Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập.
Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng.
Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng.
Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã.
Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt các bạn trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy.
Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả.
Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người.Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu”.
Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ; lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi.
Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng ta được tắm trong suối nguồn của tình yêu thương.Vì vậy lòng yêu thương con người là một trong những tố chất làm nên ý nghĩa cuộc sống cuả mỗi chúng ta.
Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó, thấu hiểu ... giữa con người với con người. Đó là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người. Lòng yêu thương có sự biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong cuộc sống. Chẳng hạn như đó có thể là sự cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; hoặc yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp; ...
Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cũng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với nguồi trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ví dụ như trong một gia đình, nếu mọi thành viên thật sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau mọi khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ tạo dựng được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng ... Điều đó tuổi trẻ tuổi trẻ hôm nay không thiếu những con người có trái tim giàu lòng nhân hậu. Đó là những trường hợp như chàng trai Nguyễn Hữu An nghèo khó, không chỉ hết lòng chăm sóc mẹ mà còn nhận một người phụ nữ khác làm mẹ nuôi và chăm sóc bà cũng rất tận tình, chu đáo khi bà cũng mắc bệnh ung thư như mẹ mình nhưng lại không có người thân cận lè chăm sóc. Hay như đóa hoa hướng dương Lê Thanh Thúy, tuy mắc bệnh ung thư xương khi mới 16 tuổi nhưng Thúy lại là một tấm gương về nghị lực sống phi thường. Từ nỗi đau cũng mình, Thúy dễ dàng đồng cảm với sự đau đớn của các bệnh nhi bị bệnh ung thư và đã có ý tưởng được cùng với mọi người chăm sóc các bé, giúp các em xoa dịu bớt những nỗi đau về thể xác. Ý tưởng ấy đã được mọi người hưởng ứng và chương trình “Ước mơ của Thúy” đã ra đời với mục đích chăm sóc, hỗ trợ cho các bệnh nhi ung thư và được duy trì tốt đẹp cho đến ngày nay do báo Tuổi trẻ thực hiện. Giờ đây, tuy Thúy đã mất nhưng mọi người ở Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM vẫn luôn nhớ mãi hình ảnh một cô bé nhỏ nhắn chống gậy đi khắp các giường bệnh để động viên các bé đáng bị bệnh giống mình.
Lòng yêu thương còn là động lực thúc đẩy ta hoàn công việc tốt hơn, có hiệu quả cao hơn. Đó là kết quả có được khi chúng ta biết sống vì người khác. Ngoài ra, nhờ lòng yêu thương, mọi người sẽ cùng nhau đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để động viên nhau cùng nhau vượt qua gian khổ, thử thách, xóa tan những hận thù và cảm hóa được cả những con người lầm lỗi. Nhờ có lòng yêu thương, sự trợ giúp lẫn nhau mà những tai họa do con người hay thiên nhiên gây ra mau chóng được khắc phục, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy niềm vui sống, những con người có ước mơ, hoài bão lớn nhưng không có điều kiện thực hiện đã nhanh chóng đạt được điều mình ao ước ...
Bên cạnh đó, khi chúng ta biết sống yêu thương người khác và nhận được tình yêu thương thì tâm hồn chúng ta sẽ được bồi đắp trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Niềm tin vào con người và cuộc sống vì thế mà sẽ được củng cố, vun vén.
Với những ý nghĩa trên, lòng yêu thương cần phải được nhân rộng và trân quý, ca ngợi trong cuộc sống hôm nay. Mỗi chúng ta cần phải sống có lòng yêu thương với tất cả mọi người, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ người khác. Song song đó, chúng ta cũng cần phải lên án lối sống thiếu tình yêu thương, ích kỉ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, và thẳng thắn phê phán những kẻ lợi dụng tình thương để thể hiện những ý đồ đen tối, để tự đánh bóng tên tuổi mình
Nhân hậu là lòng tốt của con người đối với nhau. Đó là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp, thương yêu giúp đỡ nhau giữa người với người trong cuộc sống. Lòng nhân hậu là một phẩm chất cần thiết ở một con người chân chính. Trong cuộc sống, cần có tấm lòng nhân hậu của con người với con người. Đó là lối sống có trước có sau, biết làm việc thiện, giàu lòng vị tha. Chính điều ấy sẽ tạo nên một cuộc sống xã hội ,gia đình tràn ngập hạnh phúc, tình thương yêu, nhân ái. Mọi người sống hiền hòa, vui vẻ, bao dung, hiểu nhau. Người có tấm lòng nhân hậu là người sẵn lòng giúp đỡ , sẵn lòng chia sẻ với người khốn khó, tha thứ lỗi lầm của người khác, kể cả những người không thân thuộc.Người có lòng nhân hậu biết chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của người khác như chấp nhận chính bản thân mình,biết dùng tình thương yêu, chia sẻ để cảm hóa. Lòng nhân hậu khiến ta nghĩ đến điều thiện, có sự giúp đỡ, làm vơi nhẹ gánh nặng của nhiều người. Nếu cuộc sống thiếu tấm lòng nhân hậu thì trong xã hội sẽ chỉ còn những mưu toan, tính toán, những hằn học, bon chen và sự vô cảm thiếu tình người. Tuy nhiên lòng nhân hậu cũng cần đặt đúng chỗ. Có như thế mới phân biệt được thiện ác trong cuộc đời. Mỗi người cần rút ra cho bản thân một bài học:cần có tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống..Mọi người trong gia đình, xã hội cần biêt quan tâm, đõi xử tốt với nhau, giúp đỡ nhau trong những tình huống cuộc sống. Chúng ta cũng cần tìm hiểu những người xung quanh mình và có những hành động thiết thực của mình từ chính gia đình, nhà trường, xã hội.
a ) Văn bản : Ý nghĩa văn chương
tác giả : Hoài Thanh
b ) Thao tác lập luận bàn luận.
c) Công dụng : ngắt quãng câu , liệt kê.
d) T/g sd BPTT :
+ Liệt kê
hiệu quả : nêu rõ ràng những điều mà t/g muốn nói , muốn truyền đạt đến người đọc đồng thời cũng làm sự phân tích vấn đề cần bàn luận trở nên hay hơn .
+ Phép đối
hiệu quả : tăng mạnh khả năng diễn đạt của đoạn văn , làm cho câu văn trở nên trơn tru , mượt mà hơn.
Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam ngày nay, bên cạnh những vấn đề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một vấn đề gây nhức nhối làm ô nhiễm môi trường do ý thức con người gây ra, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ ngắm cảnh, do lười ra chỗ thùng rác mà người ta cũng tiện tay vứt rác xuống bờ hồ.
Xả rác bừa bãi là thói quen từ lâu của nhiều người. Hiện tượng này có cả trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì tiện tau mở của sổ vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường khi đang trên xe. Hay một số người ý thức kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Nhiều người đi du lịch các nước phát triển về khoe: Ôi đi Singapore sạch lắm, ôi qua Mỹ sạch lắm, họ đi du lịch không tiếc tiền. Nhưng chính tại nơi mình sống, họ lại tiếc 30 - 50 ngàn đồng tiền đổ rác, đem rác ném lung tung, gây ra một vấn nạn rác ô nhiễm.
Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tóm lại, hành vi vứt rác bừa bãi là một hành động xấu, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị, thể hiện sự vô văn hóa. Vì vậy, hãy nâng cao ý thức, mỗi người hãy tiện tay mang rác đến đúng thùng rác và nơi quy định để vứt, giúp giữ cho môi trường sống luôn trong lành, sạch đẹp.
Tham Khảo
Con người Việt Nam ta từ lâu đã được bạn bè năm châu ngưỡng mộ bởi những đức tính tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đến đó chính là sự tử tế. Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Một thực trạng dễ dàng nhận thấy là trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Là công dân của đất nước nghìn năm văn hiến với những truyền thống tốt đẹp, chúng ta hãy sống và làm theo lẽ phải để giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp vốn có mà ông cha ta đã gây dựng.
REFER
Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu có ý chí nghị lực chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Như vậy trong cuộc sống, ý chí nghị lực đóng vai trò quan trọng đưa ta đến với thành công. Trước hết ta cần hiểu “ý chí” là gì? Ý chí là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công. Khi con người có ý chí thì dù gặp phải những khó khăn, thử thách nào trên con đường mình đã chọn thì chúng ta vẫn mạnh mẽ đứng lên, vượt qua và đi tiếp. Ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ, dám làm, dám sống. Ý chí, nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Đúng như người phương tây từng nói “hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn”. Bên cạnh đó ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí; thấy thất bại thì vội vã bỏ cuộc, sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin, học tập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được vai trò, tầm quan trọng của ý chí đối với cuộc sống, chính vì thế, chúng ta cần rèn luyện cho bản thân mình một ý chí bền bỉ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách.
Mỗi người chúng ta ai ai cũng đều có gia đình riêng của mình, cũng đều được che trở trong vòng tay của người cha, người mẹ của mình, chính vì thế tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của dân tộc Việt Nam.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, vô bờ bến của mỗi cá nhân con người, đây là nơi ấm áp chứa đựng tình thương giữa con người với con người với nhau. Trong nhiều hoàn cảnh con người được sống trong tình yêu thương của người thân, chính vì thế tình cảm gia đình là vô cùng thiêng liêng, cao quý đối với tất cả mọi người trong cuộc sống. Tình cảm đó chúng ta cần phải biết gìn giữ, chân trọng và phát huy những giá trị quý báu của dân tộc Việt Nam, mỗi giá trị đó cần phải biết tôn tạo và giữ gìn mỗi ngày.
Tình cảm gia đình là nơi thiêng liêng, hàm chứa nhiều xúc cảm quan trọng của con người, nó bao gồm nhiều cung bậc tình cảm quan trọng, cao quý mà con người dành với nhau. Ai cũng đều được cảm nhận tình cảm đó thông qua gia đình, những mối quan hệ trong xã hội. Từ xưa đến nay tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng vô bờ bến của con người, đây là nơi chưa đựng những tình cảm đáng quý của con người với nhau, mỗi người đều được thể hiện tình cảm thiêng liêng với người mà mình yêu quý nhất.
Cha mẹ luôn dành tình yêu thương của mình cho con cái, họ cũng là người có thể tha thứ mọi lỗi lầm khi con họ mắc lỗi, sẵn sàng cho những người con của họ cơ hội để sửa sai, sửa chữa những lỗi lầm của mình. Cha mẹ cũng là người có thể dành tình cảm yêu quý vô điều kiện cho người con của mình, họ là những người cao cả, sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời của mình cho những người con của họ.
Tình cảm gia đình là nơi chứa đựng nhiều tình thương, ở đó con người được sống là chính mình, được bao bọc và chở che bởi những người mà mình thương yêu nhất. Con người được sống, được vun đắp và được phát triển một cách toàn diện, trong môi trường đó.
Chúng ta cần phải có ý thức, và trách nhiệm hơn trong cuộc sống của mình, cần phải luôn tôn tạo những giá trị của cuộc sống, giá trị đó cần phải được cải thiện, biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của con người. Cần phải có ý thức và biết trân trọng, yêu quý những người thân yêu xung quanh mình, đó là những điều đáng quý, đáng chân trọng của mỗi chúng ta.
Là con người ai ai cũng đều cần đến tình cảm gia đình, bởi đó là nơi ấm áp, hàm chứa tình cảm và sự yêu thương mà những người thân yêu của chúng ta đang trao tặng cho mình, luôn được sống và hưởng những điều tốt nhất từ cuộc sống này. Cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn với cuộc sống, con người là tia sáng, là thành phần không thể thiếu của xã hội, chính vì thế học cách chân trọng và giữ gìn tình cảm gia đình, cũng là điều cực kì quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Chúng ta cần chủ động, tích cực và biết giữ gìn những tình cảm đáng quý đó từ cuộc sống, biết giữ gìn, làm tròn trách nhiệm của mình với gia đình, xã hội là chúng ta đang góp phần làm nên một xã hội tươi đẹp hơn.
Con người cần phải có ý thức trách nhiệm của mình với những người xung quanh, đặc biệt đối với người thân của mình, luôn phải ý thức được trách nhiệm, luôn coi trọng tình cảm, giá trị và tình người.
Đúng như một nhà văn người Hy Lạp đã từng nói “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”, qua đây chúng ta cũng có thể thấy, tình cảm gia đình là nơi ấm áp, chứa đựng nhiều tình cảm cao quý và thiêng liêng của con người, mỗi chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn với cuộc sống, với gia đình và với người thân yêu của mình.
Cần phải nâng cao được trách nhiệm của mình trước xã hội, gia đình, cần phải biết giữ gìn và ý thức được vai trò của mình trước các mối quan hệ xã hội, và người thân. Đặc biệt cần phê phán những thói quen thờ ơ, ghẻ lạnh của một số thành phần trong xã hội, đối với cha mẹ, hay các thành viên trong gia đình.
Mỗi chúng ta cần có ý thức và giữ gìn tình cảm của mình với người thân, bởi tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất.
Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Giải thích: Thấu cảm là khả năng nhìn nhận thế giới bằng con mắt của người khác, là sự thấu hiểu, cảm thông trọn vẹn.
- Bàn luận: Sự thấu cảm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.
+ Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn.
+ Có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác.
+Như chúng ta thấy sự thấu cảm là khả năng đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.
+ Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.
+ Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn.
+ Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách.
+ Phê phán những người sống thờ ơ, dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm.
- Bài học:
+ Ý thức được ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu thương và sự cảm thông.
+ Biết sẻ chia ngay từ những điều nhỏ bé của cuộc sống với mọi người xung quanh. "Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau".
+ Muốn rèn luyện lòng thấu cảm, phải luôn sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha.
=> Tóm lại, mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ đó có sự thấu cảm trong cuộc sống.
Giải thích: Thấu cảm là khả năng nhìn nhận thế giới bằng con mắt của người khác, là sự thấu hiểu, cảm thông trọn vẹn.
- Bàn luận: Sự thấu cảm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.
+ Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn.
+ Có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác.
+Như chúng ta thấy sự thấu cảm là khả năng đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.
+ Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.
+ Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn.
+ Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách.
+ Phê phán những người sống thờ ơ, dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm.
- Bài học:
+ Ý thức được ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu thương và sự cảm thông.
+ Biết sẻ chia ngay từ những điều nhỏ bé của cuộc sống với mọi người xung quanh. "Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau".
+ Muốn rèn luyện lòng thấu cảm, phải luôn sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha.
=> Tóm lại, mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ đó có sự thấu cảm trong cuộc sống.