựa lá dừa nhưng ngắn và bé hơn, phất phơ trước gió như đang thì thầm trò chuyện. Cau nở thành từng buồng, ra hoa, hoa có màu trăng trắng, hương hoa dịu nhẹ, thoảng bay trong gió chiều khiến lòng ta ngào ngạt. Quả cau tròn, nho nhỏ, ra thành từng buồng, mỗi buồng có khi vài trăm trái, da láng mịn và xanh bóng. Khi về già, quả chín và đổi màu vàng đậm. Bà em thường chọn những quả cau tròn và căng nhất để bổ dọn cùng với trầu trên ban thờ mỗi dịp có giỗ hay ngày lễ Tết như tấm lòng thành kính gửi đến ông bà
đề bài :Em hãy tả 1 đoạn văn từ 4 đến 8 câu tả về một mùa mà em thích trong năm
Mùa đông là mùa cuối cùng của một năm. Khi mùa đông về, cây cối khắp nơi đều trở nên khẳng khiu, xơ xác. Bầu trời xám xịt không một gợn mây xanh. Ông mặt trời cũng lười biếng không chịu tỏa nắng xuống trần gian. Từng cơn gió lạnh buốt thổi khiến những người đi ngoài đường phải rùng mình. Đôi khi, những cơn mưa ghé qua làm tăng thêm cái lạnh lẽo. Thời gian cũng trôi đi nhanh hơn. Nhưng khi mùa đông đến cũng là lúc một năm sắp kết thúc. Một năm mới sắp đến, Tết sắp về. Vậy nên, em rất thích mùa đông.
Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.
Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem
Hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi mùa xuân đến. Nhìn những đóa hoa khoe sắc khắp phố phường, ta cảm nhận được không khí mùa xuân, không khí ngày Tết rộn ràng khắp nơi nơi, lòng người cũng thêm bồi hồi, nào nức. Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn vẹn. Hoa đào như làm bừng sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.
Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa đào đang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Ngắm những bông hoa đào bừng nở, lòng người cũng dạt dào một cảm xúc lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp.
“Tết tết tết đến rồi … Tết đến trong tim mọi người…” Những thanh âm rộn ràng đó đã vang lên khắp mọi nẻo đất nước. Nhà nhà người người nô nức để đón chào xuân mới. Dường như cây đào nhà em cũng biết điều đó nên cây đã đâm chồi, nảy lộc và bung xòe những cánh hồng phai mịn màng.
Đào được trồng trong một chiếc chậu sứ to màu trắng đặt trước hiên nhà. Thân chậu có khắc dòng chữ xanh “Cung chúc tân niên” rất mềm mại và đẹp mắt. Cây đào cao khoảng một mét rưỡi. Các cây làm vườn đã vô cùng tài ba và khéo léo khi tạo cho đào có những nét uốn lượn như những chú rồng đang bay lên trời. Ông em bảo, đào có hình thù đó vừa nhìn đẹp mắt, lại như đón lộc vào nhà. Gốc đào to bằng cái cột lớn, màu nâu tía, hơi sần sùi. Từ gốc, cây đào được chia ra nhiều cành nhỏ, có những cành mập mạp, có những cành gầy guộc, có những cành thẳng tắp, cũng có những càng uốn lượn. Mỗi cành đều gắng đâm thẳng lên hoặc vươn ra để đón nắng ấm đón mưa nhẹ. Lá đào xanh mơn mởn, nhỏ như lá tre. Chắc hẳn vì màu xanh tươi này mà bao đời nay xuân của người Việt ta không thể thiếu đào.
Lúc mới đem về, cây đào còn nhiều nụ lắm. Nụ hoa như những đốm lửa xanh li ti trên đầu cành. Một ngày nọ, ông mặt trời mở mắt, gửi những tia nắng ấm ấp xuống đánh thức nụ hoa. Đốm lửa xanh giờ bung nở thành những bông hoa nhỏ xinh. Một ngày, rồi hai ngày, ba ngày, cả cây đào nở rộ. Hoa đào gồm năm cánh nhỏ màu hồng phai, xếp nối tiếp nhau tạo nên một bông hoa trông giống ngôi sao hồng. Giữa ngôi sao đặc biệt đó là nhụy hoa. Nhụy đào là những sợ nhỏ, dài màu vàng. Đài hoa be bé xinh xinh, nâng những cánh hoa mềm mại. Không chỉ đẹp mắt, hoa đào còn đem đến một mùi hương thơm nhè nhẹ, khó cưỡng.
Suốt mùa xuân, cây đào vẫn lặng lẽ nảy chồi, đâm lộc, lặng lẽ bung hoa, tỏa hương. Cây đào đem tới cho cảnh vật ngày xuân thật đẹp. Có lẽ, cây hoa đào chứa đựng những tinh túy của đất trời, của mưa phùn, của nắng mới nên cây mãi là loài cây không thể thiếu trong Tết cổ truyền dân tộc.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ta-cay-hoa-dao-ngay-tet
Bài văn tả cây dừa
Cây dừa là loại cây quen thuộc và đã gắn liền với miền sông nước. Nhà ông ngoại em cũng có một cây dừa trồng ở bờ ao trông rất đẹp.
Cây dừa này đã được trồng từ lâu, khi em lớn thì cây dừa đã khá to và cho quả rồi. Thân cây dừa không thẳng và cao vút như cây cau mà nghiêng nghiêng về phía bờ ao, như để hướng đến nguồn nước. Thân cây trơn có những vòng tròn cách đều từ gốc cho đến ngọn vì vậy em thấy rất khó để trèo lên cây dừa.
Thân cây dừa rất đặc biệt, gốc cây thường phình ra to hơn, phần giữa và phần ngọn nhỏ hơn, phần ngọn hơi nhọn, trông cây dừa giống như một cái bút nhưng lại không được thẳng như cái bút.
Cây dừa có những tàu lá dài, tàu dừa có những chiếc lá dài và rất sắc, khi cứa vào tay có thể rất đau, những chiếc lá mọc đối xứng hai bên từ gốc cho đến ngọn tàu lá.
Khi cây dừa ra hoa, hoa dừa màu trắng giống như hoa cau, và có mùi thơm thoang thoảng, rồi đến khi kết quả, quả dừa hình tròn và màu xanh, đợi đến khi già có thể vặt xuống, bên trong quả dừa có nước, được ví như một giếng nước trong, nước dừa ngọt mát, là thức uống rất ngọt, mát vào mùa hè.
Ở những quả dừa già, bên trong lớp vỏ màu xanh là đến một lớp vỏ cứng màu nâu, rồi mới đến phần cùi dừa. Cùi dừa ăn màu trắng, ăn ngay cũng được, hoặc dùng để kho thịt hay nạo thành sợi nhỏ đồ lẫn với xôi để tạo mùi thơm. Cùi dừa cũng dùng để chế biến thành dừa khô hay nước cốt dừa. Vào những trưa nắng, cây dừa soi bóng xuống mặt nước yên tĩnh trông thật đẹp.
Cây dừa là một loại cây rất thân thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam, và đặc biệt cây dừa đã gắn bó rất nhiều với tuổi thơ của em.
Cây nguyệt quế trồng ở góc vườn cạnh ngõ là kỉ niệm của ông nội. Cây thân gỗ, to bằng ngón chân cái, có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum suê, xoè tán rất đẹp như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Hoa nở trắng phau thành từng chùm, hương thơm ngào ngạt vào đêm rằm hàng tháng.
Mùa đông áo đỏ
Mùa hạ áo xanh
Cây bàng khi mở hội
Là chim đến vây quanh…’’
Lời hát ấy – bao giờ cũng ngân vang trong lòng tôi – mỗi lúc đến trường – nhìn lên cây bàng quen thuộc, thân thương. Cây bàng trường tôi, tuổi còn non trẻ lắm, thân vươn thẳng, xòe ba tán lá tròn xoe như những chiếc ô chồng lên nhau trông thật ngộ nghĩnh. Nó lớn nhanh – rất nhanh. Lần đầu tiên, trông thấy nó, nó chỉ mới một tầng lá xanh, mà nay đã lớn bổng lên, chồng thêm nhiều tán lá mới. Thật tuyệt vời!Mỗi mùa, cây bàng có một dáng vẻ riêng – đặc biệt – không thể trộn lẫn với bất kỳ loài cây nào.
Mùa hè, những chiếc lá trưởng thành xanh thẫm, đan nhau tỏa bóng rợp mát một góc sân. Những bông hoa nho nhỏ – đơn sơ – giản dị – khiêm tốn chen lẫn trong những tán lá xanh. Giờ chơi, gốc bàng là nơi lý tưởng nhất để các em học sinh quây quần trò chuyện. Dưới ánh nắng gay gắt mùa hè, bóng mát cây bàng mới tuyệt vời làm sao. Cây bàng như xòe muôn vàn cánh tay thân thiện che chở cho các em tránh nắng hè…
Rồi đến ngày những cây phượng nở bừng sắc đỏ. Sân trường lặng ngắt, vắng tiếng cười đùa, hò reo quen thuộc. Cây bàng như ủ rũ, như buồn nhớ. Nó đứng bơ vơ, lặng lẽ trong sân trường, trông cô độc làm sao!…
Khi tiếng trống khai trường giục giã, một năm học mới bắt đầu. Cây bàng như khởi sắc, hân hoan. Nó đong đưa những chiếc lá xanh thẫm, xen lẫn vài chiếc lá ươm vàng, tô điểm thêm những chiếc lá đã bắt đầu ngả sang đo đỏ. Nó như khoác chiếc áo mới – màu xanh lốm đốm vàng, đỏ, vẫy muôn nghìn cánh tay chào đón những dáng hình quen thuộc và, chen lẫn trong tán lá đầy màu sắc ấy, lấp ló những trái bàng, vàng mơ – ngòn ngọt – bùi bùi..
Rồi những cơn gió lạnh se se – mùa đông đến rồi. Cây bàng rực đỏ một màu. Rồi những chiếc lá đỏ ấy lần lượt xa cành. Khi chia tay với cây mẹ thân yêu, những chiếc lá kia có bồi hồi luyến tiếc? Riêng tôi, vẫn cứ thích ép những chiếc lá bàng đỏ ấy, mỗi chiếc mỗi sắc màu riêng. Cùng là màu đỏ, nhưng chiếc đỏ sậm, chiếc đỏ sâm sẫm, cái đỏ hồng tươi, cái đo đỏ chen lẫn vàng thẫm… Quan sát sự thay đổi sắc màu dần dần của chúng mà thấy bùi ngùi khó tả. Rồi đến lúc thân cây trơ trụi, vươn những cánh tay khẳng khiu lên bầu trời xám xịt màu chì, mưa giăng mưa, gió đan gió, cây bàng trường tôi vẫn sừng sững giữa trời..
Rồi thật bất ngờ, cây bung những chồi xanh non biêng biếc, một màu xanh non tơ, tràn đầy sức sống – báo hiệu mùa xuân. Tôi yêu thích nhất màu xanh nõn ấy. Nó cho tôi biết bao niềm tin yêu và hy vọng vào cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn mãi không ngừng – cho dù có gặp bao nỗi gian nan hay thất vọng. Ơi! Màu xanh cuộc sống. Sức sống ấy như trỗi dậy sau giấc ngủ dài mùa đông. Mùa xuân sân trường như sáng bừng lên bởi dáng vẻ tươi mới đầy sức sống ấy. Những chiếc lá mượt mà reo vui, chào đón một năm mới bắt đầu, tràn trề ước mơ, hy vọng…
Những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn là : những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đă thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lai trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
Dàn ý miêu tả câu đa:
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Cây đa lớn hay nhỏ? (Cây đa cổ thụ.)
- Được/trồng ở đâu? (Đầu làng em.)
2. Thân bài:
*Tả cây đa:
+ Hình dáng:
- Thân cây lớn, rễ mọc ngoằn ngoèo trên mặt đất.
- Xung quanh thân chính có rất nhiều thân phụ.
- Ngọn đa cao vượt khỏi luỹ tre làng.
- Bóng đa toả mát một khoảng đất rộng.
- Trong tán cây, nhiều loại chim làm tổ.
- Dưới bóng đa là quán nước cho khách nghĩ chân, là chỗ vui chơi của đám trẻ...
+ Cây đa với cuộc sống của dân làng:
- Cây đa chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của làng.
- Dân làng thường gặp gõ trao dổi công việc làm ăn, trò chuyện tâm tình dưới gốc đa.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Cây đa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi.
- Cây đa là nhân chứng lịch sử của làng.
Bài văn miêu tả cây đa:
Quê hương! Hai tiếng gọi đó thật thân thương biết nhường nào! Quê hương đối với mỗi người có thể là cánh đồng rộng lớn thẳng cánh cò bay hoặc là dòng sông hiền hòa ôm ấp xóm làng trù phú... Còn đối với em quê hương chính là cây đa cổ thụ ở đầu làng.
Cây đa này không biết đã có ở đây từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em mới chỉ là một đứa bé, cây đã đứng sừng sững ở đây như một minh chứng lịch sử. Thân cây rất to, ba người bọn em nắm tay nhau ôm cũng không xuể. Cây cao với những cành cây tỏa ra tứ phía trông giống hệt như hàng chục cánh tay của những người khổng lồ.
Rễ cây lan rộng trên mặt đất, ngoằn ngoèo như những chú rắn hổ mang. Phần lớn rễ cây đã cắm sâu vào trong lòng đất để vừa làm bệ đỡ vừa hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
Lá đa to hơn bàn tay người lớn một tẹo với những vân lá chạy từ cuống rồi lan ra toàn bộ bề mặt chiếc lá. Từ xa nhìn lại cây đa này trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ tỏa bóng che rợp cả một khoảng đất rộng. Đây cũng là nơi nghỉ mát của dân làng sau những buổi làm đồng mệt mỏi đồng thời cũng là nơi tụi trẻ con chúng em luôn chọn làm nơi đùa nghịch. Trưa hè oi bức mà được ngồi dưới gốc cây xanh hóng gió thì tuyệt biết mấy.
Những buổi chiều trước khi mặt trời bắt đầu ngả sang màu vàng cam tuyệt đẹp thì đây chính là địa điểm cho mọi trò chơi của tụi chúng em diễn ra. Nào là ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng và rất nhiều trò chơi khác. Chẳng biết từ lúc nào mà hình ảnh cây đa đã on sâu vào tâm trí mỗi người dân quê em. Ai đi xa trở về làng việc đầu tiên họ làm chính là đưa mắt tìm kiếm hình ảnh cây đa quen thuộc.
Em rất yêu quý cây đa này. Cây vừa là người bạn vừa là người em chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.