K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3

Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp ở Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam, với đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới và nguồn nước phong phú từ dòng sông Cửu Long, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch nông nghiệp. Dưới đây là một số thông tin và tiềm năng của loại hình du lịch này:

1. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long:

- Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực có nền văn hóa và lịch sử phong phú, với cộng đồng nông dân và làng chài sinh sống.
2. Tiềm Năng Phát Triển:

- Du Lịch Cây Trái và Vườn Quốc Gia: Khám phá vườn quốc gia, vườn cây trái và tham gia vào các hoạt động trải nghiệm như hái trái, trồng cây, và tham quan vườn trái cây.
- Du Lịch Làng Nghề: Khám phá các làng nghề truyền thống, tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như làm bánh, nuôi cá, và chế biến các sản phẩm đặc sản.
- Du Lịch Sông Nước: Tham quan các kênh rạch, đập nước, và tham gia vào các hoạt động như câu cá, chèo thuyền, và thăm các thị trấn ven sông.
- Du Lịch Văn Hóa và Lịch Sử: Khám phá các di tích lịch sử, chùa chiền, và những nét văn hóa đặc trưng của vùng ĐBSCL.
3. Lợi Ích và Tiềm Năng Phát Triển:

- Tạo Ra Cơ Hội Việc Làm: Phát triển du lịch nông nghiệp sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt là trong các hoạt động liên quan đến nông nghiệp và làng nghề.
- Bảo Vệ Môi Trường và Di Sản Văn Hóa: Phát triển du lịch theo hướng bền vững sẽ giúp bảo vệ môi trường tự nhiên và di sản văn hóa của vùng ĐBSCL.
- Tăng Cường Thu Nhập và Phát Triển Kinh Tế Địa Phương: Du lịch nông nghiệp có thể tăng cường thu nhập cho cộng đồng và đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
4. Hướng Phát Triển:

- Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng: Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch như đường đi, khách sạn, nhà hàng và các điểm tham quan để thu hút du khách.
- Đào Tạo và Phát Triển Kỹ Năng: Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho du khách.
- Hợp Tác và Quảng Bá: Tăng cường hợp tác với các tổ chức du lịch, cơ quan chính phủ và địa phương để quảng bá và phát triển du lịch nông nghiệp ở vùng ĐBSCL.
5. Kết Luận:

Du lịch nông nghiệp ở vùng ĐBSCL có tiềm năng phát triển lớn và mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho cộng đồng địa phương. Để khai thác toàn bộ tiềm năng của loại hình du lịch này, cần có sự hợp tác, đầu tư và quản lý bền vững từ các bên liên quan.

14 tháng 10 2017

Đáp án: C

Giải thích: Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là du lịch sinh thái. Do vùng có hệ thống sông nước, rừng, miệt vườn, biển đảo nên thích hợp với du lịch sinh thái.

13 tháng 2 2019

a) Khả năng về mặt tự nhiên

-Đất:

+Diện tích rộng: khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp

+Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ

+Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu

-Khí hậu: Cận xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm

-Nguồn nước: phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt)

-Khó khăn: thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

b) Biểu hiện chứng tỏ vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc săn xuất lương thực

-Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng 1 vụ

-Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.

20 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

a) Khả năng về tự nhiên

− Đất

+ Diện tích đất rộng khoảng 3 tiệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

+  Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.

+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.

− Khí hậu: Cận Xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.

− Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).

− Khó khăn: Thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

b) Biểu hiện chứng tỏ ở vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho sản xuất lương thực

− Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng một vụ.

− Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.

23 tháng 2 2017

- Chuyển bảng số liệu ở SGK thành bảng số liệu tương đối (số liệu %):

Các loại trang trại Cả nước Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng số 100,0 100,0 100,0
Trang trại trồng cây hàng năm 28,7 10,7 44,9
Trang trại trồng cây lâu năm 16,0 58,3 0,3
Trang trại chăn nuôi 14,7 21,4 3,6
Trang trại nuôi trồng thủy sản 30,1 5,3 46,2
Trang trại thuộc các loại khác 10,5 4,3 5,0

- Nhận xét và giải thích:

   + Ở Đông Nam Bộ: trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng lớn nhất, do ở đây có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (đất đai, khí hậu). Tiếp đến là trang trại chăn nuôi, phát triển dựa trên điều kiện nguồn thức ăn thuận lợi và nhu cầu thực phẩm rất lớn của các trung tâm công nghiệp và thành phố lớn.

   + Ở Đồng bằng sông Cửu Long, trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn nhất, do ở đây có nhiều điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản (sông ngòi, kênh rạch, bãi triều, mặt nước ruộng sâu,..). Tiếp đến là trang trại trồng cây hàng năm, phát triển dựa trên các điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu và nhu cầu...

18 tháng 4 2022

TK

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng_kinh_t%E1%BA%BF_tr%E1%BB%8Dng_%C4%91i%E1%BB%83m_v%C3%B9ng_%C4%91%E1%BB%93ng_b%E1%BA%B1ng_s%C3%B4ng_C%E1%BB%ADu_Long

6 tháng 2 2016

a) Khả năng về tự nhiên để phát triển sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Đất :

  + Diện tích đất rộng : khoảng 3 triệu ha ( trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

  +  Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.

  + Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.

- Khí hậu : Cận xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.

- Nguồn nước : phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt)

- Khó khăn : thiếu nước ngọt trong mùa khô, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

b) Biểu hiện chứng tỏ vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc sản xuất lương thực.

- Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng 1 vụ

- Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn

6 tháng 2 2016

Lại nữa . ko bít . hi

13 tháng 6 2017

Chọn: C.

Nhờ có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú (từ ngành trồng trọt), thị trường tiêu thụ rộng lớn (tập trung đông dân cư, gần vùng có nhu cầu cao, nhu cầu nước ngoài).

 

27 tháng 8 2017

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là do vùng này có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

29 tháng 9 2017

Chọn: B.

Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì vùng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

 

5 tháng 9 2019

Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực vùng đồng bằng sông Cửu Long là giải quyết tốt vấn đề thủy lợi. Vì nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở ĐBSCL; mùa khô kéo dài không chỉ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất mà còn làm tăng cường bốc phèn, bốc mặn => Chọn đáp án A