K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2020

- Sau khi nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì loạn lạc kéo dài.

- Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường (618 - 907).

Bản đồ Trung Quốc thời nhà Đường

a) Kinh tế:

- Phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp: Thực hiện chế độ quân điền. Nông dân nhận ruộng đất công và phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước.

- Thủ công nghiệp: Xưởng thủ công (gọi là tác phường) luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

- Thương nghiệp: hai “con đường tơ lụa" trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.

Con đường tơ lụa

Mục b

b) Chính trị:

- Bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.

=> Chế độ phong kiến tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

- Các hoàng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam (lãnh thổ Việt Nam hồi đó), ép Tây Tạng phải thần phục.

=> Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Mục c

c) Đến cuối thời Đường:

- Mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do tô thuế quá nặng nề, sưu dịch liên miên. Nạn đói thường xuyên diễn ra.

- Nông dân lại nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 874.

- Nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì Ngũ đại - Thập quốc nhưng Triệu Khuông Dẫn lại tiêu diệt được các thế lực phong kiến khác, lập ra nhà Tống vào năm 960. Sau đó, miền Bắc Tống lại bị nước Kim đánh chiếm. Đến cuối thế kỉ XIII, cả hai nước Kim và Nam Tống lần lượt bị Mông Cổ tiêu diệt.

24 tháng 10 2020

- Kinh tế:

Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

+ Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,... làm cho năng suất tăng.

+ Thủ công nghiệp:Các nghề dêt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.

Quảng cáo

+ Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

- Chính trị:

+ Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

+ Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

31 tháng 12 2021

B

5 tháng 11 2019

Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đã đạt đến đỉnh cao của nó. So với các triều đại trước, kinh tế phát triển tương đối toàn diện. Cùng với các biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quán điền. Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung. điệu. Người ta cũng áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt. Xưởng thủ công (gọi là tác phường) luyện sắt., đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

Vào thời Đường, từ các tuyến đường giao thông đã được hình thành trong các thế kỉ trước, hai “con đường tơ lụa" trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.

19 tháng 12 2018

Đáp án A

10 tháng 10 2024

A nha bn

Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông:

*Nội dung

- Vào những năm 60 của thế kỉ XV, thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn, toàn diện.

- Trung ương: bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ do Thượng thư đứng đầu. Cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm việc được duy trì với quyền hành cao hơn trước.

- Địa phương: cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới là các phủ, huyện, châu, xã như cũ. Người đứng đầu xã là xã trưởng, do dân bầu.

- Năm 1483, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều 16 chương được coi là bộ luật tiêu biểu nhất thời phong kiến, có tính đức trị và nhân văn sâu sắc đánh dấu trình độ phát triển cao về ý thức pháp lí của dân tộc Việt.

- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ, theo chế độ ngụ binh ư nông.

- Chính sách đối nội và đối ngoại: đoàn kết dân tộc,… quan hệ láng giềng êm đẹp…

*Nhận xét

- Cải cách hành chính lớn của vua Lê Thánh Tông đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới.

- Cuộc cải cách mang tính toàn diện, sâu sắc đó được tiến hành từ trung ương đến địa phương đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền, có ý nghĩa nâng cao quyền lực của nhà nước phong kiến Đại Việt, nhất là quyền lực tập trung vào tay nhà vua. Điều đó chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê sơ đạt đến đỉnh cao.

- Tổ chức nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa.

- Tuy nhiên, trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, sự tập trung quyền lực trên kéo theo tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ, nảy sinh mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt.

29 tháng 12 2016

Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường :

— Về kinh tế : nhà Đường thực hiện chế độ quân điền, phân cấp ruộng đất cho nông dân (gồm hai loại : ruộng khẩu phần và ruộng vĩnh nghiệp) và thu thuế của nông dân một cách cố định theo chế độ tô, dung, điệu. Nhờ đó, nông dân có ruộng đất và yên ổn làm ăn, kinh tế phát triển nhanh chóng. Kinh tế công thương nghiệp, cả nội thương và ngoại thương đều phát triển theo đà phát triển của nông nghiệp.

— Về chính trị :

+ Đối nội : nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh, của người tộc cai quản các địa phương, đạt chức Tiết độ sứ. Chính quyền phong kiến thời Đường được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

+ Đối ngoại : thực hiện chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ. Trung Quốc thời Đường đã trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

—Về văn hoá : nhà Đường thực hiện chế độ khoa cử, các trường học mở rộng cả ở thành thị và nông thôn, tầng lớp ý thức rất đông đảo. Rất nhiều văn nghệ sĩ có tài năng xuất hiện, tiêu biểu như các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị.



9 tháng 11 2018

Lúc đầu xã hội ổn định sau đó hưng thịnh đến cuối triều xã hội thối nát,nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra,triều đại mới được hình thành (quy luật này lặp đi lặp lại nhiều lần)

20 tháng 8 2017

Đáp án: D

12 tháng 4 2017

Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường :

— Về kinh tế : nhà Đường thực hiện chế độ quân điền, phân cấp ruộng đất cho nông dân (gồm hai loại : ruộng khẩu phần và ruộng vĩnh nghiệp) và thu thuế của nông dân một cách cố định theo chế độ tô, dung, điệu. Nhờ đó, nông dân có ruộng đất và yên ổn làm ăn, kinh tế phát triển nhanh chóng. Kinh tế công thương nghiệp, cả nội thương và ngoại thương đều phát triển theo đà phát triển của nông nghiệp.

— Về chính trị :

+ Đối nội : nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh, của người tộc cai quản các địa phương, đạt chức Tiết độ sứ. Chính quyền phong kiến thời Đường được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

+ Đối ngoại : thực hiện chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ. Trung Quốc thời Đường đã trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

—Về văn hoá : nhà Đường thực hiện chế độ khoa cử, các trường học mở rộng cả ở thành thị và nông thôn, tầng lớp ý thức rất đông đảo. Rất nhiều văn nghệ sĩ có tài năng xuất hiện, tiêu biểu như các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị.



15 tháng 2 2023

Một trong những biểu hiện của sự phát triển ở các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là?
A. các quốc gia Đông Nam Á phát triển theo hướng tư bản
✔ B.Nhà nước ở thời kì đỉnh cao của chế độ phong kiến phản quyền 
C. Dựa hoàn toàn vào văn hóa bên ngoài
D. Các dân tộc xây dựng nền văn hóa riêng độc đáo