Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Học sinh tìm kiếm thông tin từ sách, báo, internet,…
MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Những loài thực vật ở vườn quốc gia Cúc phương bao gồm:
- Ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài.
- Ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài.
- Ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài.
Sự phong phú về sinh vật, động vật gồm có
- 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á).
- 313 loài chim.
- 76 loài bò sát.
- 46 loài lưỡng cư.
- 11 loài cá.
- Hàng ngàn loài côn trùng.
Đây cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng cao như Voọc đùi trắng, Cầy vằn, Báo hoa mai,…
1. Vượn cổ→Người tối cổ→Người tinh khôn
2.
- Các nhà khảo cổ đã phát hiện được xương hóa thạch của Người tối cổ trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) có từ khoảng 2 triệu năm trước
- Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ phát hiện ra dấu tích của người tối cổ và công cụ bằng đá ghè đẽo thô sở ở một số nơi
Vượn cổ - Người tối cổ - Người tinh khôn
Ở khu vực Đông Nam Á: Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước.
Ở Việt Nam: Những dấu tích của người tối cổ được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng 800 000 năm trước (ở An Khê, Gia Lai).
Tham khảo!
Em chọn ý thứ nhất.
Nv lịch sử mà em yêu thích nhất là ông Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng giỏi chỉ huy nhân dân ta kháng chiến chống Tống ở trên sông Như Nguyệt tuy không nổi bật hơn các vị tướng là mấy nhưng đối với những việc ông đã làm đã cũng góp phần để lại cho người đời sau.Ra trận với những lối đánh và chủ trương độc đáo như tiến công tự vệ,ngồi đợi giặc không bằng chặn đánh trước thế mạnh của giặc,khích lệ nhân dân ta, quân ta bằng bài thơ'Nam quốc sơn hà' đồng thời cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc để cho chúng em học,còn cả chủ đông giảng hòa khi kết thúc chiến đấu khẳng đinh ông là người thông minh tài giỏi,mưu trí,dũng cảm và còn biết giữ mối quan hệ lâu dài với các nước khác.
Tham khảo:
Lấy hình ảnh hình thể con người làm đề tài, các bức tượng cô gái khỏa thân đã trở thành một trong những sản phẩm nghệ thuật kinh điển, kiệt tác điêu khắc của thế giới. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến là bức tượng thần Vệ Nữ thành Milo, tượng Venus Braschi…
Là kiệt tác tượng cô gái khỏa thân của thế thế giới, các tác phẩm tượng Thần Vệ Nữ thành Milo hay Venus Braschi đã ra đời từ rất lâu trước đây. Nhưng cho đến nay, các tác phẩm tượng điêu khắc này vẫn được đánh giá cao bởi giới chuyên gia trên toàn thế giới và đang được trưng bày trong các viện bảo tàng nổi tiếng.
Tượng thần Vệ Nữ hay còn được biết đến với tên gọi khác là Aphrodite of Milos. Đây là một tác phẩm điêu khắc tượng cẩm thạch, có nhiều khả năng tác phẩm được thực hiện bởi nhà điêu khắc người Hy Lạp Alexandros khoảng cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Bức tượng khắc họa hình ảnh người phụ nữ khỏa thân (cao 203 cm) với dáng đứng lả lướt quen thuộc. Tượng cô gái - Thần Vệ thành Milo- để lộ nửa thân trên (bán nude).
Theo như Bảo tàng Lourve thì phần thân của bức tượng được ghép từ hai tảng đá cẩm thạch và các bộ phận khác như: Phần trên ngực, hai chân, cánh tay trái và bàn chân đều được khắc độc lập.
Ngoài ra người ta cũng cho rằng: Bức tượng cô gái bán nude này ban đầu có thể được sơn màu và trang trí với trang sức. Tuy nhiên hiện nay bức tượng không còn dấu hiệu của màu sơn cũng như trang sức.
Thông qua yếu tố khỏa thân và dáng đứng lả lướt, người ta tin rằng bức tượng cô gái đẹp này có khả năng được mô phỏng theo tượng phần tình yêu Venus. Tuy vậy, cũng có suy đoán lại cho rằng: Bức tượng đã mô phỏng hình ảnh nàng Amphitrite, vị thần đại dương trong thần thoại Hy Lạp. Bởi vì đây là một vị thần được tôn quý tại hòn đảo nơi mà bức tượng được phát hiện.
Tượng Thần Vệ Nữ thành Milo được tìm thấy trong tình trạng rời rạc. Sau đó nó đã được phục chế tương đối thành công. Tuy nhiên đến nay thì chi tiết cánh tay trái đang cầm quả táo và cánh tay phải đưa qua eo của tác phẩm được coi là không phải nguyên bản. Nên nó đã không được gắn vào tác phẩm, đó là lí do tại sao bức tượng lại thiếu 2 cánh tay.
Tượng thần Vệ nữ là một trong những tác phẩm tượng cô gái siêu phẩm, một kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc còn tồn tại. Tác phẩm tượng thần Vệ nữ vần luôn thu hút sự chú ý của người yêu nghệ thuật. Bức tượng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre, được biết đến qua phong cách Hy Lạp cổ, vẻ đẹp quyến rũ, cùng một chi tiết đặc biệt, đó chính là hai cánh tay đã mất.
Tương tự như các tác phẩm mỹ thuật đời cổ xưa, câu chuyện đằng sau bức tượng Thần Vệ Nữ vẫn là một bí ẩn. Kể từ khi bức tượng được tìm thấy vào năm 1820 trên đảo Milos, ở Vergina, một thị trấn nhỏ phía Bắc Hy Lạp. Đến nay, dù các nhà khảo cổ học và lịch sử học nghệ thuật đã khôi phục tương đối thành công bức tượng từ những mảnh vỡ được tìm thấy. Và họ cũng đã đưa ra một số giả thiết nhưng nguồn gốc của bức tượng vẫn là một ẩn số chưa có lời giải.
Mặc dù tác phẩm còn dang dở, nhưng tượng thần Venus vẫn được đánh giá là một trong những là một trong những kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc nhất còn tồn tại. Bức tượng đã được dâng tặng vua Louis XVIII của Pháp. Người mà sau đó đã quyên tặng bức tượng này cho Bảo tàng Lourve vào năm 1821. Mặc dù ngay từ ban đầu, bảo tàng đã có ý định phục chế bức tượng. Thế nhưng họ vẫn không thể đưa ra quyết định về vị trí của cánh tay. "Dựa trên một giá đỡ, đặt khuỷu tay lên vai của Ares, hoặc nắm giữ vật tượng trưng" là một số suy đoán về thiết kế nguyên thủy của cánh tay. Không thể đi đến một quyết định thống nhất, nên Bảo tàng Lourve đã giữ nguyên bức tượng trong tình trạng thiếu hai cánh tay.
Tham khảo (máy em sắp hết dung lượng nên ko tải Canva đc)
- Đấu trường La Mã tại Ý được xây dựng vào năm 70 và 72 sau công nguyên. Đây là đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời gian.
Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Đấu trường sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.
Đấu trường đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ. Một nhà thờ nhỏ được xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một nghĩa trang. Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12. Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam.
Qua hơn 2000 năm, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường La Mã - Colosseum như ngày nay. Nó xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.
Một số thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã còn được bảo tồn đến ngày nay:
- Hệ thống mẫ tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã.
+ Dương lịch.
+ Các định lý, định đề khoa học.
+ Các tác phẩm văn học, sử học.
+ Một số công trình kiến trúc/ tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa…
tham khảo
đông nam á
Khu vực này đã là nơi sinh sống của Homo erectus từ khoảng 1.500.000 năm trước trong kỷ Pleistocen giữa.[44] Các nhóm Homo sapien khác biệt, tổ tiên của các quần thể Đông-Á-Âu (liên quan đến Đông Á), và các quần thể người Nam-Âu-Á (liên quan đến Papuan), đã đến khu vực này trong khoảng từ 50.000 TCN đến 70.000 TCN, với một số tranh cãi rằng họ đã đến Đông Nam Á trước đó nữa.[45][46] Nghệ thuật đá có niên đại từ 40.000 năm trước (hiện là lâu đời nhất thế giới) đã được phát hiện trong các hang động của Borneo.[47] Homo floresiensis cũng sống trong khu vực này cho đến ít nhất 50.000 năm trước, sau đó bị tuyệt chủng.[48] Trong phần lớn thời gian này, các hòn đảo ngày nay ở phía tây Indonesia được nhập vào một vùng đất duy nhất được gọi là Sundaland do mực nước biển thấp hơn.
Di tích cổ đại của những người săn bắn hái lượm ở Biển Đông Nam Á, chẳng hạn như một người săn bắn hái lượm Holocen từ Nam Sulawesi, có tổ tiên từ cả hai, dòng dõi Nam-Á-Âu (đại diện là người Papuans và thổ dân Úc), và dòng dõi Đông-Âu (đại diện là Người Đông Á). Cá thể săn bắn hái lượm có khoảng ~ 50% tổ tiên "gốc Đông Á", và được định vị giữa người Đông Á hiện đại và người Papua của Châu Đại Dương. Các tác giả kết luận rằng tổ tiên liên quan đến Đông Á đã mở rộng từ Đông Nam Á lục địa sang Đông Nam Á Đông Nam Á hải đảo sớm hơn nhiều so với đề xuất trước đây, sớm nhất là 25.000 TCN, rất lâu trước khi các nhóm người thuộc ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ Nam Đảo phát triển.[49]
Tổ tiên riêng biệt của người Basal-Đông Á (Đông-Á-Âu) gần đây được tìm thấy có nguồn gốc ở Đông Nam Á lục địa vào khoảng thời gian ~ 50.000 năm TCN, và được mở rộng qua nhiều làn sóng di cư lần lượt về phía nam và phía bắc. Luồng gen của tổ tiên Đông-Âu-Á vào Đông Nam Á hải đảo và Châu Đại Dương có thể ước tính khoảng 25.000 năm TCN (cũng có thể sớm hơn). Các quần thể Nam-Á-Âu ở Biển Đông Nam Á thời tiền đồ đá mới phần lớn bị thay thế bởi sự mở rộng của các quần thể Đông-Á-Âu khác nhau, bắt đầu từ khoảng 50.000 năm trước TCN đến 25.000 năm trước đây từ Đông Nam Á lục địa. Những người còn lại, được gọi là Negrito, tạo thành các nhóm thiểu số nhỏ ở các vùng cách biệt
Vào cuối thời kỳ đồ đá mới, các dân tộc Nam Đảo, chiếm phần lớn dân số hiện đại ở Brunei, Indonesia, Đông Timor, Malaysia và Philippines, đã di cư đến Đông Nam Á từ Đài Loan trong cuộc di cư đường biển đầu tiên của con người được gọi là Sự bành trướng của người Nam Đảo. Họ đến miền bắc Philippines từ năm 7.000 TCN đến năm 2.200 TCN và nhanh chóng lan rộng ra các quần đảo Bắc Mariana và Borneo vào năm 1500 TCN; Đảo Melanesia vào năm 1300 TCN; và phần còn lại của Indonesia, Malaysia, miền nam Việt Nam và Palau vào năm 1000 TCN.[50][51] Họ thường định cư dọc theo các khu vực ven biển, thay thế và đồng hóa các dân tộc đa dạng đã có ở đó từ trước.[52][53][54]
Các dân tộc Nam Đảo ở Đông Nam Á đã là những người đi biển trong hàng ngàn năm. Họ mở rộng về phía đông đến Micronesia và Polynesia, cũng như về phía tây đến Madagascar, trở thành tổ tiên của người Malagasy ngày nay, người Micronesia, người Melanesia và người Polynesia.[55] Việc đi qua Ấn Độ Dương đã hỗ trợ quá trình thuộc địa của Madagascar, cũng như giao thương giữa Tây Á, bờ biển phía đông của Ấn Độ và bờ biển phía nam của Trung Quốc.[55] Người ta cho rằng vàng từ Sumatra đã đến tận La Mã về phía tây. Pliny the Elder đã viết trong cuốn Lịch sử tự nhiên của mình về Chryse và Argyre, hai hòn đảo huyền thoại giàu vàng và bạc, nằm ở Ấn Độ Dương. Những con tàu của họ, chẳng hạn như vinta, có thể đi khắp đại dương. Chuyến đi của Magellan ghi lại mức độ cơ động của các tàu của họ so với các tàu của châu Âu.[56] Người ta tin rằng một nô lệ từ biển Sulu đã được sử dụng trong chuyến hành trình của Magellan với tư cách là người phiên dịch.
Các nghiên cứu do Tổ chức bộ gen người (HUGO) trình bày thông qua nghiên cứu di truyền của các dân tộc khác nhau ở châu Á cho thấy thực nghiệm rằng có một sự kiện di cư duy nhất từ châu Phi, theo đó những người đầu tiên đi dọc theo bờ biển phía nam của châu Á, đầu tiên vào bán đảo Mã Lai 50.000– 90.000 năm trước. Người Orang Asli, đặc biệt là người Semang thể hiện các đặc điểm của người da đen, là hậu duệ trực tiếp của những người định cư sớm nhất ở Đông Nam Á này. Những người đầu tiên này đa dạng hóa và di chuyển chậm về phía bắc đến Trung Quốc, và dân số Đông Nam Á cho thấy sự đa dạng di truyền hơn so với dân số trẻ của Trung Quốc.[57][58]
Solheim và những người khác đã đưa ra bằng chứng về mạng lưới giao thương hàng hải Nusantao trải dài từ Việt Nam đến phần còn lại của quần đảo sớm nhất từ năm 5000 TCN đến năm 1 sau CN.[59] Thời đại đồ đồng Văn hóa Đông Sơn phát triển mạnh ở miền Bắc Việt Nam từ khoảng 1000 năm TCN đến năm 1 TCN. Ảnh hưởng của nó lan rộng ra các khu vực khác ở Đông Nam Á.[60][61][62] Khu vực này bước vào thời kỳ đồ sắt vào năm 500 TCN, khi đồ sắt được rèn, ngay ở miền Bắc Việt Nam vẫn còn dưới thời đồ đồng Đông Sơn cũng đã biết rèn sắt, nhờ giao thương thường xuyên với nước láng giềng Trung Quốc.[63]
việt nam
Từ thế kỷ II TCN, các triều đại phong kiến từ phương Bắc cai trị một phần Việt Nam hơn 1000 năm.[46] Sự cai trị này bị ngắt quãng bởi những cuộc khởi nghĩa của những tướng lĩnh như Bà Triệu, Mai Thúc Loan, Hai Bà Trưng hay Lý Bí. Năm 905, Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ, không phải là độc lập vì Dụ tự nhận mình là quan triều đình phương Bắc.[47] Đến năm 938, sau khi chỉ huy trận sông Bạch Đằng đánh bại quân Nam Hán,[48] Ngô Quyền lập triều xưng vương, đánh dấu một nhà nước độc lập khỏi các triều đình phương Bắc vào năm 939.
Sau nhà Ngô, lần lượt các triều Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần tổ chức chính quyền tương tự các triều đại Trung Hoa, lấy Phật giáo làm tôn giáo chính của quốc gia và cho truyền bá cả Nho giáo và Đạo giáo. Nhà Tiền Lê, Lý và Trần đã chống trả các cuộc tấn công của nhà Tống và nhà Mông – Nguyên, đều thắng lợi và bảo vệ được Đại Việt. Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu, tiến hành cải cách. Năm 1407, Đại Ngu bị Nhà Minh thôn tính. một số thành viên hoàng tộc nhà Trần khởi nghĩa, lập nhà Hậu Trần và bị quân Minh đánh bại sau 7 năm. Năm 1427, Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, lập nhà Hậu Lê, giành lại độc lập (năm 1428). Có quan điểm cho rằng đây là triều đại mà phong kiến Việt Nam đạt "đỉnh cao" đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông (1460–1497).[49]
Vào đầu thế kỷ XVI, Nhà Lê sơ bị Nhà Mạc cướp ngôi nên một bộ phận quan lại trung thành đã lập người khác trong dòng dõi vua Lê lên làm vua, tái lập Nhà Lê. Nhà Lê trung hưng sau 60 năm giao tranh đã chiến thắng, diệt Nhà Mạc. Vua Lê khi đó là bù nhìn, hai tập đoàn phong kiến Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn tranh chấp nhau, gây chiến tranh kéo dài hơn 100 năm, chia cắt Đại Việt thành đàng Ngoài và đàng Trong trong 200 năm. Cuối thế kỷ XVIII, tướng khởi nghĩa Nguyễn Huệ trong 15 năm đã đánh bại cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn cùng các cuộc xâm chiếm của Xiêm và Thanh để lập Nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ mất, với người kế vị Cảnh Thịnh, nhà Tây Sơn bị Nguyễn Ánh – một thành viên dòng họ Chúa Nguyễn cùng với viện trợ từ Pháp và Xiêm lật đổ, lập Nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng ở Việt Nam.[50] Thời phong kiến, các triều Lý, Trần, Hậu Lê và chúa Nguyễn thu phục Chiêm Thành, Chân Lạp và Tây Nguyên ở phía Nam.[51]
ghi hơi quá tay rồi
Quá trình hình thành của quốc gia Chăm-pa:
Vương Quốc Champa là một Quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 (thế kỷ thứ 18) trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ Quảng Bình, dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đông Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình lin-ga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa. Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.