K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2016

_Tỉ lệ gia tăng tự nhiên:

 +Dân số năm 1979: (32,5-7,2)/10=2,53(%)

 +Dân số năm 1999:(19,9-5,6)/10=1,43(%)

_NX:

 +Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: từ 1979 là 2,53%→1999 là 1,43% giảm 1,1%

 +Tỉ suất sinh: từ 1979 là 32,5%→1999 là 19,9% giảm 12,6%

 +Tỉ suất tử: từ 1979 là 7,2%→1999 là 5,6% giảm 1,6%

14 tháng 9 2017

loi sai bet chet

21 tháng 2 2017

– Đất đai:
+ Đa dạng: có 14 nhóm đất khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit.
+ Loại đất phù sa thích hợp nhất với cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích khoảng 3 triệu ha. Loại đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Các loại đất feralít chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi; thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (Chè, cà phê,cao su,…), cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô, đỗ tương,…
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
– Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ một năm.
+ Khí hậu phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy ở nước ta có thể trồng được nhiều loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt, ôn đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng.
+ Các thiên tai (bão, gió tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện nóng ẩm, sương muối, rét hại,…) gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp.
– Nguồn nước:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các hệ thống sông lớn đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi.
+ Nguồn nước ngầm khá dồi dào, là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô, nhất là các vùng chuyên canh cây công nghiệp như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Tình trạng lũ lụt ở nhiều lưu vực sông gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Mùa khô, nước sông kiệt, thiếu nước tưới.
– Sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

14 tháng 12 2016

thuận lợi:

- có nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào, tại chỗ

- có thị trường tiêu thụ rộng lớn

- cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước

khó khăn

- thiên tai

-tài nguyên thiên nhiên của ĐBSH đa dạng nhưng có trữ lượng nhỏ

 

14 tháng 12 2016

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí:

+ Bắc Trung Bộ liền kề với Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.

+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở.

- Về mặt tự nhiên:

+ Có dải đồng bằng ven biển: Thanh - Nghệ - Tỉnh, Bình - Trị - Thiên.

+ Đất phù sa mới tập trung ở các con sông. Đất cát biển. Đất feralit ở vùng rìa đồng bằng. Một số nơi có đất đỏ badan. Có khả năng trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Rừng có diện tích tương đối lớn.

+ Các hệ thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.

+ Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Về mặt kinh tế-xã hội:

+ Dân số đông (10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), nguồn lao động dồi dào. Ở các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Có đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào.

 

+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

b) Khó khăn

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.

- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.

- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.

- Cơ sở hạ tầng còn nghèo.

 

27 tháng 12 2021

Đáp án :

Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định : sinh đẻ và tử vong.

Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô, coi là động lực phát triển dân số (đơn vị: %).

- Đặc điểm: Quyết định đến biến động dân số của một quốc gia và trên toàn thế giới.

5 tháng 12 2016

- Đặc điểm phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng:

+ Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên

+ Phân bố dân cư cũng có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn: Khoảng 74% dân số ở nông thôn, 26% dân số ở thành thị ( năm 2003).

- ĐBSH là nơi tập trung dân cư đông nhất cả nước vì :

+Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa màu mỡ và có hệ thống sông Hồng bồi đắp phù sa, nguồn nước phong phú là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp & cư trú. .

+Lịch sử khai phá lâu đời, Hà Nội và Hải Phòng là hai trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất cả nước.

+Vị trí địa lí thuận lợi, có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh quốc phòng.

+Nghề trồng lúa nước với trình độ thâm canh cao đòi hỏi nhiều lao động

* Sự phân bố dân cư ở nc' ta không đồng đều và chưa hợp lí
- Phân bố khôg đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
VD: năm 2003 : ĐBSH là 1192ng/km2
Tây Nguyên la 84ng/km2
- Khôg đồng đều giữa thành thị và nông thôn
VD: năm 2007 : Thành thị chiếm khoảng 27%
Nông thôn chiếm khoảng 73%
- Khôg đồng đều giữa các vùng ngay trong đồng bằng or miền núi

 Vị thành niên (VTN): “giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn”
– Độ tuổi vị thành niên: từ 10 đến 19 tuổi, chiếm 20% dân số
– Sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN): “Là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi VTN, chứ không chỉ là không có bệnh  hay khuyết tật của bộ máy đó”.

  1. Thứ hai: NHỮNG THAY ĐỔI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
  2. Thay đổi về thể chất:

*NỮ
– Phát triển chiều cao.

– Phát triển cân nặng.

– Tuyến vú phát triển → Ngực to ra.

– Khung chậu phát triển → mông to ra (to hơn nam giới).

– Phát triển lông mu.

– Đùi thon.

– Bộ phận sinh dục phát triển: âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển.

– Có kinh nguyệt.

– Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.
*NAM
– Phát triển chiều cao.

– Phát triển cân nặng.

– Phát triển lông mu.

– Thay đổi giọng nói (bể giọng, giọng nói ồ ồ), sau 18 tuổi giọng trầm trở lại.

– Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển.

– Ngực và hai vai phát triển.

– Các cơ của cơ thể rắn chắc.

– Lông trên cơ thể và mặt phát triển, xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục.

– Dương vật và tinh hoàn phát triển.

– Bắt đầu xuất tinh.

– Trái cổ do sụn giáp phát triển.

– Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.

Chú ý: Thời kỳ dậy thì chính thức ở nam và nữ chứng tỏ rằng: bộ máy sinh dục đã trưởng thành, các em có khả năng thực hiện quan hệ tình dục, nam có thể làm cho nữ giới mang thai và nữ có thể có thai và sinh con.

  1. Thay đổi về tâm sinh lý:
  2. Nhân cách:

– Cố gắng làm được những điều mình mong muốn.

– Thường đặt ra những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có thể làm gì?

  1. Tâm lý: Cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa.

– Muốn được đối xử như người lớn.

– Muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của gia đình, thường xảy ra những

xung đột giữa trẻ VTN và cha mẹ.

  1. Tình cảm:

Quan tâm và có cảm giác lạ với người khác phái, yêu đương nông cạn, quan hệ tình dục không an toàn.

III. Thứ ba : TÌNH YÊU LÀ GÌ?

Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt, là biểu hiện cao nhất của tình người, tuy nhiên tình yêu nam nữ không đồng nghĩa với việc quan hệ tình dục và hấp dẫn giới tính.

Tình yêu tuổi vị thành niên có nghĩa là

– Các em yêu nhau, cuốn hút nhau một cách mãnh liệt từ những cái cảm tính bề ngoài,…

– Đó là mối tình thuần khiết và lí tưởng,…; Thường chứa nhiều niềm vui và nỗi lo âu.

– Sự lý tưởng hóa tình yêu giúp cho tình yêu ở lứa tuổi này trở nên bay bổng.

– Các em nữ bước vào tuổi dậy thì sớm hơn các em nam nên các em thường tự tin, mạnh dạn hơn.

Như thế:.Tác động tích cực của tình yêu tuổi vị thành niên là:

– Kỉ niệm, kí ức đẹp.; Thúc đẩy học tập, Vui vẻ, hoạt bát hơn

– Biết chia sẻ, giúp đỡ người khác, sống có trách nhiệm hơn.; Sống có mục đích, lí tưởng, định hướng tương lai.

Tác động tiêu cực của tình yêu tuổi vị thành niên

– Chểnh mảng học tập ( khi cãi nhau), tốn thời gian nghĩ ngợi vẩn vơ. Tốn tiền nhắn tin, đi chơi, ăn quà,…

– Học đòi, chứng tỏ cái tôi bản thân, Bị ảnh hưởng bởi cái xấu của bạn bè.

– Luôn lo lắng những chuyện không đâu, hay buồn hơn.

  1. Thứ tư: CÁC NGUY CƠ HAY GẶP Ở TUỔI VTN

Do những thay đổi trên mà VTN dễ bị: dụ dỗ, mua chuộc, lường gạt, xâm hại và dễ bắt chước.

  1. Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn , hậu quả:

1.1. Mang thai sớm ngoài ý muốn:

– Dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ.
– Do khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi sanh dễ phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.

– Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển, dễ bị chết lưu.

– Tỉ lệ trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành.

– Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai.

– Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm, dễ chán nản, cảm thấy cách biệt với gia đình và bạn bè.

– Bị người kia bỏ rơi hoặc phải cưới gấp với người mà bạn không muốn có cam kết cuộc sống với người đó.

– Bản thân và gia đình phải gánh chịu những định kiến của xã hội.

– Gánh nặng về kinh tế khi nuôi con.

– Góp phần làm tăng chi phí xã hội, tăng dân số.

– Phá thai có thể đưa đến các tai biến: choáng, chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh …

1.2. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLQĐTD) và HIV/AIDS.
2. Dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như: rượu, thuốc lá, ma túy.

  1. Thứ năm: VTN CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH NHỮNG TÁC HẠI?
  2. Rèn luyện về kỹ năng sống:

– Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè.

– Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, người có uy tín, kiến thức và có trách niệm.

– Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tập luyện thể dục thể thao cho phù hợp và điều độ.

– Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

  1. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục:
    a. Nữ:

* Phải biết cách thực hiện vệ sinh kinh nguyệt (thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời gian hành kinh).

* Đến 15-16 tuổi mà không có kinh nguyệt thì phải đi khám.

* Uống viên sắt: kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt, mỗi tuần uống 01 viên, liên tục 16 tuần trong 01 năm (16 viên/năm) để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt.
b. Nam:

* Phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình để đi khám bệnh kịp thời như: hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, vị trí bất thường của lỗ tiểu.

* Không mặc quần lót quá bó sát, chật hẹp

  1. Tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi trụy; tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy.
  2. Không nên quan hệ tình dục (QHTD) trước tuổi trưởng thành
  3. Biết các kỹ năng tránh bị xâm hại tình dục

– Không đi một mình ở nơi tối tăm.

– Không ở trong phòng kín một mình với người lạ

– Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lí do.

– Không đi nhờ xe người lạ.

– Không để người lạ vào nhà nhất là khi ở nhà một mình.

– Biết cách ứng phó với nguy cơ bị xâm hại như:

 + Đẩy kẻ xấu ra, không để cho họ động vào bản thân,..

 + Đứng ngay dậy, chạy thật nhanh tới chỗ có nhiều người và la hét để nhiều người biết và giúp đỡ;

 + Kêu cứu, hô hoán để nhận sự giúp đỡ;

 + Phải nói ngay với người lớn, người thân trong gia đình để có biện pháp giải quyết kịp th

28 tháng 9 2021

1. Kiến thức

 - Biết số dân số ở nước ta là 90,7 triệu người (năm 2014)

 - Biết số dân số , mật độ dân số, thành phần dân tộc. ở địa phương.

 - Xây dựng được bài tuyên truyền về vấn đề dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên theo các chủ đề:

+ các biện pháp phòng tránh thai.

+ Phòng chống lây nhiễm HIV/ AIDS.

+ Tình trạng mang thai, phá thai ở độ tuổi vị thành niên.

+ Tình trạng buôn bán trẻ em giá ở Việt Nam.

+ Có kiến thức, kĩ năng để xử lí các tình huống thực tế về dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

- Tuổi vị thành niên; Tình bạn khác giới và tình yêu; Sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn; Mang thai ở tuổi vị thành niên và biện pháp phòng chống; Sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên.

2. Kĩ năng

- Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số.

- Tìm hiểu thực tế để nhận biết và trình bày trước lớp.

+ Có kĩ năng để xử lí các tình huống thực tế về dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

 3. Thái độ

- Tham gia tuyên truyền và vận động người thân, bạn bè, cộng đồng thực hiện tốt Luật dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

4. Định hướng hình thành các năng lực

Năng lực tư duy tổng hợp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng bản đồ và sử dụng số liệu thống kê; tìm kiếm và xử lí thông tin.

Câu 30: Ngành thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do:A. khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.B. ngư dân có kĩ thuật nuôi trồng và đánh bắt tốt hơn.C. nguồn lợi thủy sản phong phú, diện tích mặt nước nuôi trồng lớn nhất cả nước.D. công nghiệp chế biến thủy sản với dây chuyền sản xuất hiện đại.Câu 31: Ngành công...
Đọc tiếp

Câu 30: Ngành thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do:

A. khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

B. ngư dân có kĩ thuật nuôi trồng và đánh bắt tốt hơn.

C. nguồn lợi thủy sản phong phú, diện tích mặt nước nuôi trồng lớn nhất cả nước.

D. công nghiệp chế biến thủy sản với dây chuyền sản xuất hiện đại.

Câu 31: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng cao nhất do:

A. vị trí tiếp giáp với vùng nguyên liệu dồi dào là Đông Nam Bộ

B. có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú sản xuất nông nghiệp và nghề cá.

C. nhập khẩu dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại.

D. được bổ sung nguồn nhân công giàu kinh nghiệm từ vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

 

Câu 17: Nội dung nào không thể hiện đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ?

A. Có nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn nhất nước ta

B. Phần lớn các ngành đều sử dụng nguyên liệu nhập khẩu

C. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng nhất nước ta

D. Hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại

Câu 37: Hoạt động khai thác thủy sản phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do vùng có:

A. đường bờ biển dài

B. ngư trường Cà Mau – Kiên Giang

C. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

D. khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm

Câu 38: Ngành thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do:

A. khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

B. ngư dân có kĩ thuật nuôi trồng và đánh bắt tốt hơn.

C. nguồn lợi thủy sản phong phú, diện tích mặt nước nuôi trồng lớn nhất cả nước.

D. công nghiệp chế biến thủy sản với dây chuyền sản xuất hiện đại.


 
1
7 tháng 3 2022

30.C

31.B

17.C

37.B

38.C

TL
18 tháng 8 2020

* Điều kiện tự nhiên

- Đất trồng:

+ Diện tích cây lương thực năm 2005 là 8,7 triệu ha và còn có khả năng tăng diện tích bằng con đường khai hoang phục hóa.

+ Phân bố tập trung ở các đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải miền Trung.

+ Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng còn lớn bằng con đường thâm canh, tăng vụ.

- Khí hậu:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi tăng trưởng, phát triển.

- Nguồn nước:

Nguồn nước dồi dào, có cả nguồn nước trên mặt và nước ngầm. Thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng.

- Sinh vật:

Nước ta có trên 500 nghìn đồng cỏ, tập trung ở các cao nguyên Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc lớn.

Ngoài ra, nước ta có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài 3260 km, có nhiều ngư trường lớn, nguồn thủy sản phong phú,….thuận lợi phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Người Việt Nam có truyền thống, kinh nghiệm thâm canh sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật:

+ Nước ta đã hình thành và phát triển nhiều hệ thống công trình thủy lợi.

+ Cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng và gia súc có năng suất cao.

+ Dịch vụ nông nghiệp phát triển rộng khắp.

- Đường lối chính sách:

+ Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.

+ Chương trình lương thực thực phẩm là một trong ba chương trình kinh tế lớn của Nhà nước.

+ Nhà nước có nhiều chính sách khuyến nông (khoán 10, luật ruộng đất mới, vay vốn,…)

+ Đầu tư xây dựng hai vùng trọng điểm lương thực: ĐBSH và ĐBSCL

- Thị trường: nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu lớn.

Câu 25: Vùng kinh tế trọng điểm phia Nam không có vai trò nào sau đây đối với phát triển kinh tế cả nước?A. Thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.B. Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. C. Là vùng trọng điểm thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.D. Là vùng thu hút mạnh mẽ lao động cả nước, góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Câu 28: Hệ...
Đọc tiếp

Câu 25: Vùng kinh tế trọng điểm phia Nam không có vai trò nào sau đây đối với phát triển kinh tế cả nước?

A. Thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.

B. Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

C. Là vùng trọng điểm thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.

D. Là vùng thu hút mạnh mẽ lao động cả nước, góp phần giải quyết vấn đề việc làm.

 

Câu 28: Hệ thống sông có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Đồng Nai                  B. Mê Kông                  C.Đà Rằng         D. Thu Bồn

 

Câu 30: Ngành thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do:

A. khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

B. ngư dân có kĩ thuật nuôi trồng và đánh bắt tốt hơn.

C. nguồn lợi thủy sản phong phú, diện tích mặt nước nuôi trồng lớn nhất cả nước.

D. công nghiệp chế biến thủy sản với dây chuyền sản xuất hiện đại.

Câu 31: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng cao nhất do:

A. vị trí tiếp giáp với vùng nguyên liệu dồi dào là Đông Nam Bộ

B. có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú sản xuất nông nghiệp và nghề cá.

C. nhập khẩu dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại.

D. được bổ sung nguồn nhân công giàu kinh nghiệm từ vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

2
7 tháng 3 2022

câu 25 là a nha bà chị

7 tháng 3 2022

25.A

28.B

30.C

31.B