Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
https://scr.vn/ca-dao-tuc-ngu-ve-quang-ngai.html
"Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi là một bầu không gian lưu trữ tình đặc sắc. Nó phong phú về cảnh và tình mà bài số bốn mươi ba trong chùm "Bảo kính cảnh giới" chứa đựng những nét độc đáo, thấp thoáng niềm tâm sự của tác giả. Bài thơ này có người đặt tên là "Cảnh mùa hè".
Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm thanh thoát đến thế:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường".
Nguyễn Trãi kia! Ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là "Rỗi, hóng mát thuở ngày trường". Nhưng "rỗi" hay "rồi" cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc đều xong xuôi, đã qua rồi. "Ngày trường" lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả "Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài". Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải đành "hóng mát" cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.
Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.
"Hòe lục đùn đùn. tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"
Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời... .
Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương".
"Chợ" là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no; chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tinh cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi:
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".
"Dân giàu đủ", cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn "Nam Phong" gảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói: dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.
Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm "cuồn cuộn nước triều Đông". Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sông thiên nhiên nhưng ức Trai vẫn canh cánh "một tấc lòng ưu ái cũ". Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.
Mik chọn đề : gia đình
Tham khảo:
Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,…
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
Xác định đề tài.
Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:
- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?
Thu thập tư liệu
Trong bước này, em hãy tự hỏi:
- Cần tìm những thông tin nào?
- Tìm những thông tin ấy ở đâu?
Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
Em hãy:
- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.
- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.
- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.
- Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.
mẹ, cái tình người, tình người,...
còn bài văn thì mik ko bt
Tham Khảo
Tiếng hát yêu thương ngọt ngào
Gọi nhau cứu giúp đồng bào
Giúp trẻ thơ đang lạc loài
Người nghèo đói rách lang thang
Vất vả bơ vơ tuổi già
Mắt yếu cô đơn bệnh tật
Khốn đốn không tình thương
Cuộc sống quá thê lương
Tiếng hát ngân nga nồng nàn
Gọi nhau cứu giúp nguy nạn
Bão tố phong ba ngập lụt
Màn trời chiếu đất tan thương
Tiếng hát bao la tình người
Góp sức chung xây cuộc đời
Tiếng hát đi ngàn phương
Để xóa hết đau thương
Xin cho nhau vòng tay nhân ái từ bi
Bao thiên tai cùng nhau góp sức dựng xây
Cho em thơ, người nghèo mái ấm tình người
Cuộc sống an lành, cho người còn có tương lai
Tiếng Hát Yêu Thương Tình Người - Diệu Hiền
Một mái gia đình hạnh phúc êm
Yêu thương ấm áp ngọt môi mềm
Chung tay xây đắp đời nồng thắm
Góp sức di bồi cảnh sắc thêm.
-
Nhân tố ươm mầm an xã hội
Tế bào kết lộc phúc trăm miền
Cây lành thì quả càng thơm thảo
Hạt tốt vun trồng phát triển lên…
bài 2
Khi rời xa mới biết ý nghĩa của gia đình
Mới biết niềm vui trong từng cử chỉ
Mới biết hạnh phúc phải đâu nào xa xỉ
Vì chỉ một nụ cười cũng đủ ấm con tim…
-
Giữ mãi gia đình trong một góc riêng
Để nhớ để mong để âm thầm cầu nguyện:
Xin nỗi buồn đừng hằn trên mặt mẹ
Và nụ cười đừng chia cách môi cha…
-
Gia đình thân thương trong hình bóng quê nhà
Nơi có mẹ cha có ông bà anh chị
Có cả xóm giềng và những người tri kỷ
Luôn cạnh bên chia sẻ nỗi vui buồn.
bài 3
Xuân qua én cũng đi qua
Niềm vui ở lại với ta suốt đời
Công thành danh toại rạng ngời
Gia đình êm ấm ơn trời riêng ban.
-
Đâu là hạnh phúc thế gian
Có Cha có Mẹ muôn vàn yêu thương
Con cái hiếu thảo bốn phương
Vui lòng Cha Mẹ vượt tường khổ đau.
-
Hạnh phúc ơi đến mau mau
Và luôn ở lại cho nhau tiếng cười
Gia đình là lộc bởi trời
Con cái là lộc trong người Mẹ Cha.
Mình chọn c
Bài làm
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
!!!!!!!!
Mình chọn a nha bạn, đây là đặc sản quê mk đó(Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh)
Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ, nhiều người mua xong bóc một cái mang vào quán bia ăn thử. Thật thú vị khi trong những ngày hè oi bức có được đôi ba cốc bia ngồi nhâm nhi với chiếc nem Bùi thơm ngon, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt.
Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ra đời gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng Kinh Bắc đã trải qua bao thăng trầm, đến hôm nay ông Đối tự hào tâm sự: “Ngoại trừ nem Phùng (Hà Tây cũ) có nét khá giống với nem Bùi, miền Nam, miền Trung hay chính vùng Bắc bộ này cũng không nơi đâu có nem Bùi như quê tôi”.
Nem Bùi sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2-3 ngày, nếu nem được đóng gói trong túi nilông sau đó hút chân không thì để được lâu hơn. So với thu nhập ở vùng nông thôn và so với những nghề khác thì nem Bùi đem lại nguồn lợi khá cao cho người làm nghề. Nhưng để làm ra những chiếc nem Bùi, người làm nghề cũng rất vất vả.
Để làm nem phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối.
Ngày nào cũng phải dậy từ 2-3h sáng để lấy thịt từ chợ về, làm liên tục đến khoảng 7-8h. Làm xong phải đi giao hàng ngay, hiếm thấy gia đình nào làm nem vào buổi trưa và chiều trừ khi khách đặt hàng lấy ngay lúc đó.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
hai câu thơ ngọt ngào của Đỗ Trung Quân gợi về trong mỗi chúng ta tình yêu quê hương da diết nhất là đối với những kẻ tha hương . Mười tám tuổi đời Tế Hanh sống xa quê ...chiều chiều lang thang dọc sông Hương ,nỗi nhớ quê lại ào ạt trong lòng .Những cảm xúc vô cùng thiết tha và nồng hậu ấy trở đi trở lại trong lòng người thi sĩ để rồi cuối cùng tràn vào bài thơ tuyệt bút :quê hương.
quê hương của Tế Hanh có một cái giọng riêng rất đặc trưng :giản dị ngọt ngào và thấm đượm những câu chữ không ào ạt mà cứ như nhưng đoạn phim tư liệu từ từ chiếu về từng khung cảnh quê hương câu thơ mở đầu giản dị nhưng đầy niềm thương nhớ , tự hào :
Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
làng chài của Tế Hanh làm nghề từ lâu đời làng cách biển nửa ngày sông. câu thơ gần gũi từ cách nói đến cách tính độ dài theo kiểu dân gian .sáu câu thơ tiếp là cảnh bình minh một ngày lao động mới mở ra say sưa và hứng khởi đối với những người dân biển .Khung cảnh rất trong rất nhẹ và đẹp .
khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
hai câu thơ như có tiếng reo mừng đầy phấn khởi . khí thế của ngày mới hừng hực hăng say được Tế Hanh dồn vào hình ảnh con thuyền .chiếc thuyền nhẹ hăng vượt ra khơi như con tuấn mã băng mình giữa thảo nguyên mái chèo khua mạnh chẳng khác gì một lưỡi kiếm khổng lồ đang chém ngang ngọn sóng mà lướt tới . câu thơ chuyển nhịp nhanh khoẻ bởi các động tư mạnh "hợp sức" với nhau hăng , phăng , vượt . hình ảnh chiếc thuyền ra khơi gợi ra sự náo nức trong cả một ngày lao động của làng chài
Học tốt !
Bạn ấy bảo mở bài gián tiếp cơ mà,đâu phải cảm thụ?
Các bài thơ xoay quanh chủ đề quê hương:
"Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình."
( Bức tranh quê - Hà Thu )
"Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ…
Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm
Cây gạo đầu xóm
Hoa nở chói ngời
A, nắng lên rồi
Lá cờ Tổ quốc
Bay giữa trời xanh…
Chị ơi bức tranh
Quê ta đẹp quá!"
( Vẽ quê hương - Định Hải )