Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà “lũ người kia” đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối “học đòi” cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái “cảnh sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi” mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng tâm sự của con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ - người từng có thời hoạt động trong một “hội kín” yêu nước? (Câu hỏi tu từ) Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh “Tây Tàu nhố nhăng” đang thay thế cho những “vẻ hoang vu” của “bóng cả cây già” “những đêm vàng bên bờ suối”, “những bình minh cây xanh nắng gội”... một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi “nhớ rừng” cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thơ xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất - đoạn thứ hai và thứ ba trong bài - là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta “bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” giữa “sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”, đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.
Tình yêu quê hương tha thiết, nồng mặn của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương.
Chủ Nhật - 22/04/2017
Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lại láng. Trong dòng cảm xúc ấy Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.
Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.
Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết;
Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"
Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đấy, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Ca thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nam
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khác tạc bức tượng dài người dân chài giữa đất trơi lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm - vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục, Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?
Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá " câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh"
Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài lung ôm ấp, ru về tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.
Mk lập dàn ý , tham khảo nhé !
MB : Trong kho tàng văn học của thế giới , có rất nhiều ý kiến hay và độc đáo . Tiêu biểu là ý kiến :.......
TB : Bạn đến chơi nhà :
- Thông báo về việc bn đến chơi ( tâm trạng ngạc nhiên xen lẫn vui mừng )
“ Đã bấy lâu nay ......”
- Điều kiện gia cảnh của tác giả
- Để cuối cùng , nêu bật lên tình bạn là thứ đáng quý nhất (
“ bác đến chơi ....”
- Khái quát lại
KB : Tóm lược lại tb ( khẳng định ý kiến đúng )
Mở rộng
1.“Không có gì là không thể, chính từ này cũng đã nói lên rằng Tôi có thể” Audrey Hepburn (1929-1993), là nữ diễn viên xuất sắc nhất đoạt giải Oscar Roman Holiday năm 1954, cũng là một nhà hoạt động nhân đạo và lựa chọn đầu tiên của Martin Chilton trong bộ sưu tập những câu châm ngôn lạc quan về cuộc sống.
2. “Tôi cảm thấy mọi thứ trở nên tốt hơn khi tôi nhìn chúng bằng ánh mắt lạc quan” Tom Hanks (1956-) người dành giải Oscar thứ hai.
3. “ Đừng để ai trên thế giới nói rằng bạn không phải là chính mình” Lady Gaga (Stefani Joanne Angelina Germanotta, 1986), người chiến thắng của năm giải thưởng trong lễ trao giải Grammy.
4. “ Đôi khi trong cuộc sống có những phút giây thoải mái hơn, dễ chịu hơn giây phút ngồi thưởng thức tách trà chiều” Henry James (1843-1916). Trích từ cuốn tiểu thuyết The Portrait of a Lady của ông ra đời năm 1881.
5. “ Làm ơn hãy nhớ lại đến thời điểm khi bạn đang hạnh phúc, buồn đau, hay than phiền hoặc cảm xúc nào khác.., Nếu những cảm xúc này không đẹp, thì tôi không biết nó có ý nghĩa nào khác” Kurt Vonnegut (1922-2007), tác giả tác phẩm Slaughterhouse-Five.
6. “ Tôi đã hiểu rằng mọi người sẽ quên những điều bạn nói, cũng quên những gì bạn làm, nhưng sẽ không bao giờ quên tình cảm bạn dành cho họ”, Maya Angelou (1928-2014), bà được nhận giải thưởng Huân chương tự do của Tổng thống (President Medal of Freedom).
7. “ Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc. Hãy cười vì nó đã xảy ra”. Theodor Seuss Geisel (2/3/1904 – 24/9/1991) là nhà văn, nhà thơ và họa sĩ biếm họa người Mỹ, được biết tới nhiều nhất bởi những cuốn truyện thiếu nhi viết dưới bút danh Dr. Seuss, Theo LeSieg, và Rosetta Stone.
8. “ Chỉ có tình yêu tồn tại trong những mảnh ghép cuộc đời của mỗi người” William Trevor (1924-), Nhà văn viết truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết Ai-len.
9. “ Vì cuộc đời là những chuyến đi, nên hãy chọn cho bản thân những bến đỗ ý nghĩa nhất định, để sau mỗi cuộc hành trình, ta sẽ không bao giờ hối tiếc về sự lựa chọn của mình” Mae West (1893-1980), là một nhà văn, ca sĩ và diễn viên.
10. “ Trong số những người tôi thích hay ngưỡng mộ, có thể tôi không tìm thấy mẫu số chung, nhưng trong số những người mà tôi yêu thì tôi có thể bởi tất cả họ điều làm tôi bật cười” WH Auden (Wystan Hugh Auden, 1907 -1973), nhà thơ và nhà viết tiểu luận.
11.
Pooh hỏi “ Hôm nay là ngày gì”
Piglet trả lời “ Hôm nay là ngày hôm nay”
Pooh nói” Không, hôm nay là ngày mà tôi yêu”
AA Milne (Alan Alexander Milne, 1882-1956), tác giả truyện thiếu nhi Winnie the Pooh.
12 “ Thành công là thứ bạn muốn, hạnh phúc mới thực sự là thứ bạn cần” Ingrid Bergman (1915-1982), là một nữ diễn viên người Thụy Điển, đã giành được ba giải Oscar, trong đó có giải nữ diễn viên xuất sắc nhất trong bộ phim For Whom The Bells Toll 1943.
13. “ Không có phụ nữ nào tỏa sáng trong nhà bếp” Betty Friedan (1921-2006), là nhà văn, nhà hoạt động và nữ quyền ở Mĩ.
14. “ Khi chúng ta được sinh ra để sống trong cuộc sống này là một định mệnh, vì vậy trách nhiệm của chúng ta là sống sao cho thật ý nghĩa” Peter Ustinov (1921-2004), một diễn viên người Anh, nhà văn, và là nhà soạn kịch. Ông đã giành hai giải Oscar nam diễn viên phụ tốt nhất, trong phim Spartacus (1961) và Topkapi (1965).
15. “ Bất kì điều gì trong cuộc sống đều tuyệt vời nếu chúng là kết quả của quá trình trải qua chông gai và thử thách” Joe Brand ( 1957-). Nhà soạn kịch vui.
16. “ Tôi đã học được bài học đó là lòng can đảm luôn tồn tại nỗi sợ hãi, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải đánh bại và chiến thắng nó” Nelson Mandela (1918-2013) là Tổng thống Nam Phi 1994-1999.
17. “ Những điều bạn nghĩ nó là thảm họa trong cuộc sống nhưng thực sự không phải vậy, bởi bạn có thể làm lại chúng...” Hilary Mantel (1952-) là một nhà văn, người đã đoạt giải Booker năm 2009 (cho Wolf Hall) và 2012 (cho Bring Up the Bodies).
18. “ Không bao giờ là quá muộn để thiết lập một mục tiêu hay mơ một giấc mơ mới” CS Lewis (Clive Staples Lewis, 1898-1963), là một tiểu thuyết gia, nhà thơ, người đã viết cuốn The Chronicles of Narnia. Ông qua đời ở tuổi 64, trong cùng ngày, Tổng thống Mỹ John F Kennedy bị ám sát.
19. “ Tôi đã nhận ra rằng: Nếu bạn muốn đón cầu vòng thì cần trải qua những cơn mưa” Dolly Parton( 1946-), là một ca sĩ và nhạc sĩ từng đạt giải thưởng.
20. “ Tình yêu là khao khát mãnh liệt nhất trong cuộc sống” Pablo Picasso (1881-1973), là một họa sĩ Tây Ban Nha, nhà điêu khắc, nhà thơ và nhà viết kịch.
21. “ Một điều tôi đã học được trong cuộc sống đó là chúng ta không được nản lòng, phải luôn sống bận rộn và lạc quan tin tưởng vào chính bản thân mình” "Lucille Ball (Lucille Desiree Ball, 1911-1989) là một diễn viên hài, diễn viên và studio điều hành. Cô là ngôi sao của bộ phim sitcom I Love Lucy.
22. “ Điều tuyệt vời đó là không ai cần chờ đợi đến thời điểm duy nhất trước khi bắt đầu cải thiện thế giới”. Anne Frank (1929-1945) Cuốn nhật kí “ Young Girl” của Anne Frank là một trong những cuốn sách quan trọng nhất của thế kỷ 20.Frank, một nạn nhân của người Do Thái Holocaust, qua đời ở tuổi 15.
23. “ Những điều làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên ngọt ngào sẽ không bao giờ quay trở lại” Emily Dickinson (1830-1886) là một nhà thơ Mỹ.
24. “ Liệu tôi có phải là người duy nhất tồn tại trong vũ trụ? Có thể. Nếu vậy thì thật tốt đối với tôi, và tôi phải thừa nhận nó” Bill Gates (1955-), người đồng sáng lập của Microsoft, công ty phần mềm máy tính cá nhân lớn nhất thế giới.
25. “ Cuộc sống của một người có giá trị lâu dài như một thuộc tính giá trị trong cuộc sống của người khác bằng phương tiện của tình yêu, tình bạn và lòng từ bi” Simone de Beauvoir (1908-1986), nhà văn Pháp.
26. “ Tất cả chúng ta đều chung một cái máng, nhưng vài người trong số đó đang tìm kiếm những vì sao” Oscar Wilde (Oscar Fingal O'Flahertie Wills Wilde, 1854-1900) là một nhà văn người Ireland và nhà thơ.
27. Tất cả những thứ kích thích chúng ta về người khác có thể giúp chúng ta hiểu về chính mình”. Carl Gustav Jung (1875-1961), là một bác sĩ tâm thần của Thụy Sĩ, người sáng lập tâm lý phân tích.
28. “ Thậm chí, những đêm đen tối nhất cũng sẽ kết thúc khi mặt trời mọc” Victor Hugo (1802-1885), nhà văn Pháp.
29. “ Sau tất cả, bạn luôn là người anh hùng cuộc sống của riêng mình, chứ không phải là nạn nhân”
Nora Ephron (1941-2012) là một nhà soạn kịch, kịch, tiểu thuyết gia, nhà sản xuất, đạo diễn và nhà báo. Cô được đề cử ba lần cho một giải Oscar như một nhà văn: cho Silkwood, When Harry Met Sally và Sleepless in Seattle.
30. "Cuộc sống là một tấm gương, nếu bạn cau mày với nó, nó cau mày lại, nếu bạn mỉm cười, nó sẽ đáp lại bằng lời chào." William Makepeace Thackeray (1811-1863), tác giả người Anh của tạp chí Vanity Fair.
31. “ Tất cả chúng ta cần phải có kế hoạch cho thời gian mà chúng ta được trao tặng” JRR Tolkien (John Ronald Reuel Tolkien, 1892-1973) là một nhà thơ người Anh và nhà văn và tác giả của tác phẩm The Hobbit, The Chúa tể của những chiếc nhẫn, và The Silmarillion.
32. “Cách phổ biến nhất mà người ta từ bỏ sức mạnh của mình là suy nghĩ rằng họ chẳng có tí sức mạnh nào” Alice Walker (1944) đoạt giải National Book Award và giải thưởng Pulitzer dành cho tiểu thuyết The Color Purple của bà.
33. “ Chỉ có trái tim người ta mới có thể nhìn thấy một cách đúng đắn, còn mọi thứ khác đều trở nên vô hình” Antoine de Saint-Exupéry (1900-1944) là một phi công người Pháp và nhà văn người được nhớ đến nhiều nhất qua tiểu thuyết Little Prince (Lê Petit Prince).