...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2020

Tham khảo:

Người cha chính là hình ảnh của một cột trụ vững chắc trong gia đình. Cha là “mái” của một căn nhà. Bên ngoài lớp vỏ nghiêm nghị và cũng có thể gọi là lạnh lùng đó, trong lòng cha lúc nào cũng nghĩ về con và lo lắng cho tương lai của con cái. Cha ít khi biểu lộ tình cảm ra ngoài, cha có thể chịu nhiều cực khổ để mong mỏi con có được cơm no áo ấm và được che chở như trong câu ca dao:

“Còn cha gót đỏ như son.

Đến khi cha mất, gót con dính bùn”

Và cha chính là người đã cho tôi những kí ức tuổi thơ thật êm đềm.

Ngày bé, cha hay bế tôi trên vai chạy long nhong khắp sân, đèo tôi trên chiếc xe đạp kêu lọc cọc, tự hào khoe với mọi người rằng tôi là "con gái rượu", cha cũng thường cặm cụi làm cho tôi rất nhiều đồ chơi thủ công xinh xắn. Tôi từng tự hào hãnh diện biết bao nhiêu khi chúng bạn ganh tị với những gì cha làm cho tôi.

Nhưng khi lớn lên, tôi mải miết với những niềm đam mê riêng, có ước mơ, hoài bão và cả những màu sắc khác của cuộc sống. Tôi lao vòng quay ấy nhanh đến nỗi chẳng thể nào nhận ra ai đó từng dắt tay đưa tôi bước qua những nẻo đường thơ bé và lặng lẽ cổ vũ phía đằng sau. Tôi bước đi nhanh và không kịp nhận ra vào một ngày cha chẳng thể nào bước cùng tôi hay dang đôi tay cổ vũ tôi nữa.

Tôi luôn nghĩ đằng sau mình có cha sẵn sàng nâng đỡ những lúc tôi vấp ngã. Tôi nghĩ cha sẽ mãi như thế, tôi tự tin bước đi và không mấy khi nhìn lại. Nhưng tôi đã không hề biết rằng cha cũng có lúc vấp ngã trước sóng gió của cuộc đời. Tôi đã sai khi nghĩ cha lúc nào cũng đủ mạnh mẽ để bao bọc cho mình mà không biết rằng cha cũng là con người, cha sẽ ra đi…

Lời bài hát thật sự khiến tôi vô cùng xúc động:

“Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương

Ngọt ngào như dòng nước tuôn đầu nguồn

Suốt đời vì con gian nan

Ân tình đậm sâu bao nhiêu

Cha hỡi cha già dấu yêu

Và con nhớ mãi những ngày tháng qua

Kỷ niệm năm nào khó phai trong lòng

Nhớ hoài tuổi thơ bên cha

Gian khổ ngày đêm chăm lo

Mong muốn con được lớn khôn.”

Đó là một thông điệp, là một lời nhắn nhủ với những đứa con: Dù năm tháng có qua đi, thì cha luôn ở đây bên con trên cõi đời này, mãi tươi trẻ như tình yêu cuộc sống và tình yêu cho đồng loại.

"Những lời của cha năm xưa

Con nguyện ghi sâu trong tim."

Và, dù bạn là ai thì bạn cũng chỉ có một người cha trên đời.

22 tháng 1 2020

Tham khảo:
Người cha chính là hình ảnh của một cột trụ vững chắc trong gia đình. Cha là “mái” của một căn nhà. Bên ngoài lớp vỏ nghiêm nghị và cũng có thể gọi là lạnh lùng đó, trong lòng cha lúc nào cũng nghĩ về con và lo lắng cho tương lai của con cái. Cha ít khi biểu lộ tình cảm ra ngoài, cha có thể chịu nhiều cực khổ để mong mỏi con có được cơm no áo ấm và được che chở như trong câu ca dao:

Còn cha gót đỏ như son

Đến khi cha mất, gót con dính bùn.

Và cha chính là người đã cho tôi những kí ức tuổi thơ thật êm đềm.

Ngày bé, cha hay bế tôi trên vai chạy long nhong khắp sân, đèo tôi trên chiếc xe đạp kêu lọc cọc, tự hào khoe với mọi người rằng tôi là "con gái rượu", cha cũng thường cặm cụi làm cho tôi rất nhiều đồ chơi thủ công xinh xắn. Tôi từng tự hào hãnh diện biết bao nhiêu khi chúng bạn ganh tị với những gì cha làm cho tôi.

Nhưng khi lớn lên, tôi mải miết với những niềm đam mê riêng, có ước mơ, hoài bão và cả những màu sắc khác của cuộc sống. Tôi lao vòng quay ấy nhanh đến nỗi chẳng thể nào nhận ra ai đó từng dắt tay đưa tôi bước qua những nẻo đường thơ bé và lặng lẽ cổ vũ phía đằng sau. Tôi bước đi nhanh và không kịp nhận ra vào một ngày cha chẳng thể nào bước cùng tôi hay dang đôi tay cổ vũ tôi nữa.


Tôi luôn nghĩ đằng sau mình có cha sẵn sàng nâng đỡ những lúc tôi vấp ngã. Tôi nghĩ cha sẽ mãi như thế, tôi tự tin bước đi và không mấy khi nhìn lại. Nhưng tôi đã không hề biết rằng cha cũng có những khi cần được động viên từ những người con, rằng cha đã quá già để có thể bao bọc cho tôi mãi mãi.

Lời bái hát thật sự khiến tôi xúc động vô cùng:

Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương

Ngọt ngào như dòng nước tuôn đầu nguồn

Suốt đời vì con gian nan

Ân tình đậm sâu bao nhiêu

Cha hỡi cha già dấu yêu

Và con nhớ mãi những ngày tháng qua

Kỷ niệm năm nào khó phai trong lòng

Nhớ hoài tuổi thơ bên cha

Gian khổ ngày đêm chăm lo

Mong muốn con được lớn khôn

Chúc bạn học tốt!

10 tháng 11 2017

Tình bạn cũng như tình cảm gia đình. Chúng ta phải biết lựa chọn một tình bạn (tốt). Chứ ko phải chọn bừa mà chọn bạn (xấu) để chơi. Một tình bạn tốt là luôn (hòa thuận) ,ko được có (tranh chấp). Tình bạn tốt sẽ giúp ta trở thành một người (vui vẻ) và luôn (tự tin). Nếu ta nỡ chọn phải một người xấu để chơi cùng thì các bạn có đoán được sẽ thế nào ko? Các bạn sẽ sống trong (đau khổ) và luôn cảm thấy lo lắng .Nhưng đặc biệt nhất có lẽ sẽ khiến chúng ta trở lên một ngườ (tự ti). Có thể nói rằng tình bạn rất (đẹp), nhưng nếu ta chọn bạn (xấu) thì điều đó sẽ trở thành vô nghĩa.

3 tháng 11 2017

nếu cảnh đẹp đó là gì bộc lộ cảm xúc hay ta kí phancanh đẹp và cảm nhận của em với cảnh là sống

27 tháng 5 2022

help tui ik dg can gap help

 

 

27 tháng 5 2022

link:https://lazi.vn/edu/exercise/1217840/cuoc-thi-em-yeu-yen-bai-que-em-trinh-bay-suy-nghi-cua-minh-ve-tinh-yeu-voi-que-huong-yen-bai-cua-gioi-tre-hien-nay

31 tháng 12 2021

lâu rồi

31 tháng 12 2021

mà tớ có trả lời được đâu

9 tháng 10 2016

(1) câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì Ko đúng

=>Thiếu quan hệ từ

(2) qua câu ca dao ‘‘ công cha như núi thái sơn - nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra‘‘ cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái

=>Thừa quan hệ từ

(3) chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng

=> Sử dụng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

13 tháng 10 2016

(1) Lỗi: Thiếu quan hệ từ

      Sửa: Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa,còn ngày nay thì không đúng.

(2) Lỗi: Thừa quan hệ từ

      Sửa: (Qua) Câu ca dao "....." cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

(3) Lỗi: Sử đụng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

      Sửa: Chim sâu rất có ích cho nông dân vì (để) nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

Nếu thấy đúng thì link ủng hộ mình nha!ok

26 tháng 10 2016

Ca dao,dân ca là một cây đàn muôn điệu của người dân Việt Nam.Những khúc hát tâm tình của quê hương đất nước,của tình cảm gia đình đã thấm sâu vào tâm hồn em qua lời ru ngọt ngào,êm ái của mẹ.một trong những bài ca dao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong long em là bài:
(trích thơ ra nha)
Bài ca dao đã ca ngợi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn,không gì đo đếm được,đồng thời nhắc nhở đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu.
Hai câu thơ đầu là lời ru êm ái của mẹ ru con đc nhân dân viết bằng hai câu ca dao theo cấu trúc song hành nói về công cha nghĩa mẹ.đây là một cách nói vừa cụ thể,vừa biểu cảm:công cha đc so sánh với núi ngất trời,ngọn núi cao đến tận tầng mây xanh không thước gì đo đếm được. nghĩa mẹ đc so sanh với nước ở ngoài biển đông.đó là một nguồn nước bao la vô tận,không bao giờ cạn.núi,biển,trời,nước là hình ảnh vĩ đại,vĩnh hằng đc so sánh với công cha nghĩa mẹ nhằm khẳng định và ca ngợi công cha,nghĩa mẹ la vô cùng to lớn không thể nao kể xiết.
hai câu cuối là lời nhắn nhủ ân tình,thiết tha.hai tiếng "con ơi"làm cho lời ru trở nên ngọt ngào,thấm thía.câu ca dao thứ 3 là một hình ảnh ẩn dụ nhắc lại công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn,bao la như núi cao,như biển rộng. câu ca dao thứ 4 tác giả dân gian đã sử dụng bốn chữ hán "cù lao chín chữ"để nói lên công lao sinh thành,nuôi dưỡng,dạy bảo con cái khó khăn,vất vả,nhiều bề của cha mẹ.nó như muốn nhắc nhở chúng ta phận làm con phải ghi lòng tạc dạ công lao của cha mẹ và đó cũng chính là thực hiện đạo lí : có hiếu
bằng những hình ảnh ẩn dụ,so sánh,cách dùng từ hán việt độc đáo,tác giả dân gian đã thể hiện thành công và xúc động công lao trời biển của cha mẹ ,đồng thời giáo dục chúng ta một bài học về đạo lí làm con vô cung thấm thía và có ý nghĩa

26 tháng 10 2016

Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào mang tên ca dao theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, chùm ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” luôn giữ một vị trí quan trọng. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất, nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn được thể hiện rõ trong bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao:<br /> “Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái.

Còn trong hai câu cuối:<br /> “Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .



Chữ ''Hiếu'' là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như : "Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"