K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2018

Đáp án B 

6 tháng 8 2016

bài tham khảo

Mỗi con người đều có một nhật kí riêng cho đời mình, từ khi sinh ra cho đến khi hóa vào cát bụi. Có người may mắn nhưng cũng có người bất hạnh, may mắn hay bất hạnh đôi khi do bạn nghĩ. Bởi vì bạn không được chọn nơi bạn sinh ra nhưng được chọn cách mình sống như thế nào. Chính cách sống của bạn mới đem lại may mắn hay bất hạnh cho chính bạn. Nơi mình sinh ra không có nghĩa là nơi mình sẽ chết đi. Vì thế chúng ta hãy sống đẹp, sống đúng với chính mình.

Chúng ta ắt hẳn ai cũng có một gia đình, chính gia đình là nơi mình sinh ra. Có gia đình tràn đầy hạnh phúc, tiếng cười, nhưng cũng có gia đình lạnh giá, thậm chí cuộc sống như địa ngục. Có gia đình nghèo hèn suốt đời lam lũ, nhưng cũng có gia đình giàu sang, khi sinh ra bạn đã sống trong nhung lụa. Có gia đình bé nhỏ, thiếu tình thương, bạn sinh ra đã nhận thức được sự đói nghèo và bất hạnh. Dù cho trong gia đình nào thì nơi ấy cũng ảnh hưởng không ít đến bạn, có thể giúp bạn sống tốt hơn nhưng cũng có thể dìm chết bạn. Thế nhưng bạn có quyền chọn “ cách mình sẽ sống”, đó là cách bạn vượt lên hoàn cảnh, thích nghi với cuộc sống. Chính cách sống quy định con người bạn, làm thay đổi hoàn cảnh của bạn. Bạn không được chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống.

Mối người có một cảnh ngộ riêng, đó là điều không thể lựa chọn tùy ý, hay chê trách, hay bác bỏ. Nơi mình sinh ra dù là nông thôn nghèo hay đô thị phù hoa thì nơi ấy chỉ gắn bó với một phần đời của bạn. Bạn không có quyền lựa chọn bởi đơn giản bạn bất lực. Tất nhiên sinh ra trong một gia đình giàu sang, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi ra ra trong một gia đình nông dân nghèo. Khi lớn lên đôi khi mình sẽ ước rằng được sinh ra trong một gia đình khá giả hơn thế nhưng nào có được đâu. Bạn cần phải nhận ra điều đó và vứt bỏ những ham muốn viễn vong. Được sinh ra trong một gia đình nhà giáo ưu tú, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng may mắn tiếp nhận những kiến thức từ gia đình. Hay con của những nhà tài phiệt thì suốt cuộc đời của họ giàu sang, phú quý. Thế nhưng chúng ta đừng vội đố kị, đừng thèm muốn hay suýt xoa. Nếu giáo sư Ngô Bảo Châu không cố gắng, không học hỏi hết mình thì cũng như bao người khác, không bao giờ chạm tới giải thưởng field danh giá. Nếu như con của Bill Gate không làm việc quần quật mà phá gia chi tử như bao quý tử khác thì dù có giàu nức đố đổ vách đến cuối đời vẫn đói trơ xương. Điển hình như người được mệnh danh là công tử Bạc Liêu, cậu cả Huy của Bá Hệ Trạch, giàu đến khinh người thế nhưng chàng công tử này lại sống một đời xa xỉ, buông thả, tiêu tốn hơn tám ngàn tấn vàng để rồi cuối đời phải kiếm sống chật vật bằng nghề xe ôm. Chúng ta thấy đấy, dù sinh ra trong hoàn cảnh nào nhưng cách mình sẽ sống là tùy chúng ta chọn.

Nếu bạn chọn được cách sống tốt bạn sẽ thành công hơn mong đợi. Nếu sinh ra trong gia đình nghèo hèn, vùng quê lam lũ khiến bạn luôn nuôi ý chí thoát nghèo, thoát cảnh đói, thoát khỏi cuộc sống tối tăm thì sớm muộn gì một ngày không xa bạn sẽ chớp lấy cơ hội và trở nên giàu có. Chính cái nghèo đã thúc đẩy bạn trở nên giàu có vì thế không phải mình sinh ra nghèo hèn, bất lợi thì luôn đẩy bạn đến bên vực thẳm. Chính bạn sẽ thay đổi hoàn cảnh của chính mình. Công ty điện tử Sam Sung trước khi vững mạnh thì chỉ là một tiệm bán cá khô. Đấy, chính hoàn cảnh đã thúc đẩy họ lớn mạnh, chính hoàn cảnh đã thúc đẩy bao người vươn lên trong cuộc sống. Giá như bạn sống trong cảnh phú quý, xa hoa, thế nào bạn cũng có suy nghĩ cần gì phải lao động nữa, đó là suy nghĩ cực kì sai lầm. Nếu chọn cách sống ấy thế nào bạn cũng tán gia bại sản. Một số người, một số quốc gia giàu có, sắn sàng chi tiền cho những sự kiện xa xỉ để cuối cùng nợ ngập đầu, điển hình như Hy Lạp. Thế đấy chúng ta cần chọn cho mình cách sống phù hợp để lấy cảnh ngộ mình làm điểm bắt đầu và tiến lên.

Chúng ta cần vượt lên cảnh ngộ của mình, dù nghèo hèn hay giàu sang, chúng ta cần vứt bỏ suy nghĩ cố hữu về cảnh ngộ của gia đình mình. Cảnh ngộ ấy không ảnh hưởng nhiều đến chúng ta. Hãy bắt đầu và tiếp tục lập kế hoạch thoát khỏi cảnh ngộ, phải sống là chính mình. Bạn sống sao, bạn hưởng vậy, ai sống hay hưởng nhờ cho bạn. Hãy vượt lên nghịch cảnh, quẳng gánh lo đi và vui sống.

Chúng ta cần biết rằng: “ Bạn không được chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống”. Vì thế hãy sống cho chính bạn. Chính cách sống bạn chọn sẽ thay đổi cảnh ngộ của chính mình.

1 tháng 9 2019

Không hay nhưng hi vọng bạn đón nhận :)

Cuộc đời giống như một thước phim với sắc màu mà mỗi người chúng ta là nhân vật chính tạo nên những khoảnh khắc quan trọng. Dù ta không được lựa chọn một thước phim hay nhưng chính chúng ta lại được quyền chỉnh sửa nội dung của nó. Vì vậy nên người ta hay nói: "ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng được lựa chọn cách mình sẽ sống"

Không ai có thể lựa chọn cho mình một số phận tốt đẹp, ta chỉ có thể lựa chọn cách sống để tạo ra những may mắn cho chính cuộc đời chúng ta. Nơi ta sinh ra không có nghĩa là nơi bạn kết thúc cuộc đời. Bạn sinh ra nghèo khó nhưng không có nghĩa bạn chết trong nghèo khó. Có người sinh ra đâu được may mắn như những người khác, họ không có một mái ấp tình thương, họ không có điều kiện thuận lợi để trưởng thành. Như vậy không có nghĩa là xấu xa, hèn nhát, bị xem thường. Cái mà xã hội đánh giá và nhìn vào là cách bạn sống thế nào, nỗ lực ra sao và vươn lên giữa bùn lầy bằng cách nào. Có lẽ cách sống là thứ quy định con người bạn, làm thay đổi điểm xuất phát vốn không được tốt đẹp. Vả chăng ta không thể chọn được chọn bố mẹ sinh ra ta, không được thành phố ta sinh sống, nếu điều đấy có thể xảy ra thì biết bao trẻ em Châu Phi đã muốn thay đổi định mệnh trước khi chúng chào đời.

Tuy hoàn cảnh sống là một bước đệm, là bàn đạp để bạn phát triển. Ai có bàn đạp tốt có thể chạy xa hơn, nhanh hơn, ai có bàn đạp tệ, họ phải nỗ lực gấp bội lần. Nhưng hãy nhớ rằng mọi thứ chỉ mang tính tương đối, có những người không có hoàn cảnh tốt họ vẫn có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai gần. Nhất là những đứa trẻ nhà nghèo vượt khó, chúng đối mặt với khó khăn bằng sự kiên cường, đối diện với giọt mồ hôi của cha bằng những tấm bằng khen quý giá, chúng thương bờ vai gầy của mẹ bằng những đêm dài bên bàn học đến tận khuya. Trong cuộc sống ai cũng có quyền được hạnh phúc, sung sướng và vui vẻ, đó là quyền sống của con người từ khi họ xuất hiện trên thế gian này. Nhưng trong xã hội hiện nay vẫn có những đứa trẻ đáng thương chưa thành hình đã bị mẹ chúng tước đoạt mất quyền sống hoặc bị vứt bỏ một cách tàn nhẫn. Hay những đứa bé xấu số phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh, mang trong mình căn bệnh chất độc màu da cam. Tuy vậy, những đứa trẻ ấy không vì thế mà chịu đau khổ, bằng ý chí nghị lực của mình các em đã vươn lên trở thành những người có ích cho xã hội. Có lẽ chính những hoàn cảnh khó khăn đã khiến con người trở nên mạnh mẽ hơn, nghị lực hơn và sống có ích hơn. Người ta thường nói rằng: "Sông có khúc, người có lúc", vì vậy sẽ không có ai cứ mãi đau khổ, không có ai cứ mãi hạnh phúc, chỉ là chúng ta làm thế nào để vượt qua những lúc khó khăn và làm thế nào để tận dụng những may mắn và hạnh phúc khi cuộc đời cho bạn. Hãy luôn nhớ rằng đời ta phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Số phận lựa chọn con người, thì con người phải tìm cách để thay đổi số phận để cuộc sống của chúng ta không bị chi phối bởi những điều tưởng chừng khó có thể thay đổi, hãy luôn là người làm chủ, làm chủ chính cuộc sống của mình.

Chúng ta ai ai cũng sẽ hiểu về câu nói: "Bạn không được chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống". Vì vậy hãy sống cho chính bản thân mình, chống lại nghịch cảnh để có thể thay đổi được điểm xuất phát khó khăn.

Cô Nguyễn Thu Hương dò giùm em nhé !

#Walker

9 tháng 6 2016

Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. “Lí tưởng” là gì? Đó chính là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ngọn đèn”, đó là một vật dùng để thắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh. “Phương hướng kiên định” chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn-xtôi mang một ‎nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng cho mình một lý tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất. “Lý tưởng” rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi chốn. Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu học để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu cố gắng. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi không xác định được lý tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao khi con người ta sống thiếu “lí tưởng”. Thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình. Vậy một người có lý tưởng là người như thế nào? Đó chính là người luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tuỵ với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện rõ thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiên bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi khi lí tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định và có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiên chứ không như nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh…Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời “tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững”. Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên đã khác đi rất nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên sẽ có cho mình một lí tưởng riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi người nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lý tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá nhân. Vì thế thanh niên ngày nay cần có mộtlý tưởng chung là: không ngừng phấn đấu vì một đất nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Mà muốn có được những lí tưởng có ‎ nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi người nhất là thanh niên học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã xác định được cho mình mục đích của việc học tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khả năng của mình có thực hiện được hay không. Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên của những người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một “phương hướng kiên định” cho chính mình. Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con người có chung một lí tưởng cao đẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người.

            Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều ‎nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lý tưởng đối với mỗi người qua việc ví lý tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lý tưởng để thực hiện trong cuộc đời, em cũng vậy, em sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành lý tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lý tưởng cuộc đời..

12 tháng 6 2016

Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. “Lí tưởng” là gì? Đó chính là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ngọn đèn”, đó là một vật dùng để thắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh. “Phương hướng kiên định” chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn-xtôi mang một ‎nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng cho mình một lý tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất. “Lý tưởng” rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi chốn. Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu học để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu cố gắng. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi không xác định được lý tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao khi con người ta sống thiếu “lí tưởng”. Thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình. Vậy một người có lý tưởng là người như thế nào? Đó chính là người luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tuỵ với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện rõ thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiên bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi khi lí tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định và có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiên chứ không như nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh…Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời “tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững”. Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên đã khác đi rất nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên sẽ có cho mình một lí tưởng riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi người nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lý tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá nhân. Vì thế thanh niên ngày nay cần có mộtlý tưởng chung là: không ngừng phấn đấu vì một đất nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Mà muốn có được những lí tưởng có ‎ nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi người nhất là thanh niên học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã xác định được cho mình mục đích của việc học tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khả năng của mình có thực hiện được hay không. Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên của những người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một “phương hướng kiên định” cho chính mình. Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con người có chung một lí tưởng cao đẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người.

            Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều ‎nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lý tưởng đối với mỗi người qua việc ví lý tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lý tưởng để thực hiện trong cuộc đời, em cũng vậy, em sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành lý tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lý tưởng cuộc đời..

22 tháng 10 2016

Tình bạn là tình cảm thiêng liêng của con người trong xã hội. Ngoài tình cảm gia đình thì tình bạn là thứ tình cảm quan trọng, có sức ảnh hưởng và nâng đỡ mỗi chúng ta trên đường đời. Trong cuộc sống, không ai là không có bạn cả. Người nào càng có nhiều bạn bè thì người đó càng hạnh phúc và có cơ hội thành đạt cao. Các cụ có câu:”Giàu vì bạn, sang vì vợ” là ở lẽ đó.Người bạn hèn nhát là người sẽ đến bên ta khi ta thành công và bỏ mặc ta khi ta lâm vào nguy khó (khi ta thành công, có quá nhiều"bạn" chúng ta ko thể phân biệt rõ ràng được)
- Kẻ thù là người mà chúng ta luôn phòng bị và sẵn sàng chiến đấu với
=> Chúng ta luôn đề phòng kẻ thù vì trước mặt chúng ta, họ đã thể hiện rõ bản chất còn với những người bạn hèn nhát thì ko. Chúng ta ko những ko đề phòng mà luôn tin tưởng ở họ => Chúng ta dễ dàng gặp thất bại một khi những người bạn hèn nhát kia bán đứng chúng ta

22 tháng 10 2016

Tình bạn là tình cảm thiêng liêng của con người trong xã hội. Ngoài tình cảm gia đình thì tình bạn là thứ tình cảm quan trọng, có sức ảnh hưởng và nâng đỡ mỗi chúng ta trên đường đời. Trong cuộc sống, không ai là không có bạn cả. Người nào càng có nhiều bạn bè thì người đó càng hạnh phúc và có cơ hội thành đạt cao. Các cụ có câu:”Giàu vì bạn, sang vì vợ” là ở lẽ đó.Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có hạnh phúc khác chăng nữa.Hãy mang lại hạnh phúc cho người khác, bạn sẽ hưởng hạnh phúc. Hãy mang lại sự bình an cho người khác bạn sẽ hưởng sự bình an. Mang lại sự đau khổ cho người khác, bạn sẽ nhận lại sự đau khổ.Đừng bao giờ thổ lộ hết với bạn bè vì có ngày họ có thể biến thành thù nên nhân đó sẽ hại anh. Cũng đừng bao giờ đối xử tàn tệ với kẻ thù đến độ họ không thể trở thành bạn anh vào một ngày nào đó.

5 tháng 1 2023

Câu 1 :

Dàn ý :

A, Mở bài

- Nêu vấn đề cần nghị luận

VD : Con người trong cuộc sống khi sinh ra ai cũng có sự sợ hãi vô thức trong tâm trí. Đó là một phản ứng bình thường ở mỗi con người. Và nó mặc dù không cần thiết nhưng vẫn phải có ở mỗi con người.

B, Thân bài

- Giải thích khái niệm

+ Sợ hãi là gì?

+ Biểu hiện của sự sợ hãi

+ Tác hại

+ Nguyên nhân

+ Phản biện

- Biện pháp để khắc phục sự sợ hãi

C. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận

- Liên hệ với bản thân

 

(Đây là dàn ý cho bạn tham khảo để viết bài)

 

5 tháng 1 2023

Câu 2 nữa bạn ơi :( 

24 tháng 6 2016

Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình phải thật mạnh mẽ. Thế nhưng không phải ai cũng biết định nghĩa thế nào là kẻ mạnh. Thường người ta chỉ quan niệm rằng kẻ mạnh là kẻ đánh bại được nhiều người, là kẻ có uy quyền áp đảo được người khác, khiến người khác phải sợ hãi. Song thực tế không phải như vậy. Kẻ mạnh phải là kẻ biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân. Như nhà văn Nam Cao đã quan niệm: “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. “Kẻ mạnh” – hai tiếng tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực sự không mấy ai hiểu được trọn vẹn ý nghĩa sâu sắc của nó. Vậy thực sự kẻ mạnh là kẻ mang trong mình những phẩm chất gì ? Làm thế nào để có thể trở thành kẻ mạnh trong cuộc sống này? Mạnh ở đây được hiểu theo nghĩa là mạnh mẽ. Kẻ mạnh ở đây chính là con người mạnh mẽ, con người dám sống và sống có bản lĩnh trước sự cám dỗ của cuộc sống và thói ích kỉ của chính bản thân mình. Kẻ mạnh cũng là kẻ dám giữ gìn danh dự, lương tâm của mình, không để nó vấy bẩn hay có chút tì vết nào. Hai tiếng “kẻ mạnh” được Nam Cao đặt trong sự đối lập với quan niệm của nhiều người trong cuộc sống như một tâm sự đau đớn của nhà văn trước thực trạng đạo đức suy thoái, ở đó người ta ghen ghét, cạnh khóe, đố kị nhau, ở đó người ta bán rẻ danh dự, nhân phẩm của mình vì những mục đích tầm thường. Trên hết người ta có thể dùng thủ đoạn để giành lấy quyền lực, tiền bạc, danh vọng – những thứ mà người ta tin rằng sẽ mang lại sức mạnh. Nhưng liệu sức mạnh có thể đến được từ việc đánh bại kẻ khác, chà đạp, hủy diệt kẻ khác vì những mục đích tham vọng tầm thường? Chắc chắn là không. Bởi không ai nhìn nhận một kẻ là chiến thắng khi họ đánh bại đối thủ của mình bằng thủ đoạn xấu. Kẻ chiến thắng chỉ có thể là kẻ vượt lên được chính bản thân mình, vượt lên được những ham muốn nhỏ nhen ích kỉ của bản thân để giữ gìn danh dự, lương tâm làm người của mình. Là con người chắc hẳn ai cũng đã có lúc bị những cám dỗ trong cuộc sống khiến mình phân vân như đứng trước ngã ba đường. Nhưng kẻ mạnh mẽ là kẻ không để những cám dỗ – phần xấu trong con người mình điều khiển, sai khiến để đi vào con đường bất lương, con đường mà một khi đã dấn thân thì không còn có thể quay lại được. Thực tế vẫn có những kẻ luôn tự dối lừa mình để lấp liếm bản chất xấu xa, nhỏ nhen, ích kỉ. Và họ tìm mọi cách để đánh bại kẻ khác dù bằng những thủ đoạn hèn hạ nhất để che đậy bản chất yếu đuối của mình. Những con người như vậy thường dễ ngủ quên trên chiến thắng và bị đánh bại. Một khi đã bị đánh bại họ sẽ lộ rõ bản chất yếu đuối của mình và không có đủ nghị lực để đứng dậy và bước tiếp. Do đó ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ” Sức mạnh của con người chỉ có thể có được từ lòng nhân ái, đức hi sinh trong cuộc sống. Giống như người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Đó là một con người mạnh mẽ, mạnh mẽ không phải vì có thể chịu đưng được đòn roi của người chồng. Sức mạnh của con người đó thể hiện ở lòng vị tha, sự nhân hậu, sẵn sàng chịu đựng được tất cả vì con cái – những đứa con trên thuyền quanh năm thiếu đói Nam Cao là một nhà văn thích triết lí và những triết lí của ông mang một ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Quan niệm này cũng vậy, một triết lí làm người vô cùng đúng đắn được đưa ra từ một điều tưởng chừng như một nghịch lí của cuộc sống. Nó không chỉ có ý nghĩa trong xã hội cũ mà còn có ý nghĩa cho tới tận hôm nay. Như chúng ta đã biết, trong vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, có không ít người vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác, chiếm đoạt những thứ không phải của mình có khi bằng những thủ đoạn vô cùng xấu xa hèn hạ. Hiểu được quan niệm của Nam Cao cũng đồng nghĩa ta thấy được sức mạnh của lòng nhân ái, từ đó phê phán một cách nghiêm khắc lối sống ích kỉ. Đồng thời cần đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng dám hi sinh lợi ích của bản thân cho người khác. Tuy nhiên có một câu hỏi được đặt ra là: Vậy, những biểu hiện nào của lối lống “giẫm lên vai người khác” mà ta cần lên án? Tục ngữ có câu: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, chỉ những kẻ sống coi trọng vật chất, dùng sức mạnh vật chất để áp đảo, lấn lưới công lí. Và thực lế trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều người như vậy – những con người thích dùng tiền để đoạt lấy lợi ích cho mình. Đặc biệt vấn nạn chạy chọt đang trở thành một vấn đề đáng báo động trong đời người xã hội hiện nay. Người ta chạy chọt từ những việc nhỏ như xin biển số xe đẹp, xin không bị giữ xe khi vi phạm luật giao thông cho đến việc xin điểm,xin việc.. Dường như xã hội hiện nay đâu đâu cũng hiện lên chữ “xin”. Xin xỏ, hối lộ đang trở thành một căn bệnh thâm căn cố đế trong con người Việt Nam, gây suy thoái nghiêm trọng đạo đức của con người. Chúng ta ngày càng nhìn thấy nhiều hành động đi ngược lại công lí: những kẻ tham ô hàng nghìn tỉ đồng, những kẻ lén lút xả nước thải xuống sống trong suốt nhiều năm liền… Chúng ta phán những kẻ dùng sức mạnh đồng tiền để lấn át công lí nhưng cũng không thể không lên án những kẻ đang nắm trong tay “sức mạnh” mà phản bội trách nhiệm mà xã hội giao phó cho họ. Không chỉ có vậy, “giẫm đạp trên vai người khác” còn có thể hiểu là một lối sống vụ lợi, tham vọng tầm thường, sẵn sàng chà đạp, hủy diệt đồng loại vì lợi ích nhân như trong câu tục ngữ “cá lớn nuốt cá bé”. Lịch sử đã từng chứng kiến những kẻ “tà đạo”, vì muốn phục vụ cho lợi ích giai cấp của chúng đã thiêu chết thiên văn vĩ đại Brunô – người đã kiên cường bảo vệ thuyết Nhật tâm cho đến cả thân mình đỏ rực trong ngọn lửa bạo tàn. Nhưng lịch sử cũng chứng kiến từ đây một cuộc cách mạng trong nhận thức của loài người. Và lịch sử đã lên án những kẻ vì mục đích hèn hạ của mình mà tiêu diệt đồng loại, thiêu rụi chân lí. Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn phải chứng kiến những hành động dã man mà tưởng chừng như chỉ có trong thời kì hoang dại của loài người. Những kẻ khủng bố đang từng ngày gieo rắc tai họa khắp nơi trên thế giới, đang lên tiếng thách thức tất cả chúng ta. Rồi những vụ giết người vô cùng man rợ xuất hiện khắp nơi cảnh báo về sự suy thoái đến mất hết nhân tính của con người. Chưa thể dừng lại ở đó, chúng ta còn phải lên tiếng để phê phán những con người chỉ biết sống cho bản thân, không quan tâm đến người khác. Bởi chính việc “mạnh ai nấy sống” chính là nguyên nhân dẫn tới lối sống vụ lợi, ích kỉ đặc biệt nhiều trong giới trẻ hiện nay. Một số bạn trẻ dường như đã quên đi trách nhiệm cộng đồng của mình suốt ngày chỉ vùi đầu vào những trò chơi vô bổ, những trang web đen trên mạng internet. Nhưng điều đáng nói là nhân cách một số bạn trẻ đã bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực trong các game Online, dẫn tới nhiều vụ cướp của thậm chí là đâm chém của học sinh. Đó là biểu hiện của một lối sống ươn hèn, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí để vươn lên. Thiết nghĩ quan niệm của nhà văn Nam Cao chính là cách sống cần thiết cho mỗi chúng ta hiện nay. Bởi sức mạnh của lòng nhân ái không chỉ đến với những người cần ta giúp đỡ. Nó còn đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui hứng khởi để bắt đầu một ngày mới với một sức mạnh mới để vươn lên một tầm vóc mới. Đó là cội nguồn của sức mạnh chân chính.

 

24 tháng 6 2016

e ms lp 7 ak chj

9 tháng 6 2016
gợi ýI. Mở Bài

Mỗi con người sinh ra trên thế gian này đã là một niềm hạnh phúc vĩ đại. Nhưng sinh ra để sống trong vô nghĩa thì cái diễm phúc lớn lao kia lại trở thành một thứ bi kịch chua xót. Ý nghĩa cuộc sống - điều làm nên hạnh phúc thực sự, để hạnh phúc tồn tại lâu bền nhất lại chỉ vang lên nhịp đập của nó khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tình yêu thương. Dường như quy luật ấy đã trở thành muôn thưở và là chân lý của cuộc sống. Cũng bởi lẽ trên, đã có ý kiến cho rằng: "Tình thương là hạnh phúc của con người.

II. Thân Bài

Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng: ' Tình Thương Là Hạnh Phúc của Con Người ''.

Đó cũng chính là 1 chân lí vĩnh hằng của cuộc sống. Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người,gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương - đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng - là tình cảm chỉ trao đi mà ko cần nhận lại, ko vụ lợi,ko toan tính.

Có thể nói, tình thương là 1 thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người.Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim - cái được goi là niềm hạnh phúc.

Hạnh phúc là gì ? Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh phúc. Người ta có thể cảm nhận dc hạnh phúc nhưng để mô tả nó 1 cách rõ ràng thì ko phải là 1 điều đơn giản.Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là 1 trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.Nhưng đó ko chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả 1 tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao.

Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận dc 1 sự giúp đỡ hay 1 lời chia sẻ chân thành.Đối với nhìu người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời.

'' Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Ta có thêm ngày nữa để yêu thương '' (Trịnh công Sơn)

Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi. Sự thật là có 1 mối liên hệ ko thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương.Con người ko thể sống hạnh phúc mà ko có tình thương Tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn.

Trong ''Những người khốn khổ'' (V.Huy-gô), triết lí tình thương của nhân vật Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao,thay đổi số phận và giáo hóa con người. Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên 1 triết lí: ''Trong đời chỉ có 1 điều, ấy là yêu thương nhau''.

Ko chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi bạn giúp đỡ 1 bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn. có phải bạn đang vui...?!?.Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu thương 1 cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi: khổ đau dc san sẻ sẽ vơi nữa, còn hạnh phúc dc san sẻ sẽ nhân đôi.

Thomas Merton đã từng nhận xét: ''Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác - 1 tình yêu ko vị kỉ, ko đòi hỏi phải dc đền đáp''

Đúng vậy, được yêu thương là 1 hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là 1 hạnh phúc lớn hơn. Tình thương mang lại hạnh phúc cho con người.Đó chính là lí do tại sao mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta phảu biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội.''Cái đẹp cứu vớt thế giới''(Đốtx-tôi-ép-xki).

Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người.Cần biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người khác.

III. Kết Bài

Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng:'' Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống - bởi vì bạn chỉ có 1 lần sống duy nhất mà thôi!''Thế còn bạn thì sao? tôi thì sao? Liệu chúng ta có biết nhận ra những điều tương tự? mỗi ngày chúng ta có 24h để sống, để yêu thương, để phát hiện những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Hãy cho đi tình thương để có thể cảm nhận cuộc sống 1 cách đầy đủ nhất, tuyệt vời nhất, tròn vẹn nhất, bạn nhé...

9 tháng 6 2016

Bài làm tham khảo

“Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống… đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn,thử thách đó chính là tình yêu thương”. Sự ân cần, ấm áp cảu tình thương thật đẹp! Với tình thương đó,chúng ta có thể chia sẽ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng ta trong lúc khó khăn bởi vì nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương chúng ta cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ:” Tình thưong là hạnh phúc của con người”.

Trên thế gian này, có rất nhiều cách để định nghĩa tình thương nhưng nhìn chung tình thương yêu là một cảm giác đến từ sự chân thành cảu trái tim, nó vô cùng đơn giản, mộc mạc, không mang những mưu toan, tính toán và tình thương hiện diện khắp mọi nơi. Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng hay đơn giản chỉ là sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì mà tình thương yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau.

Xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con ngừoi luôn phải chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình thương yêu giữa người và người bị mất đi. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tham gia các chiến dịch “Mùa hè xanh”, “Hoa phượng đỏ” để giúp đỡ những người kém may mắn.Các bạn không quản khó khăn để mangcon chữ đến cho các bạn vùng sâu vùng xa. Hay như bản thân chúng ta, khi Trung thu đến ta vẫn thường quyên góp lồng đèn giúp các em nhỏ vui tết Trung thu. Tất cả những điều đó đã phần nào chứng minh cho tình yêu luôn hiện hữu ở tất cả mọi nơi. mặt khác tình thương còn là tấm lòng người mẹ, ngừoi cha, người ông, người bà, … đối với con cháu. Họ cả đời lo lắng, chăm sóc, dành những gì tốt nhất cho người thân yêu. Thế đấy, sự thương yêu muôn màu muôn vẻ với muôn nghìn sự thể hiện. Nó tồn tại ở khắp mọi nơi và trong nhiều mối quan hệ từ bạn bè, gia đình đến xã hội.

Thế nhưng tấm huy chưong nào cũng có mặt trái của nó, tình yêu cũng vậy. Nếu chúng ta không đặt đúng chỗ, không mang đến cho những người cần thì nó sẽ trở thành một tác nhân xấu cho gia đình và xã hội. Ví như một người mẹ thì lúc nào cũng yêu thương con nhưng nếu người mẹ đó lầm tưởng rằng yêu thương là cưng chiều thì sớm muộn đứa con ấy sẽ trở nên hư hỏng vì chúng cho rằng chúng là nhất.

Không những thế, cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có kẻ xấu. Tuy xã hội có rất nhiều người tình yêu thương vô bờ đối với mọi người xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ.Những người đó chỉ biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đến bất cứ ai. Họ không hề biết rằng cuộc đời là tập hợp của rất nhiều số phận may mắn, bất hạnh. Vì vậy những số phận may mắn cần dang rộng vòng tay yêu thương để giúp đỡ những số phận bất hạnh, giúp họ vượt qua khó khăn của cuộc đời.

Trên thế gian này, không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh của trái tim, mở rộng tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi ngừoi. Vì như ta không những hạnh phúc đến cho mọi ngừơi, cho chính mình mà còn giúp những người bất hạnh hiểu rằng thế giới này vẫn vô cùng ấm áp tình người.

5 tháng 6

bạn than khảo:

Sự nguội lạnh trong tình yêu có thể mang lại những hậu quả đau lòng và ảnh hưởng sâu sắc đến cả hai bên trong mối quan hệ. Đầu tiên, nó có thể làm tổn thương lòng tự trọng và sự tự tin của người bị bỏ rơi, khi họ cảm thấy bị lạc hậu và không đáng được yêu thương. Đau đớn từ sự tổn thương này có thể kéo dài và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và tinh thần của họ.Hậu quả khác của sự nguội lạnh trong tình yêu là gây ra sự phân ly và xa cách giữa hai người. Mối quan hệ mất đi sự gắn kết và sự hiểu biết, dẫn đến việc mất đi lòng tin và giao tiếp không hiệu quả. Điều này có thể tạo ra một vòng lặp tiêu cực, khi mỗi bên cảm thấy cô đơn và bất lực hơn trong mối quan hệ.Ngoài ra, sự nguội lạnh trong tình yêu cũng có thể dẫn đến sự suy giảm của tình cảm và hấp dẫn giữa hai người. Khi không còn sự chăm sóc và quan tâm từ đối phương, lòng yêu thương dần mất đi và thay vào đó là sự lạnh nhạt và xa cách.Tuy nhiên, không phải lúc nào sự nguội lạnh cũng mang lại hậu quả tiêu cực. Đôi khi, nó có thể là cơ hội để hai người tự nhìn nhận và cải thiện mối quan hệ của mình. Sự nguội lạnh có thể là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đang gặp khó khăn và cần sự chăm sóc và đầu tư hơn từ cả hai phía.Tóm lại, sự nguội lạnh trong tình yêu có thể gây ra những hậu quả đau lòng và ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ. Tuy nhiên, nó cũng có thể là cơ hội để hai người hiểu rõ hơn về nhau và cải thiện mối quan hệ của mình, nếu họ có đủ lòng chân thành và quyết tâm.

#tsubaki

1 tháng 9 2016

1. Giải thích: 

–  “Kẻ xấu”: là những kẻ có tâm địa độc ác.

–  “Lời nói và hành động của kẻ xấu”: những lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan giá hoạ, những hành động côn đồ hung ác làm tổn hại đến người khác.

–  “Người tốt”: người nhân hậu, không làm gì tổn hại người khác…

–  “Im lặng”: không hành động, phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu hoặc thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của những người xung quanh.

–  “Sự im lặng của cả người tốt”: thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, lạnh lùng, vô cảm của những người vốn nhân hậu, không biết làm những hành động sai trái…. Đây cũng là một cách ứng xử tiêu cực

-> Nội dung câu nói: Bày tỏ thái độ phê phán với những kẻ có tâm địa độc ác dùng lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan và có những hành động côn đồ hung ác làm phương hại đến những người khác; những người có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bất công, đau khổ của những người xung quanh.

2. Phân tích, chứng minh:

 

– Đây là câu nói đầy tâm huyết của một người suốt đời phấn đấu vì quyền con người.

– Câu nói nêu đúng thực trạng đau lòng đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội, đặc biệt là thời điểm hiện nay.

– Câu nói cho thấy người nói thấu hiểu sự nghiêm trọng của thực trạng đó với đời sống con người. Vì:

+ Những lời vu cáo bịa đặt, những lời mạt sát xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, những lời gièm pha…không chỉ làm tổn thương họ mà cũng làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất đoàn kết trong tập thể…

+ Những hành vi côn đồ độc ác, ném đá giấu tay làm tổn hại tinh thần, thể xác và tài sản của con người, gây tâm lý bất an, hoang mang trong xã hội.

+ Thái độ thờ ơ trước những sự việc, những hành động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, trái pháp luật, sự vô cảm của con người khiến cái ác lộng hành thống trị xã hội, người tốt, người đáng thương không được bênh vực sẽ bi quan, chán nản, thiếu niềm tin, đạo đức con người bị băng hoại, kìm hãm sự phát triển của xã hội.

+ Vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau người khác dần làm mất nhân cách của chính mình, nhân lên căn bệnh vô cảm ở mọi người trong xã hội.

– Câu nói nhắc nhở mọi người hướng đến một lối sống tích cực: sống có trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ với những đau khổ, bất hạnh của người khác cũng như kiên quyết đấu tranh chống lại những hành động làm tổn hại đến nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của những người xung quanh, chống lại bệnh thờ ơ, vô cảm.

3.  Bài học về nhận thức và hành động: 

– Bản thân cần nhận thức sâu sắc về sự nguy hại của những lời nói, hành động của kẻ xấu và sự thờ ơ, vô cảm.

– Rèn luyện cho mình lối sống tích cực, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ xấu và lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm