K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2018

b, Những câu trong văn bản thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối: Cây chuối ưa nước… Cây chuối phát triển nhanh… Quả chuối là món ăn ngon

20 tháng 9 2017

- Thân chuối còn non có thể xắt mỏng làm rau sống, một trong những loài rau không thể thiếu dùng làm rau sống ăn với cơm hến. Thân chuối già làm thức ăn cho lợn, heo

- Lá chuối tươi dùng để gói bánh, lá chuối khô dùng gói đồ cho các bà đi chợ

- Bắp chuối có thể ăn sống, luộc lên làm nộm hoa chuối rất ngon

10 tháng 10 2019

c, Câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối, quả chuối:

- Thân chuối mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp vườn tược đến núi rừng

- Chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẻ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ gọi là “con đàn cháu lũ”

- Chuối trứng cuốc - không phải quả tròn như trứng cuốc, mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như trứng cuốc

- Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây, uốn trĩu đến gốc cây

- Tác dụng: yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung cụ thể, sinh động đặc điểm cây chuối, công dụng, cách sử dụng sản phẩm từ cây chuối

2 tháng 7 2016

- Thân cây chuối có hình tròn thẳng như cột đình, toả ra những tán lá xanh.

- Lá chuối tươi xanh mướt to như những chiếc phản

- Lá chuối khô màu vàng sậm dùng để gói bánh nếp, bánh gai

- Quả chuối khi chín vỏ thường có chấm nâu hoặc đen như hình trên vỏ trứng  chim cuốc gọi là chuối trứng cuốc.

- Bắp chuối to trĩu xuống lộ ra màu đỏ

- Nõn chuối trắng muốt, trông tinh khiết như một làn ánh sáng trắng 

4 tháng 9 2019

- Thân cây chuối có hình dáng thẳng, tròn như một cái cột trụ mọng nước.
- Lá chuối tươi xanh rờn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật như mời gọi ai đó trong đêm khuya thanh vắng.
- Lá chuối khô màu nâu, thuở xa xưa thường dùng để lót ổ nằm vừa mềm mại, vừa ấm áp.
- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra.
- Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều nom giống một cái búp lửa của thiên nhiên kì diệu.
- Quả chuối chín vàng vừa bắt mắt, vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào quyến rũ.

1.Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài. 2.Phân tích hình ảnh Hành tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu.Tac giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre, và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt...
Đọc tiếp

1.Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài.

2.Phân tích hình ảnh Hành tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu.Tac giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre, và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam.

3.Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2,3,4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này.

4.Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ.

2
27 tháng 4 2017

Câu 1:

Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác. Giọng điệu trong bài thơ là giọng thành kính, trang nghiêm trong những suy tư trầm lắng.

Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động thiêng liêng khi vào lăng được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Trong khổ thơ cuối, tác giả thể hiện niềm mong ước thiết tha muốn tấm lòng mình mãi mãi ở lại bên lăng Bác.

Câu 2:

Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.

Câu 3.

Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua sự kết hợp giữa những hình ảnh thực với những ẩn dụ đặc sắc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác.

Đến hai câu tiếp theo, hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là thực nhưng "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.

Đến khổ thứ ba, dòng người đang yên lặng đi qua linh cữu Bác trong nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn. Không khí tĩnh lặng, khung cảnh yên tĩnh nơi đây đã khiến cho ngay cả hình ảnh thơ cũng thay đổi:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng "sáng dịu hiền". Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ mặt trời), Bác còn là một người Cha có "đôi mắt Mẹ hiền sao!". Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người.

Đến hai câu thơ sau, mạch xúc cảm ấy đã được bộc lộ trực tiếp:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt của tác giả đã khiến cho câu thơ vượt lên trên ý nghĩa biểu tượng thông thường, đồng thời tạo nên một mạch liên kết ngầm bên trong. Hình ảnh Bác được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời xanh vĩnh cửu. Đó đều là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viễn nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người. Mặc dù vậy, tác giả vẫn thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim".

Đó là lời giãi bày rất thực, xuất phát từ những tình cảm mãnh liệt của nhân dân, đồng bào đối với Bác. Thông thường, trong những hoàn cảnh tương tự, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ là một thủ pháp nhằm giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Mặc dù vậy, tác giả thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Dường như nỗi đau quá lớn khiến cho những hình ảnh ẩn dụ trở nên không còn ý nghĩa, chỉ có cách diễn tả trực tiếp tâm trạng mới có thể giúp nhà thơ giãi bày tình cảm của mình.

Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Đã đến giờ phút phải chia tay, tác giả chỉ có thể biểu hiện tấm lòng mình bằng ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.

Câu 4:

Giọng điệu trong bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.

  • Bài thơ sử dụng thể 8 chữ là chủ yếu nhưng có những câu 7 chữ hoặc 9 chữ. Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả khá sát hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác, để được nghiêng mình thành kính trước vong linh của một người Cha nhưng cũng đồng thời là một vị anh hùng dân tộc.

  • Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ này đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác.

24 tháng 2 2019

Câu 1: Cảm xúc bao trùm của bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính của lòng biết ơn tự hào pha lẫn nỗi xót xa, đau đớn khi nhà thơ từ miền Nam ra viếng Bác. Cảm xúc chủ đạo ấy chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm cùng sự suy tư, trầm lắng.

Bài 1 : Suy nghĩ của em về hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nayBài 2 : Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó , học giỏi. Em hãy nêu suy nghĩ của mình Bài 3 : Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng ngưỡng mộ thần tượng và mê muội thần tượng Bài 4: Suy nghĩ của em về hiện tượng hôi của trong bản tin sau :Một hình ảnh hết sức xấu xí...
Đọc tiếp

Bài 1 : Suy nghĩ của em về hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay

Bài 2 : Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó , học giỏi. Em hãy nêu suy nghĩ của mình 

Bài 3 : Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng ngưỡng mộ thần tượng và mê muội thần tượng 

Bài 4: Suy nghĩ của em về hiện tượng hôi của trong bản tin sau :

Một hình ảnh hết sức xấu xí và vô cảm là hàng trăm người hồ hởi , vui vẻ, tràn ra đường “hôi của” khi cả ngàn thùng bia chở trên một chiếc xe tải bị đổ xuống đường sau một vụ tai nạn. Vụ việc xảy ra lúc 14h ngày 4/12 ở khu vực xòng xoáy Tam Hiệp- TP Biên Hòa ( Đồng Nai) , trước sự bất lực vào gào khóc khản cổ của tài xế Hồ Kim Hậu ( 30 tuôỉ) , người điều khiển chiếc xe bị tai nạn chở khoảng 1500 thùng bìa tiger. Những người dân chứng kiến vụ việc bức xúc nói nhìn hình ảnh này chẳng khác gì một vụ “cướp của”. Những người “ hôi cuả” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rơi xuống đường  và thu gom các lon bia bị văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người còn lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia lẻ…

( theo báo điện tử: tuoitre.vn)

0
Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

16 tháng 6 2021

Biết ơn người khác là một trong những vẻ đẹp trong kho tàng nhân cách của con người. Kẻ sống không có lòng biết ơn cũng chẳng khác nào dòng nước đục chảy giữa cánh đồng xanh, bông hoa không có hương thơm, loài chim không biết hót. Nhắc nhở con người sống phải có lòng biết ơn, người xưa từng nói khuyên uống nư­ớc phải nhớ lấy nguồn.

N­ước là sự vật tự nhiên, có vai trò duy trì sự sống của mọi sinh vật. Nguồn là nơi nư­ớc bắt đầu chảy. Uống n­ước là tận dụng môi trường tự nhiên để tồn tại và phát triển.

Nư­ớc chính là thành quả vật chất và tinh thần mang tính lịch sử của cộng đồng dân tộc. Uống n­ước là hưởng thụ các thành quả của dân tộc. Nguồn là những ngư­ời đi trước đã có công sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Nhớ nguồn thể hiện lòng biết ơn cha ông, tổ tiên, các vị tiền bối của dân tộc.

Sống phải biết ơn người khác luôn là đạo lí tồn tại trong mọi xã hội, bởi không ai một mình mà có thể tạo ra cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay được tạo dựng và bồi đắp từ muôn thế hệ đi trước. Mỗi lớp người đi qua trong lịch sử đều để lại những giá trị nhất định cho các thế hệ đi sau thừa hưởng và tiếp tục phát huy làm cuộc sống không ngừng phát triển.

Những dòng sông được bao bọc bởi con đê kiên cố, đồng bằng màu mỡ xanh tươi là công sức của cha ông đời đời trị thủy, cấy cày. Nền khoa học đạt được thành tựu rực rỡ như hôm nay được ươm mầm từ những sáng tạo không ngừng nghỉ của biết bao con người từ thời nguyên thủy cho đến tận ngày nay. Con người có thể bay vào vũ trụ, khám phá các thiên hà xuất phát từ ước mơ vươn tới những vì sao xa mà thuở hồng hoang, biết bao người dã khao khát. Cái gì là hiện thực của hôm nay đều xuất phát từ những ước mơ trong quá khứ. Không có những ước mơ ấy, không thể có tiến bộ như hôm nay.

Sống có lòng biết ơn, cách sống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ nghìn năm qua. Đó không chỉ là nét đẹp văn hóa mà trở thành cách sống, cách ứng xử, phẩm chất đạo đức cần ở mỗi con người. Không có truyền thống đó chắc hẳn sẽ không có những trang sử chống giặc ngoại xâm hiển hách, không có những hiền tài xuất chúng, không có lòng tốt để ngày nay chúng ta nhớ đến, tự hào và ngợi ca.

Sống có lòng biết ơn thể hiện phẩm chất cao quý của con người. Biết ơn người khác nâng cao nhân cách, xây dựng lòng tin và tình yêu thương ở người khác, là yếu tố dẫn đến thành công.

Đối với đa số người được giáo dục chu đáo, có hiểu biết sâu sắc và có lòng tự trọng thì luôn có ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những thành quả đã có của cha ông. Đối với một số kẻ kém hiểu biết thì dễ nảy sinh tư­ tưởng sùng ngoại, thái độ coi thường, chê bai những thành quả của dân tộc.

Ngày nay, khi đ­ược thừa hưởng những thành quả của dân tộc, mỗi chúng ta không chỉ khắc sâu lòng biết ơn, mà còn phải có trách nhiệm nỗ lực học tập và lao động tốt hơn nữa để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào kho tàng di sản của dân tộc.

Câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi ng­ười ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, đạo lí của người đư­ợc hư­ởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó. Nghĩa là môi chúng ta không chỉ có quyền đ­ược hưởng thụ, mà còn phải có trách nhiệm và nghĩ vụ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của dân tộc.

28 tháng 8 2019

1.Có thể nhận thấy được rằng việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành” cho nên việc chúng ta yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai.

    Nhận thấy được rằng chính tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời nó cũng lại thật phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Chúng ta như không thể nào có thể quên được ngay trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Thông qua lời căn dặn này ta đồng thời cũng có thể nhận thấy được trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.

   Quả không sai khi người ta nói chỉ cần xem công tác kiểm tra các vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một đất nước thôi thì có thể đánh giá được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội. Ta như nhận thấy được ở đất nước Nhật. Nước Nhật là một quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như động đất và núi lửa nhưng đất nước vẫn vươn lên trở thành một trong những siêu cường lớn nhất hiện nay. Đó chính là việc nước Nhật luôn luôn coi trọng và phát triển con người. Người Nhật luôn dạy con cái – những thế hệ mầm non tương lai của đất nước họ rất nhiều bài học. Họ thực sự quan tâm đến thế hệ con trẻ và luôn chăm lo đến đời sống của các em. Có như vậy thì đất nước họ mới có thể có được vị thế vững chắc như ngày hôm nay.

    Ta nhận thấy được chính nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, hay đó cũng còn là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay được quan tâm trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em dường như cũng lại ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, và có cả các nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng chính là những điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Sự kiện tiếp theo có thể nhận thấy được vào năm 1990 Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Dễ dàng nhận thấy được cũng chính tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.

    Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…

    Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay.

    Hiện nay thì các tình trạng bạo hành trẻ em của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang có xu thế gia tăng và theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Bên cạnh những việc làm có ý nghĩa như hiện tượng cá nhân tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang thì vẫn còn không ít những quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm hại và không được coi trọng. Tất cả những vấn nạn gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cũng như thể xác của các em cũng cần được đưa ra để có những biện pháp xử lý cụ thể nhất, nhằm có thể răn đe cho người sau. Trẻ em cũng nên được giáo dục hiểu biết về luật pháp cũng như những quyền của chính mình. Các em luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của người thân và toàn xã hội.

    Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác.

~Châu's ngốc

28 tháng 8 2019

Gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng con trẻ khôn lớn thành người. Thế nhưng, hiện nay có một thực trạng đáng buồn xảy ra chính là nạn bạo hành trẻ em ở ngay chính trong ngôi nhà của mình. Nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp thì không biết những đứa trẻ tội nghiệp kia còn phải chịu những tổn thương gì và tương lai chúng sẽ ra sao.

   Bạo hành là hành động xâm hại đến thể chất cũng như tinh thần của con người. Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ…

   Ngày nay, tình trạng bạo hành trẻ em ngày một có chiều hướng gia tăng. Mỗi ngày, những thông tin về bạo hành trẻ em trong gia đình xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Mới đây nhất, vụ việc bé G.K (được báo chí giấu tên) 10 tuổi, bị chính cha ruột là ông Trần Hoài Nam (Phường Nghĩa Đô – Hà Nội) cùng với mẹ kế đánh đập dã man tới mức phải nhập viện vì gãy xương xườn và rạn sọ não. Không chịu nổi bạo hành trong thời gian dài, bé đã phải bỏ trốn tới cầu cứu ông nội mới thoát thân. Đó chỉ là một trong rất nhiều cảnh thương tâm mà chúng ta phải chứng kiến mỗi ngày.

   Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Như bé G.K trong ví dụ trên, việc gãy xương sườn và sạn sọ não không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé thời điểm đó mà còn để lại những di chứng xấu về sau này. Nếu không được chăm sóc, thể chất bé sẽ không thể phát triển bình thường như bao bạn khác được nữa. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý ảnh hưởng tới các bé gấp mười lần. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị căn dứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.

   Để dẫn đến những hậu quả thương tâm ấy, chúng ta có thể kể tới rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do hậu quả của việc cha, mẹ say sỉn, mất kiểm soát hành vi của mình. Hay do hoàn cảnh gia đình khó khăn, áp lực công việc đè nặng, trình độ dân trí lại thấp khiến con người bị quá tải, mất khả năng kiểm soát hành động. Bên cạnh đó, còn là sự ích kỉ, nhỏ nhen của một bộ phận những người làm mẹ kế, cha dượng đẩy những đứa trẻ tội nghiệp vào những hoàn cảnh bi thương….

   Trước sự việc đó, mỗi chúng ta cần đưa ra những biện pháp để khắc phục và hạn chế tối đa tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình xảy ra. Khi phát hiện ra những trường hợp bạo hành trẻ em, cần can thiệp và báo ngay đến cơ quan chức năng để xử lý kịp thời. Mỗi người làm cha, làm mẹ hay những người thân của bé cũng nên bình tĩnh cũng như học cách yêu thương con cái mình tốt hơn. Chỉ nên sinh 1 đến 2 con để đảm bảo cho trẻ những điều kiện chăm sóc tốt nhất. Hãy kiên nhẫn với trẻ nhỏ cũng như suy nghĩ trước khi đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến con cái như ly hôn hay tảo hôn….

   “Trẻ em như búp trên cành”, trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Hãy chăm sóc và bảo vệ trẻ nhỏ vì chúng đáng được nhận mọi sự yêu thương. Đừng để bạo hành trẻ em trong gia đình làm mất đi tương lai của con nhỏ.

!Châu's ngốc

20 tháng 7 2018
  • Mở bài:

Hát quốc ca vào lễ chào cờ thứ hai hàng tuần là hoạt động bắt buộc tại các trường học. Bài quốc ca hùng tráng vang lên trong buổi lễ chào cờ trang nghiêm nhắc nhở chúng ta về một thời kì đấu tranh anh dũng, đau thương và bất khuất của dân tộc bảo vệ nền độc lập nước nhà. Bài quốc ca khơi gợi trong ta tinh thần yêu nước, ý thức giữ gìn và bảo vệ nền độc lập trong thời đại mới. Thế nhưng, ngày nay, học sinh ngày càng không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Hành động ấy làm mất đi sự nghiêm trang trong buổi lễ chào cờ.

  • Thân bài:

Hiện trang hát quốc ca của học sinh hiện nay

Ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng tồi tệ. Trước hết là vấn đề giữ trật tự trước khi hát quốc ca. Học sinh thiếu nghiêm túc, không chịu thực hiện theo hiệu lệnh của người điều khiển chào cờ, gây mất trật tự. Người điều khiển chào cờ phải mất một thời gian mới ổn định được trật tự trong sân trường.

Khi bắt đầu hát quốc ca, nhiều học sinh không hát, hoặc hát nhỏ, hát nhép lấy lệ cho có. Không những thế, có học sinh cười đùa, trêu chọc nhau ngay khi cả trường đang hát quốc ca. Hành đông ấy khiến cho sân trường lộn xộn, mất trật tự. Buổi lễ chào cờ và việc hát quốc ca trở nên thiếu nghiêm túc.

Nhiều học sinh không hát, hoặc hát quá nhỏ, nên chỉ nghe giọng bè, rề rà, kéo dài, uể oải không đúng với giọng điệu nghiêm trang, hùng tráng của bài quốc ca. Lúc mới bắt đầu còn nghe rõ. Sau nhỏ dần hoặc lạc nhịp hoặc ê a lấy lệ. Cuối cùng chỉ còn những tiếng xì xào rồi dừng hẳn. Người điều khiển buổi lễ chào cờ gần như độc diễn trong tiếng loa vang vang.

Hầu hết học sinh hát sai nhiệp, không khớp với nền nhạc. Bài quốc ca trở nên rời rạc, không còn khí thế. Việc hát quốc ca mất đi ý nghĩa tôn nghiêm.

Đâu chỉ có thế, ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Nhiều học sinh không hề thuộc lời bài quốc ca. Thậm chí, có học sinh tự “chế” lời bài hát. Việc hát quốc ca trong mỗi buổi lễ chào cờ bị xem thường.

Nguyên nhân của hiện tượng hát quốc ca hiện nay

Đầu tiên là do bởi việc sinh hoạt dưới cờ không diễn ra thường xuyên. Tại nhiều trường học, việc ấy không được tiến hành một cách nghiêm túc. Việc quán triệt tư tưởng, ý thức giữ trật tự và hát quốc ca nghiêm túc, khí thế, đồng đều không được nhắc nhở thường xuyên. Nhà trường không đủ thời gian để hướng dẫn, tập dợt và kiểm tra việc hát quốc ca của học sinh ở từng lớp học. Thậm chí nhiều trường học còn không quan tâm đến công tác này. Sự lơ là của nhà trường khiến cho học sinh xem thường việc hát quốc ca và ý nghĩa của buổi lễ chào cờ đầu tuần.

Học sinh không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Nhiều học sinh cho rằng hát quốc ca chỉ là hình thức, không có gì quan trọng. Cho nên, học sinh không hát, hoặc hát một cách miễn cưỡng, đối phó. Từ một vài học sinh kéo theo nhiều học sinh không chịu thực hiện hát quốc ca nghiêm túc.

Ở nhiều trường học, hoạt động chào cờ thường kéo dài khiến học sinh chán nản, mệt mỏi. Các hoạt động nhàm chán cứ lặp đi, lặp lại, học sinh không còn hứng thú nữa. Có khi, học sinh phải thực hiện buổi lễ chào cờ dưới sân trường nắng gắt. Điề kiện bất lợi khiến học sinh không thể tập trung giữ trật tự đến hết buổi lễ được.

Nhiều học sinh không hiểu hết ý nghĩa của hoạt động chào cờ và việc hát quốc ca. Từ đó thiếu lòng tôn trọng, không tuân thủ hiệu lệnh, không thực hiện hát quốc ca một cách nghiêm túc.

Gia đình và xã hội không thường xuyên nhắc nhở học sinh về ý thức trách nhiệm hát quốc ca. Trong đời sống thường ngày, việc hát quốc ca ít diễn ra trong cộng đồng. Phụ huynh cũng không thường cùng các em tham gia các buổi tưởng niệm nhằm rèn luyện ý thức hát quốc ca và trách nhiệm đối với cộng đồng. Người lớn không gương mẫu, trở thành tấm gương xấu cho học sinh làm theo.

Nhiều học sinh cảm thấy mắc cỡ, xấu hổ khi hát trước tập thể khiến việc hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ diễn ra hết sức khó khăn.

Hậu quả của việc hát quốc ca thiếu nghiêm túc

Hậu quả đầu tiên là buổi lễ chào cờ ở các trường học diễn ra chậm chạp, nặng nề, mất đi khí thế. Ý nghĩa giáo dục của hoạt động chào cờ và hát quốc ca cũng mất đi.

Nếu không được chấn chỉnh, nghiêm khắc nâng cao ý thức việc hát quốc ca của học sinh, lâu dần, hoạt đông hát quốc ca không còn được tôn trọng và nghiêm túc thực hiện.

Hát quốc ca thiếu nghiêm túc làm mất đi ý nghĩa trọng thể của hoạt động chào cờ và tính thiêng liêng của bài ca tổ quốc. Lòng tự tôn dân tộc và tình yêu tổ quốc cũng bị phai mờ, ảnh hưởng đến ý thức, trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tổ quốc của học sinh.

Giải pháp khắc phục hiện trạng hát quốc ca hiện nay

Trước hết, nhà trường phải quyết liệt chấn chỉnh hoạt động chào cờ đầu tuần. nhắc nhở, xử phạt, kỉ luật để giữ gìn tính tôn nghiêm của hoạt động thiêng liêng này.

Nhà trường phải có hoạt động hướng dẫn, tập luyện và kiểm tra thường xuyên hoạt động hát quốc ca của học sinh. Nên quy định hát quốc ca tại lớp mỗi tuần. Đưa bài quốc ca vào chương trình học tập để nâng cao ý nghĩa của bài quốc ca và tầm nhận thức của học sinh. Từ đó khắc sâu ý thức trách nhiệm và lòng yêu tổ quốc đối với từng học sinh.

Gia đình và xã hội phải quan tâm hơn nữa đến hoạt đông hát quốc ca của học sinh. Hãy giải thích ý nghĩa của bài ca tổ quốc và cách hát quốc ca một cách nghiêm trang, hùng hồn thể hiện được khí thế và âm điệu của bài hát.

Mỗi học sinh phải có ý thức nghiêm túc khi hát bài quốc ca. Quốc ca phải được hát lên bằng lời, hát một cách chân thật, hùng hồn, thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, gửi gắm tình yêu và niềm kì vọng lớn lao vào tương lai đất nước. Mỗi học sinh thực hiện hát quốc ca nghiêm túc sẽ truyền cảm hứng cho nhiều học sinh khác làm theo.

Bài học nhân thức:

Thực hiện hát quốc ca nghiêm túc là thể hiện ý thức tôn trọng bản thân. Hát quốc ca nghiêm túc thể hiện trách nhiệm cao cả đối với dân tộc, đối với đất nước.

Cảm xúc thiêng liêng, niềm tự hào sâu sắc trong buổi lễ chào cờ nghiêm trang sẽ tạo một niềm tin tưởng vững chắc vào tương lai đât nước.Nó cỗ vũ tinh thần học tập và ý thức trách nhiệm dựng xây đất nước.

  • Kết bài:

Đối với mỗi dân tộc, quốc ca là bài ca thể hiện sức mạnh dân tộc và niềm tin chiến thắng. Đó là lời ca vang lên từ sâu thẳm con tim, là ý chí, nguyện vọng và sự gắn kết thiêng liêng của cả dân tộc. Và mỗi khi đất nước lâm nguy, nền hòa bình bị đe dọa, bài quốc ca là tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc thúc giục ta tiến bước lên đường bảo vệ non sông.