Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các nước phát triển vả các nước đang phát triển không thể hiện ở chỉ số nào sau đây:
A. cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế
B. số người trong độ tuổi lao động
C. thu nhập bình quân theo đầu người
D.chỉ số phát triển con người
Sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Công nghiệp: Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ. Công nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ đa dạng, từ ô tô, hàng điện tử, hàng không vũ trụ cho đến công nghệ thông tin.
Dịch vụ tài chính: Ngành dịch vụ tài chính, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và quản lý tài sản, đóng góp quan trọng vào GDP của Hoa Kỳ. Wall Street ở New York là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.
Công nghệ thông tin: Sự phát triển của các công ty công nghệ lớn như Apple, Microsoft, Google đã đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Công nghệ thông tin đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.
Cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ có sự chuyển dịch như sau:
Từ công nghiệp sang dịch vụ: Ngành dịch vụ đã trở thành nguồn thu chính của nền kinh tế Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Các ngành như giáo dục, y tế, du lịch và công nghệ thông tin đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế.
Từ sản xuất hàng hóa sang sản xuất công nghệ: Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ. Các công ty công nghệ đã trở thành những nguồn lực quan trọng, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.
Từ nông nghiệp sang ngành dịch vụ: Ngành nông nghiệp đã giảm tỷ trọng trong GDP của Hoa Kỳ. Thay vào đó, ngành dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế
Sự khác nhau về tổng sản phẩm GDP theo cơ cấu kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển.
- Thế giới hơn 200 quốc gia, trong đó các nước đang phát triển hơn 170 nước, dân số khoảng 81% tập trung chủ yếu ở châu Á, Phi và Mĩ La-tinh.
- Cơ cấu kinh tế đóng góp vào GDP giữa hai nhóm nước khác nhau:
+ Các nước đang phát triển:
• Khu vực I: xu hướng giảm.
• Khu vực II và III: tăng ( nhất là khu vực III).
+ Các nước phát triển
• Khu vực I: thấp và giảm.
• Khu vực II và III: khá cao.
- Khác nhau:
+ Khu vực I: nước đang phát triển cao hơn nước phát triển.
+ Khu vực II: nước đang phát triển hơn nước phát triển.
+ Khu vực III: nước phát triển cao hơn nước đang phát triển.
Ở các nước đang phát triển, ngành nông nghiệp thu hút nhiều lao động nhưng lại chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP là do
A. dân số đông và tăng nhanh. B. truyền thống sản xuất lâu đời.
C. trình độ phát triển kinh tế thấp. D. kĩ thuật canh tác lạc hậu.
Tham khảo
Yêu cầu số 1: Nhận xét
- Nhật Bản có quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP của Nhật Bản đạt trên 5000 tỉ USD đứng thứ ba thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc).
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 2000 - 2020 có sự biến động:
+ Từ năm 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản tăng 1.4% (từ 2.7% năm 2000, lên 4.1% năm 2005).
+ Từ năm 2005 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giảm 8.6% (từ mốc 4.1% năm 2005, giảm xuống còn -4.5% năm 2020).
- Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cơ cấu GDP của Nhật Bản có sự thay đổi:
+ Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.
+ Nhóm ngành dịch vụ có xu hướng tăng.
Yêu cầu số 2: Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Cả nước đã bắt tay vào công cuộc tái kiến thiết đất nước, nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1952 - 1973.
- Do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ , từ năm 1973, Nhật Bản bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, nhờ có những điều chỉnh chính sách kịp thời, nên nền kinh tế dần phục hòi trong giai đoạn 1980 - 1989. Từ đó vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tăng lên mạnh mẽ.
- Sau năm 1990, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và ở mức thấp trong nhiều năm liền. Từ năm 2010 đến nay, nhờ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế đã đưa nền kinh tế Nhật Bản.
Yêu cầu số 3: Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản
+ Phát huy được yếu tố nguồn nhân lực, tạo nên đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có trình độ cao, tận tụy với công việc.
+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
+ Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng vừa phát triển công ty lớn có kỹ thuật công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn, vừa phát triển công ty nhỏ truyền thống.
+ Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Đáp án A
Xác định từ khóa “khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế”
- Trong cơ cấu kinh tế:
+ các nước phát triển có khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, nông nghiệp rất nhỏ.
+ các nước đang phát triển tỉ lệ ngành nông nghiệp còn cao.
=> Sự khác biệt này là do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinhh tế giữa hai nhóm nước: nhóm nước phát triển có trình độ kinh tế cao, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học và công nghệ hiên đại trong phát triển công nghiệp và dịch vụ; ngược lại nhóm nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, kỹ thuật lạc hậu -> hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
Giải thích : Do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước nên đã tạo nên sự khác nhau cơ bản về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Các nước phát triển có khu vực I chiếm tỉ trọng rất nhỏ và khu vực II, III chiếm tỉ trọng rất lớn; còn các nước đang phát triển thì ngược lại.
Đáp án: A
1. Hai nhóm nước bao gồm: các nước phát triển và các nước đang phát triển.
2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế bao gồm: khu vực I, II và III. (tương ứng: khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ).
3. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa cơ cấu kinh tế của hai nhóm nước, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nội bộ các nhóm nước:
- Đặc điểm tự nhiên (vị trí, địa hình, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, rừng), dân cư, xã hội và trình độ phát triển kinh tế khác nhau.
- Lịch sử phát triển đất nước khác nhau.