Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Thông tin về khoáng sản than đá ở Việt Nam
- Trữ lượng: Tổng trữ lượng, tài nguyên toàn ngành than tính đến thời điểm 31/12/2020 là 47.623 triệu tấn than (bảng 1), trong đó:
+ Bể than Đông Bắc: 5.168 triệu tấn;
+ Bể than sông Hồng: 41.910 triệu tấn;
+ Các mỏ than Nội địa: 202 triệu tấn;
+ Các mỏ than địa phương: 15 triệu tấn;
+ Các mỏ than bùn: 328 triệu tấn;
Do các bể than phân bố tại khu vực thềm lục địa Việt Nam chưa được điều tra, đánh giá nên tài nguyên than của các bể than trên chưa được dự báo.
- Đặc điểm phân bố: Than Việt Nam phân bố ở cả ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam; có ở trong đất liền và vùng thềm lục địa Việt Nam:
+ Than phần đất liền Việt Nam: phân bố trên 06 bể than chính là: Đông Bắc, An Châu, Lạng Sơn, sông Hồng, Nông Sơn, sông Cửu Long. Ngoài các bể than chính trên, còn có một số khu vực chứa than nhỏ, nằm phân tán như: sông Đà (Mường Lựm, Suối Bàng, Đồi Hoa...), Nghệ Tĩnh (Đồng Đỏ, Hương Khê), sông Chảy (Hồng Quang)..., trong đó trữ lượng, tài nguyên than tập trung tại bể Đông Bắc và bể Sông Hồng.
+ Than phần thềm lục địa Việt Nam phân bố tại 08 bể: ngoài khơi sông Hồng, Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây và Malay - Thổ Chu, trong đó có 04 bể than có triển vọng là sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây và Malay - Thổ Chu. Các bể than mới được nghiên cứu dựa trên các tài liệu địa chấn trong công tác tìm kiếm dầu khí.
(Nguồn: Bộ Công thương, Báo cáo thuyết minh: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)
Tham khảo
- Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như:
+ Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..
+ Sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…
- Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền,…
Tham khảo
* Lịch sử ra đời ngày Quốc tế lao Lao động 1/5
+ Năm 1886, tại thành phố Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký.
+ Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Tiêu biểu là cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân tại thành phố Chicagô. Tuy các cuộc đấu tranh bị đàn áp nhưng có hơn 5 vạn công nhân được hưởng quyền làm việc 8 giờ/ ngày.
+ Ngày 20/6/1889, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế thứ hai đã quyết định lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của vô sản các nước.
* Liên hệ với Việt Nam: Ngày kỉ niệm Quốc tế Lao động được tổ chức lần đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 1/5/1930.
Tham khảo
(*) Thông tin tham khảo về môi trường biển đảo Việt Nam
- Vùng biển, đảo Việt Nam có khoảng 11 nghìn loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượng hải sản khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 -1,6 triệu tấn/năm. Dọc ven biển Việt Nam có 370 nghìn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản...
- Biển Việt Nam chứa đựng một khối lượng lớn về khoáng sản quý hiếm như: titan, nhôm, sắt, muối, mangan, cát thủy tinh và đất hiếm. Ven bờ biển có nhiều vịnh và đảo đẹp, nổi tiếng thế giới như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ… thuận lợi cho phát triển ngành du lịch biển và du lịch sinh thái.
- Đặc biệt, đáy biển Việt Nam có khoảng 500 nghìn km2 có triển vọng dầu khí (trong đó 3 khu vực lớn là: Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên Huế và vùng thềm lục địa phía Nam). Theo ước tính ban đầu, trữ lượng dầu mỏ có thể đạt tới 3 - 4 tỷ thùng và khí là khoảng 50 -70 tỷ m3.
(*) Hình ảnh tham khảo về môi trường biển đảo Việt Nam
#Tham_khảo
- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ. Khi Thiên Chúa giáo du nhập vào Đại Việt (đầu thế kỉ XVI), các giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền đạo. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Kết quả là hình thành nên một loại chữ tiện lợi, khoa học, dễ sử dụng, sau trở thành chữ Quốc ngữ.
- Một trong những người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là nhà truyền giáo và ngôn ngữ học người Pháp, A-lếch-xăng Đơ-Rốt (Alexandre de Rhodes). Năm 1651, cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh của ông đã được xuất bản tại Rô-ma (Italia).
Tham khảo:
- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ. Khi Thiên Chúa giáo du nhập vào Đại Việt (đầu thế kỉ XVI), các giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền đạo. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Kết quả là hình thành nên một loại chữ tiện lợi, khoa học, dễ sử dụng, sau trở thành chữ Quốc ngữ.
- Một trong những người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là nhà truyền giáo và ngôn ngữ học người Pháp, A-lếch-xăng Đơ-Rốt (Alexandre de Rhodes). Năm 1651, cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh của ông đã được xuất bản tại Rô-ma (Italia).
Tham khảo
- Đường cơ sở trên biển dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa nước ta là đường thẳng gãy khúc, nối liền 12 điểm có tọa độ xác định. Cụ thể là:
+ Mốc 0 - nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia.
+ Mốc A1 - tại hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.
+ Mốc A2 - tại hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau
+ Mốc A3 - tại hòn Tài Lớn, Côn Đảo
+ Mốc A4 - tại hòn Bông Lang, Côn Đảo
+ Mốc A 5 - tại hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo
+ Mốc A6 - hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Bình Thuận
+ Mốc A7 - hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa
+ Mốc A8 - mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên
+ Mốc A9 - hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định
+ Mốc A10 - đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
+ Mốc A11 - đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
- Đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định bằng 21 điểm có tọa độ xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
Tham khảo
Một số tư liệu về quá trình xâm nhập và xâm lược của các nước phương Tây vào Đông Nam Á
- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,...
- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, có nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.
+ Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (năm 1898), Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.
+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập In-đô-nê-xi-a. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát được nước này.
+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.
=> Trải qua gần 4 thế kỉ, bằng những thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.
- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:
+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma).
+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.
- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Vương quốc Xiêm tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.
Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)
+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.
+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.
+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).
Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)
+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.
+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).
Tham khảo: câu chuyện về tình bạn vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăng-ghen
Cuối tháng 11/1842, Ăng-ghen gặp C. Mác. Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, tình bạn giữa hai nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản được bắt đầu và ngày càng thắm thiết. Sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Tháng 8/1844, ở Pari, đánh dấu cho lần hợp tác lý luận đầu tiên giữa C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Cuộc gặp gỡ ở Pari không những đã xây dựng tình bạn của hai ông, mà bằng công việc của mình, các ông đã hỗ trợ nhau rất nhiều khiến thiên tài và trí tuệ của mỗi người bổ sung cho nhau một cách rất kỳ diệu.
Vì giành hết tâm lực cho sự nghiệp cách mạng, nên gia đình C. Mác gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu trong cuộc sống. Những lúc ấy, Ăng-ghen luôn là người tận tình giúp đỡ Mác. Ngày 03/02/1845, Mác bị trục xuất khỏi Pari giữa lúc nguồn tài chính của gia đình cạn kiệt. Được tin, Ăng-ghen đã tất bật tìm cách quyên tiền từ các bạn bè, đồng chí để giúp gia đình C.Mác vượt qua hoạn nạn. Ông cũng đã cố tìm cách khéo léo để khỏi chạm tới lòng tự ái của C.Mác, thuyết phục ông nhận sự giúp đỡ nhỏ nhoi ấy. Từ đó trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động đấu tranh cho sự ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản khoa học của C. Mác, Ăng-ghen luôn là người bạn, người đồng chí chung thủy, sắt son bên cạnh chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với Mác, bảo vệ và tôn trọng ông ngay cả khi C. Mác đã qua đời. Những năm tiếp theo, tiến sỹ Mác - nhà lý luận kinh tế lỗi lạc vẫn luôn ở vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc không mua đủ bánh mì ăn hàng ngày. Để bạn hoàn thành sự nghiệp, Ăng-ghen đã cam chịu làm thư ký trong hãng buôn của cha mình (một công việc mà ông chán ghét) suốt 20 năm để lấy tiền giúp Mác.
Trong thời gian viết bộ Tư bản, trong tình cảnh rất khó khăn, Mác còn phải viết bài cho các báo để có tiền chi tiêu. Rất nhiều đêm, Ăng-ghen thức đến tận 2 giờ sáng viết bài thay Mác để đăng kịp các số báo mà Mác cộng tác. Những bài báo đó của Ăng-ghen luôn có nội dung khoa học sâu sắc, hấp dẫn đọc giả và đều mang tên C. Mác. Cũng vì để Mác có thời gian viết bộ Tư bản, nên tất cả gánh nặng của cuộc đấu tranh chống những trào lưu thù địch với chủ nghĩa Mác đều trút lên vai Ăng-ghen. Tiêu biểu là cuộc luận chiến chống Đuyrinh, trong các bài viết, Ăng-ghen đã phân tích những vấn đề quan trọng nhất của triết học, của khoa học tự nhiên và xã hội. Với nội dung khoa học sâu sắc, lý lẽ sắc bén, Ăng-ghen đã đập tan sự xuyên tạc, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác.
Năm 1883, những người cộng sản và công nhân thế giới phải chịu một tổn thất lớn lao, C.Mác - lãnh tụ thiên tài của họ đã từ trần. Bộ Tư bản - công trình khoa học đồ sộ nhất của Mác mới xuất bản được cuốn I, còn cuốn II và cuốn III đang ở dưới dạng bản thảo, khi Mác ra đi. Ăng-ghen vô cùng lo lắng trước số phận của cuốn sách. Ông đã dừng những công trình khoa học của mình để giành thời gian hiệu đính hai bản thảo bộ Tư bản cho Mác. Phải mất 10 năm Ăng-ghen lao động miệt mài trong hoàn cảnh tuổi già và bệnh tật, bộ Tư bản của Mác đã được xuất bản trọn vẹn. Trong công trình đồ sộ ấy, Ăng-ghen không chỉ hiệu đính, sửa chữa mà một số chương sau cùng là do ông viết.
Sau những cống hiến miệt mài, ngày 05/8/1895, trái tim lãnh tụ vô sản Ph.Ăng-ghen đã ngừng đập để tìm đến người bạn, người đồng chí tri kỉ của mình. Những lớp hậu thế trên khắp thế giới đã dựng tượng đài hai ông ở khắp nơi để tỏ lòng ngưỡng mộ về tình bạn và sự nghiệp cao quý của C. Mác và Ph.Ăng-ghen.
Tham khảo
Cuối tháng 11/1842, Ăng-ghen gặp C. Mác. Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, tình bạn giữa hai nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản được bắt đầu và ngày càng thắm thiết. Sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Tháng 8/1844, ở Pari, đánh dấu cho lần hợp tác lý luận đầu tiên giữa C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Cuộc gặp gỡ ở Pari không những đã xây dựng tình bạn của hai ông, mà bằng công việc của mình, các ông đã hỗ trợ nhau rất nhiều khiến thiên tài và trí tuệ của mỗi người bổ sung cho nhau một cách rất kỳ diệu.
Vì giành hết tâm lực cho sự nghiệp cách mạng, nên gia đình C. Mác gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu trong cuộc sống. Những lúc ấy, Ăng-ghen luôn là người tận tình giúp đỡ Mác. Ngày 03/02/1845, Mác bị trục xuất khỏi Pari giữa lúc nguồn tài chính của gia đình cạn kiệt. Được tin, Ăng-ghen đã tất bật tìm cách quyên tiền từ các bạn bè, đồng chí để giúp gia đình C.Mác vượt qua hoạn nạn. Ông cũng đã cố tìm cách khéo léo để khỏi chạm tới lòng tự ái của C.Mác, thuyết phục ông nhận sự giúp đỡ nhỏ nhoi ấy. Từ đó trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động đấu tranh cho sự ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản khoa học của C. Mác, Ăng-ghen luôn là người bạn, người đồng chí chung thủy, sắt son bên cạnh chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với Mác, bảo vệ và tôn trọng ông ngay cả khi C. Mác đã qua đời. Những năm tiếp theo, tiến sỹ Mác - nhà lý luận kinh tế lỗi lạc vẫn luôn ở vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc không mua đủ bánh mì ăn hàng ngày. Để bạn hoàn thành sự nghiệp, Ăng-ghen đã cam chịu làm thư ký trong hãng buôn của cha mình (một công việc mà ông chán ghét) suốt 20 năm để lấy tiền giúp Mác.
Trong thời gian viết bộ Tư bản, trong tình cảnh rất khó khăn, Mác còn phải viết bài cho các báo để có tiền chi tiêu. Rất nhiều đêm, Ăng-ghen thức đến tận 2 giờ sáng viết bài thay Mác để đăng kịp các số báo mà Mác cộng tác. Những bài báo đó của Ăng-ghen luôn có nội dung khoa học sâu sắc, hấp dẫn đọc giả và đều mang tên C. Mác. Cũng vì để Mác có thời gian viết bộ Tư bản, nên tất cả gánh nặng của cuộc đấu tranh chống những trào lưu thù địch với chủ nghĩa Mác đều trút lên vai Ăng-ghen. Tiêu biểu là cuộc luận chiến chống Đuyrinh, trong các bài viết, Ăng-ghen đã phân tích những vấn đề quan trọng nhất của triết học, của khoa học tự nhiên và xã hội. Với nội dung khoa học sâu sắc, lý lẽ sắc bén, Ăng-ghen đã đập tan sự xuyên tạc, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác.
Năm 1883, những người cộng sản và công nhân thế giới phải chịu một tổn thất lớn lao, C.Mác - lãnh tụ thiên tài của họ đã từ trần. Bộ Tư bản - công trình khoa học đồ sộ nhất của Mác mới xuất bản được cuốn I, còn cuốn II và cuốn III đang ở dưới dạng bản thảo, khi Mác ra đi. Ăng-ghen vô cùng lo lắng trước số phận của cuốn sách. Ông đã dừng những công trình khoa học của mình để giành thời gian hiệu đính hai bản thảo bộ Tư bản cho Mác. Phải mất 10 năm Ăng-ghen lao động miệt mài trong hoàn cảnh tuổi già và bệnh tật, bộ Tư bản của Mác đã được xuất bản trọn vẹn. Trong công trình đồ sộ ấy, Ăng-ghen không chỉ hiệu đính, sửa chữa mà một số chương sau cùng là do ông viết.
Sau những cống hiến miệt mài, ngày 05/8/1895, trái tim lãnh tụ vô sản Ph.Ăng-ghen đã ngừng đập để tìm đến người bạn, người đồng chí tri kỉ của mình. Những lớp hậu thế trên khắp thế giới đã dựng tượng đài hai ông ở khắp nơi để tỏ lòng ngưỡng mộ về tình bạn và sự nghiệp cao quý của C. Mác và Ph.Ăng-ghen.
#Tham_khảo:
- Thông tin về Cột mốc A Pa Chải
+ Cột mốc A Pa Chải là điểm cực Tây Tổ Quốc - nơi đây cũng được gọi là ngã ba biên giới vì là cửa ngõ của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào.
+ Cột mốc A Pa Chải thuộc địa phận huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có phía Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Tây Nam giáp với Lào.
+ Cột mốc A Pa Chải được mệnh danh là “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy”- Thông tin về Cột mốc 1378:
+ Nếu cột mốc số A Pa Chải là khởi đầu của đường biên giới Việt - Trung thì cột mốc số 1378 chính là cột mốc cuối cùng.
+ Cột mốc 1378 có vị trí đặc biệt khi nằm ở cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, trong cụm đảo nhỏ thuộc mũi Sa Vĩ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Thông tin về Cột mốc 428: nằm cách cột cờ Lũng Cũ chừng 4 - 5 km về phía Bắc, cột mốc 428 chính là điểm đánh dấu phần lãnh thổ Việt Nam với nước bạn Trung Quốc. Đây chính là nơi con sông Nho Quế bắt đầu dòng chảy vào đất Việt thuộc địa phận bản Xéo Lủng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Thông tin về Cột mốc 79:
+ Cột mốc 79 là cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam, nằm ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, Lai Châu.
+ Cột mốc được cắm vào ngày 24/10/2004 ở cao độ gần 3.000 m, trên vùng yên ngựa của đỉnh núi Phàn Liên San.
+ Mốc giới số 79 là mốc đơn loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi, tọa độ địa lý 22°4514.145” N 103°2608.476” E. “Nóc nhà biên cương” này nằm ở khu vực được xem là hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt - Trung, giữ nhiệm vụ phân chia biên giới ở tỉnh Lai Châu, Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
+ Để tới được đây, bạn cần có giấy phép của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu và trình báo với đồn biên phòng Vàng Ma Chải.
Tham khảo
Thông tin về Cột mốc A Pa Chải
+ Cột mốc A Pa Chải là điểm cực Tây Tổ Quốc - nơi đây cũng được gọi là ngã ba biên giới vì là cửa ngõ của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào.
+ Cột mốc A Pa Chải thuộc địa phận huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có phía Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Tây Nam giáp với Lào.
+ Cột mốc A Pa Chải được mệnh danh là “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy”
- Thông tin về Cột mốc 1378:
+ Nếu cột mốc số A Pa Chải là khởi đầu của đường biên giới Việt - Trung thì cột mốc số 1378 chính là cột mốc cuối cùng.
+ Cột mốc 1378 có vị trí đặc biệt khi nằm ở cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, trong cụm đảo nhỏ thuộc mũi Sa Vĩ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Thông tin về Cột mốc 428: nằm cách cột cờ Lũng Cũ chừng 4 - 5 km về phía Bắc, cột mốc 428 chính là điểm đánh dấu phần lãnh thổ Việt Nam với nước bạn Trung Quốc. Đây chính là nơi con sông Nho Quế bắt đầu dòng chảy vào đất Việt thuộc địa phận bản Xéo Lủng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Thông tin về Cột mốc 79:
+ Cột mốc 79 là cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam, nằm ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, Lai Châu.
+ Cột mốc được cắm vào ngày 24/10/2004 ở cao độ gần 3.000 m, trên vùng yên ngựa của đỉnh núi Phàn Liên San.
+ Mốc giới số 79 là mốc đơn loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi, tọa độ địa lý 22°4514.145” N 103°2608.476” E. “Nóc nhà biên cương” này nằm ở khu vực được xem là hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt - Trung, giữ nhiệm vụ phân chia biên giới ở tỉnh Lai Châu, Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
+ Để tới được đây, bạn cần có giấy phép của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu và trình báo với đồn biên phòng Vàng Ma Chải.