Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những từ “cậy”, “lạy”, “thưa”: thể hiện thái độ cầu xin, khẩn thiết của người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Thúy Kiều đã dành sự tôn trọng đặc biệt cho người em gái mà mình nhờ vả.
⇒ Cách mở đầu của Thúy Kiều thể hiện sự tin tưởng, dằn vặt, ngập ngừng với câu chuyện “trao duyên” sắp bày tỏ với Thúy Vân.
Diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều được thể hiện trong đoạn trích:
* Trước cuộc hầu rượu, hầu đàn:
- Độc thoại nội tâm: Thúy Kiều bất ngờ, choáng váng, hoang mang khi nhận ra mưu kế đánh ghen lạ đời, cao tay, nham hiểm của Hoạn Thư và tình cảnh oái oăm, ngang trái của mình: “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”, “Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi”; nghệ thuật độc thoại nội tâm (12 dòng, vừa tự vấn, vừa tự khẳng định; bộc lộ niềm hoang mang, không phải lời nửa trực tiếp.)
- Lời miêu tả của người kể chuyện: Miêu tả tâm lí Thuý Kiều “Bước ra một bước một dừng,/ Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa./ Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ/ Ruột tầm đòi đoạn như tơ rối bời./ Sợ uy dám chẳng vâng lời,/ Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.”
* Trong cuộc hầu rượu, hầu đàn: Cảm thấy ngượng ngùng, đau khổ, ê chề, nhục nhã.
- Hầu rượu: ”Vợ chồng chén tạc chén thù,/ Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi./ Bắt khoan bắt nhặt đến lời,/ Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.”
+ Gián tiếp miêu tả Thuý Kiều qua sự tương phản giữa hành động bên ngoài và bên trong của vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh: Thuý Kiều lâm vào tình trạng mắc kẹt, tột cùng sợ hãi, choáng váng, đau đớn, nhục nhã.
- Hầu đàn:
+ Người kể chuyện tả tâm trạng: ”Nàng đà tán hoán tề mê,/ Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.”
+ Người kể chuyện tả tiếng đàn và tác động não nùng của tiếng đàn: ”Bốn dây như khóc như than,/ Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng./ Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.”
* Sau cuộc hầu rượu, hầu đàn: Sự song song tương phản “tay ba”:
- Hoạn Thư: ”Tiểu thư trông mặt dường đà cam tâm/ Lòng riêng khấp khởi mừng thầm, độc thoại nội tâm: Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay.”
- Thúc Sinh: “Sinh thì gan héo ruột đầy,/ Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng” (2 dòng).
- Thuý Kiều: Sau lời dẫn là độc thoại nội tâm: "Bây giờ mới rõ tăm hơi ... Bể sâu sóng cả có tuyển được vay?” (10 dòng) và cuối cuộc hầu rượu, hầu đàn: “Một mình âm ỉ đêm cháy,/ Đĩa đầu vơi, nước mắt đầy năm canh” (2 dòng).
Ý kiến cá nhân: Truyện viết nhiều về ma và thuyền ma nên không khí vừa có cảm giác ghê sợ, vừa có không khí gần gũi của tình làng nghĩa xóm với người đã khuất. Cảm xúc của người đọc cũng thay đổi từng phần theo câu chuyện.
Nhan đề góp phần bộc lộ nội dung đoạn trích: cái chết của cụ cố Tổ đã đem lại cho cả gia đình này một niềm hạnh phúc hoan hỉ. Cái chết của cụ cố tổ đem đến hạnh phúc,sung sướng cho tất cả con cháu,người thân và bạn bè,niềm hạnh phúc đó to lớn đến mức nó cự tự phát bung ra,tràn trề,không kìm nén lại được. Bởi cụ cố tổ làm di chúc là sau khi cụ chết mới được chia gia tài. Cái chết của cụ khiến cho cái chúc thư kia thực sự “bắt đầu đi vào giai đoạn thực hành chứ không còn là lý thuyết suông nữa”,do đó ai cũng hạnh phúc. Ông Phán mọc sừng sẽ có thêm vài nghìn đồng nhờ giá trị của đôi sừng hươu trên đầu. Cụ cố Hồng hoan hỉ nghĩ đến lúc cụ mặc bộ đồ xô gai. Văn Minh thì thầm kín sung sướng vì chúc thư được thực hiện thì ông được chia một tài sản lớn. Bà Văn Minh và ông Typn thì sung sướng vì những bộ độ của tiệm may Âu Hóa được dịp lăng xê…nghĩa là mỗi thành viên trong gia đình này đều có những “hạnh phúc” cho riêng họ.
Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” (niềm vui, niềm hạnh phúc của một gia đình có tang):
- Chứa đựng mâu thuẫn trào phúng.
- Hàm chứa tiếng cười chua chát của nhà văn.
- Kích thích trí tò mò của người đọc.
- Phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.
- Các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện ở đoạn này có được Pê-xcốp đáp lại.
- Căn cứ: Thông qua lời thoại của giám mục Cri-xan-phơ “...con cũng biết đôi chút chăng, có nghe nói đến không? Có biết thánh thi không? Thế thì tốt! Cả những bài cầu nguyện nữa à? Đấy, thấy chưa! Lại còn sự tích các thánh nữa à? Bằng thơ à? Chú bé của ta biết nhiều đấy” hay “những vần thơ tuyệt diệu phải không, chú bé?” . Thêm vào đó, qua chi tiết tác giả diễn tả “giám mục nói khi tôi dừng lại vì quên một câu thơ nào đó” …
Văn bản | Đề tài
| Câu chuyện | Sự kiện | Nhân vật |
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự | Câu chuyện về “chứng tích thời đại” là căn nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự và vẻ đẹp con người của cụ Phan Bội Châu. | Quỳnh và Tuấn đã có dịp tới thăm nhà cụ Phan Bội Châu, được tận mắt trông thấy cụ, được cụ trò chuyện, hỏi han, chỉ dạy về tinh thần yêu nước. | Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, thành phố Huế, vào năm 1927 | - Tuấn - Quỳnh - Cụ Phan Bội Châu. |
Tôi đã học tập như thế nào? | Sự quan trọng của việc tự học và đọc sách. | Pê-xcốp hồi tưởng về quá khứ nghịch ngợm, bồng bột khi còn nhỏ của mình, sau đó trở về với thực tại, kể cho người đọc về động cơ khiến bản thân mình thay đổi tốt hơn từng ngày: đó là nhờ vào việc tự học và tự đọc sách. | - Nhân vật Pê-xcốp hồi tưởng về kí ức đi học của mình. - Nhân vật Pê-xcốp khi trưởng thành, nhìn nhận lại bản thân mình và chia sẻ với người đọc suy nghĩ của mình | - Nhân vật Pê – xcốp. - Đức giám mục Cri-xan-phơ |
Xà bông “con vịt” | Tinh thần yêu nước, yêu quê hương, luôn muốn đất nước và cuộc sống trở nên tốt đẹp, phát triển hơn của nhân dân Nam Kỳ. | Ông Cai Tuất cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì có người chỉ điểm của Pháp đã khiến cho những cơ sở sản xuất như ông Tuất bị đàn áp, không kinh doanh nổi. | - Cai Tuất trả lại chức vụ đang làm của mình, quyết định cùng với một số nhân sĩ trí thức cùng nhau mở một cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt”. - Ông Tuất bắt đầu mở xưởng sản xuất kinh doanh. - Ông cùng với chủ nhà máy Dương cùng trò chuyện về cuộc vận động Minh Tân. Cả hai ông đều có mong muốn canh tân lại đất nước. - Những sản phẩm đầu tiên của hãng xà bông của ông Tuất đã ra lò. - Trần Bá Thọ chính là chỉ điểm cho bọn Pháp, nên sau đó chúng đã đàn áp và thu lại tất cả những cơ sở sản xuất xà bông của hội Minh Tân. - Trước khi bọn thực dân Pháp đến, ông Tuất đã đốt xưởng sản xuất của mình. | - Cai Tuất - Trần Chánh Chiếu |
Phần | Sự kiện | Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật |
Phần 1 (chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình) | - Chiều sương, chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình. - Chàng nài nỉ lão kể chuyện đi biển, đặc biệt là chuyện đi biển gặp ma. - Lão Nhiệm Bình kể một số mẩu chuyện nhỏ rồi bắt đầu kể câu chuyện đi biển gặp bão tố và chiếc “thuyền ma”. | - Chàng trai rất thích các câu chuyện kì ảo nhưng không tin ma quỷ. - Lão Nhiệm Bình kể chuyện ma với một thái độ bình thản, âm - dương không phân biệt, vì sau cùng, đó đều là người dân làng họ, chẳng may qua đời nên giờ tìm chút hơi ấm dương gian. |
Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão) | - Chiếc thuyền ông Phó Nhụy mà lão Nhiệm Bình đi chài ra khơi đánh bắt cá. - Đến chiều, bão tố bắt đầu nổi lên kéo dài đến quá nửa đêm. - Một chiếc thuyền xuất hiện trong một không khí rất kì dị, đó là thuyền của ông Xin Kính. - Thuyền phó Nhụy vớt được anh Hoe Chước của bên thuyền Xin Kính, lúc đó thuyền Xin Kính biến mất. Thì ra chiếc thuyền đó đã bị sóng đánh vào núi tan tành, không ai sống sót. | - Những người đi chài đã quen với những bất trắc, gian truân của việc đi biển. Việc đối phó với bão tố đã thành quán tính. - Dù thường xuyên đối mặt với mất mát, hiểm nguy, tuy thế họ vẫn bàng hoàng, lo âu, đau xót. |
- Cách kết luận của bài viết “Con chào mào”, một thông điệp đa nghĩa là tóm tắt nội dung nghệ thuật của bài thơ.
- Cách kết luận của "Thiếu nữ chơi đàn nguyệt” – tranh lụa của Mai Trung Thứ khẳng định giá trị cũng như vai trò của bức tranh trong việc mở ra một chương mới trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam.
Suy luận: Các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân?
- Các chi tiết cho thấy cuộc sống lao động của ngư dân có bao lo toan, vất vả, cơ cực, đầy gian nan. Dù vậy, họ vẫn miệt mài, kiên cường vượt qua những thử thách, khó khăn của tạo hóa để mưu sinh, sống đúng với nghề chài của mình.
- Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính cho thấy được sự khó khăn, nguy hiểm của ngư dân và thể hiện sự đồng cảm, gần gũi, thương xót của những con người cùng làng, cùng hoàn cảnh sống.
=> Chi tiết là cầu nối, động cơ tạo tình huống truyện, đóng vai trò cho tác phẩm trở nên thu hút.