K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu hiện tượng: "học sinh tham gia giao thông hiện nay".

Mẫu: VN hiện nay được bầu chọn là một trong những nước có nền văn hóa giao thông khá kém. Vì sao lại thế?. Hôm nay, em xin phép nói về hiện tượng học sinh tham gia giao thông hiện nay để làm rõ vấn đề trên.

Thân đoạn:

- Cách tham gia giao thông của học sinh:

+ Mới lớn thích thể hiện, khoe mẽ nên phóng nhanh tốc độ dẫn đến tai nạn khá nhiều.

+ Vừa đi vừa nói chuyện, nghe điện thoại.

+ Đi thành hàng 2,3 gây nguy hiểm.

+ ....

- Văn hóa giao thông:

+ Còn thiếu ý thức về việc đội mũ bảo hiểm.

+ Đa phần học sinh hiện nay được cha mẹ đưa xe đi học mà chưa được dạy dỗ về ý thức giao thông.

 + ...

- Hậu quả:

+ Gây tai nạn cho bản thân.

+ Làm cho người khác thương tật, (báo cha báo mẹ =)

+ Tốn của cha mẹ bồi thường, sửa xe.

+ ...

- Giải pháp:

+ Thầy cô nhắc nhở các em học sinh về ý thức tham gia giao thông.

+ Cha mẹ cần dạy dỗ cách chạy xe an toàn cho con trước khi đưa xe cho con chạy.

+ ...

- Mở rộng:

+ Không chỉ học sinh hiện nay mà người lớn cũng cần phải có ý thức tham gia giao thông.

- Thực trạng:

+ Hiện tượng bóp kèn khi nghẹt đường diễn ra thường xuyên.

=> Phê phán ý thức, lối suy nghĩ của một số người "sống nhanh, vội".

+ Vượt đèn đỏ trái phép.

+ Lấn lề đường đi bộ khi kẹt xe.

=> Nguyên nhân một phần của học sinh hiện nay lái xe không an toàn là từ sự "làm gương" xấu của người lớn.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vấn đề lần nữa.

23 tháng 3 2022

tham khảo

Vấn nạn ứng xử khi tham giao thông của nước ta hiện nay đang diễn ra vô cùng phức tạp. Tình trạng kẹt xe tắc đường ở các thành phố lớn khiến các cơ quan chức năng vô cùng khó khăn trong việc tìm ra giải pháp hợp lí để giải quyết tình trạng ùn tắc khi tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, văn hóa của người tham gia giao thông không tốt vẫn còn tình trạng đi ẩu lạng lách, đánh võng, không chịu chờ đèn tín hiệu mà cứ đi bừa, làm cho tình trạng tai nạn giao thông gia tăng chóng mặt. Biết bao vụ tai nạn thương tâm diễn ra hàng ngày hàng giờ ở nước ta.

Trung bình mỗi ngày tai nạn giao thông cướp đi mạng sống của 23 con người (Theo số liệu thống kê của năm 2016). Tai nạn giao thông đang là căn bệnh nguy hiểm hơn bất kỳ bệnh dịch nào. Nó cần phải được giải quyết và giảm tải một cách tối đa để làm an lòng người dân.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất an toàn giao thông đó chính là do cơ sở hạ tầng của nước ta còn yếu kém đường phố phát triển không kịp với tốc độ gia tăng của phương tiện giao thông. Đó là chưa kể tình trạng bớt xén nguyên vật liệu trong quá trình thi công làm cho công trình trở nên kém chất lượng, cầu đường không đạt tiêu chuẩn như trong văn bản quy định, dẫn tới sập cầu, lún, nứt đường.

Do các nhà máy xí nghiệp, các công ty, bệnh viện, trường đại học thường tập trung ở những thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh khiến cho người dân từ mọi địa phương đều đổ dồn ra thành phố để sinh sống, làm ăn, làm cho mật độ dân cư của thành phố lớn trở nên quá tải, không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân

Bên cạnh đó, tai nạn giao thông gia tăng cũng do phần lớn là ý thức người tham gia giao thông không nghiêm túc thi hành luật pháp đặt ra, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn tín hiệu, lạng lách, đánh võng, đèo ba bốn người trên một chiếc xe máy là mất an toàn giao thông gây nên tai.

Một số bộ phận không nhỏ những thanh niên, những học sinh sinh viên còn trẻ người non dạ thường thích thể hiện mình muốn mình trở thành anh hùng xa lộ, thường đi xe lạng lách, đánh võng rồi va quệt vào người khác gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Hiện tượng đi ẩu khi tham gia giao thông khiến cho các nhà chức trách, nhưng cơ quan an ninh vô cùng đau đầu khi xử lý.

Hiện tượng đi ẩu là gì? Là hiện tượng người tham gia giao thông không chịu chấp hành tuân thủ đèn tín hiệu, thường xuyên vượt đèn đỏ, đi đánh võng không nghiêm túc trở quá tải quy định

Để giải quyết tình trạng đi ẩu này chúng ta cần phải có biện pháp xử lí nghiêm minh với những người tham gia giao thông có hành vi đi lại thiếu nghiêm túc, đánh võng, vượt đèn đỏ, tổ chức đua xe trái phép…

 

Khi tham gia giao thông mọi người dân cần phải có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ tính mạng tài sản của mình, cũng như bảo vệ tính mạng tài sản của người khác, không được coi thường mạng sống, đi xe liều mạng bất chấp nguy hiểm, để xảy ra những tai nạn đáng tiếc

Để giải quyết vấn nạn kẹt xe chúng ta nên tăng cường các đường trên cao, phân làn đường đúng quy định, không nên mở nhiều ngã ba ngã tư. Cần tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân khi tham gia giao thông, để người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình khi cầm lái.

Về lâu dài chúng ta cần di chuyển bớt bệnh viện, các trường đại học khu công nghiệp ra vùng ngoại thành và về các tỉnh thành khác tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân các địa phương, để người dân không cần phải đổ dồn ra thành phố vẫn có cơ hội tìm kiếm việc làm, học hành, chữa bệnh, như thế sẽ giảm lượng dân đổ ra thành phố sinh sống

Vấn nạn đi ẩu, tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta đang ở mức báo động nóng hơn bao giờ hết để giải quyết triệt để vấn đề này đòi hỏi sự chung tay xây dựng của rất nhiều ngành, và đòi hỏi mỗi người dân phải tự ý thức với chính mạng sống của mình.

           Theo em hiện tượng trên nên được chấm dứt ngay vì nó rất nguy hiểm,khi gây ra tai nạn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng con người.Tình trạng này cho đến bây giờ vẫn chưa có cách giải quyết triệt để xong muốn tệ nạn này biến mất là nhờ vào ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông.Khi  tham gia giao thông chúng ta nên đội mũ bảo hiểm và chấp hành các quy định để đảm bảo an toàn và không được đánh võng,lãng lách và lấn chiếm vỉa hè,...Em mong rằng mỗi cá nhân sẽ có ý thức hơn về vấn đề này để tình trạng này được chấm dứt triệt để.

20 tháng 3 2020

I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinh
Dân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.

II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:

- Không có tinh thần học tập
- Chán nản trong học tập
- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường
- Đến trường thì không tập trung
- Về nhà không chịu học

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:
- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….
- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….
- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….
- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….

3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:
- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều
- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến
- Thành tích học tập ngày càng giảm

4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:
- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ
- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn
- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh


III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước
- Ra sức học tập và làm việc

23 tháng 4 2023

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng lười học của học sinh hiện nay.

 

Thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách chứ trong suy nghĩ của các bạn chưa thực sự coi trọng việc học. Những bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, thậm chí là sẵn sàng gian lận trong thi cử…

 

Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết phải kể đến ý thức chủ quan của mỗi người: do ý thức học tập của một số bạn còn kém nhưng muốn thành tích cao. Đôi khi còn là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,… Nguyên nhân khách quan phải nhắc đến là do thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa...

 

Hậu quả của việc lười học vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến chính là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh: Ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… và một hậu quả chung mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là việc nền giáo dục ngày càng đi xuống.

 

Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

 

Hiện tượng lười học của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.

Bạn tham khảo :

 

 Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

              Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta.

    Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại ? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

    Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách… gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục…

     Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.

    Để bảo đảm an toàn giao thông, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.

             An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

 

1 tháng 2 2021

Cái này là nói chung về giao thông r, mình cần là của riêng học sinh vi phạm giao thông

Suy nghĩ của em về câu chuyện sau (viết bài nghị luận):Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.- Chiếc xe này của bạn đấy à? - Cậu bé hỏi.- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy - Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn...
Đọc tiếp

Suy nghĩ của em về câu chuyện sau (viết bài nghị luận):

Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

- Chiếc xe này của bạn đấy à? - Cậu bé hỏi.

- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy - Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

- Ôi, ước gì tôi... - Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! - Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

(Hạt giống tâm hồn - nhiều tác giả, tập bốn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr 16-17)

1
24 tháng 5 2021

Tham khảo

* Giải thích ý nghĩa câu chuyện: ước mơ của cậu bé không phải cũng có được một chiếc xe như vậy cho mình mà cậu ước mơ có được chiếc xe lăn để tặng cho đứa em bé bỏng tật nguyền. Cậu trăn trở và quyết tâm "Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé". Lời hứa là sự chia sẻ, tình yêu thương sâu sắc, sự hy sinh của người anh muốn bù đắp cho đứa em tật nguyền.

* Bàn luận

Câu chuyện ngợi ca tình yêu thương, sự sẻ chia đối với người ta yêu thương. Tình yêu thương của người anh thể hiện bằng việc làm cụ thể, để tạo động lực cho người em vươn lên số phận hoàn cảnh.Câu chuyện cho người đọc bài học về tình cảm gia đình. Khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh thì không ai khác chính là những người thân yêu, ruột thịt cưu mang, đùm bọc.Khi ta được yêu thương và yêu thương người khác thì ta sẽ thấy hạnh phúc.Bên cạnh đó trong cuộc sống nhiều gia đình anh em tranh giành quyền lợi, sống thờ ơ, thiếu quan tâm......

* Bài học nhận thức và hành động:

Bài học đáng quý cho tuổi học trò, đừng đòi hỏi người khác quan tâm, chăm sóc mình mà mỗi người cần quan tâm đến mọi người trong gia đình.Biết yêu thương là người giàu lòng nhân ái, lối sống cao đẹp.
25 tháng 5 2021

bạn ơi cho mình hỏi vấn đề là tình yêu thương hay tình cảm gia đình vậy ạ?

 

I. Mở đoạn: Nêu vấn đề việc sử dụng điện thoại không đúng mục đích của học sinh.

II. Thân đoạn:

Điện thoại thông minh là 1 tiện ích công nghệ giúp chúng ta kết nối với thế giới xung quanh và giải quyết vấn đề nhanh chóng, dễ dàng. Nhưng việc sử dụng sai mục đích đang dẫn đến nhiều hậu quả như:

- Vấn đề giảm chất lượng giấc ngủ của học sinh: học sinh dành nhiều thời gian cho điện thoại mà "tiết kiệm" giờ ngủ của mình.

- Vấn đề ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng học tập của học sinh

- Vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh: các vấn đề về mắt và thần kinh khi sử dụng quá nhiều trong ngày.

- Giải pháp:

+ Học sinh cần phải có những thói quen lành mạnh khi sử dụng điện thoại ( quy định thời gian sử dụng điện thoại )

+ Phụ huynh cần có trách nhiệm giám sát việc sử dụng điện thoại của con em mình.

+ Các trường học cần áp dụng chính sách nghiêm ngặt để giúp học sinh giảm thiểu việc sử dụng điện thoại trong lớp học gây phân tán sự tập trung.

+ Giáo dục và nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức.

II. Kết đoạn:

- Chốt lại và nêu bài học nhận thức cho học sinh đang sử dụng điện thoại

- Khuyến khích cộng đồng cùng tham gia chung tay giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại quá mức đối với học sinh.