Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hỏi 1:
Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt là một đoạn trích trong bài viết “Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống” của tác giả Đặng Thai Mai. Tuy vậy văn bản vẫn có bố cục ba phần rất rõ ràng, hợp lí.
Phần mở đầu: Từ “Người Việt Nam” đến “qua các thời kì lịch sử”. Ở phần này, tác giả nhận định khái quát về tiếng Việt” là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”, đồng thời giải thích ngắn gọn cái “đẹp”, cái “hay” cua tiếng Việt.
Phần thân bài: Từ “Tiếng Việt trong cấu tạo của nó” đến “kĩ thuật, văn nghệ”. Ở phần này tác giả chứng minh và làm rõ hai luận điểm:
- Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.
- Tiếng Việt là một thứ tiếng hay vì nó có đủ khả năng tình cảm, tư tưởng của con người.
Phần kết bài: phần còn lại. Tác giả khẳng định lại sức sống của tiếng Việt. Với bố cục và cách trình bày các luận điểm như trên, ta nhận thây cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ: đầu tiên đưa ra nhận định khái quát, sau đó giải thích và dùng dẫn chứng để chứng minh.
Câu hỏi 2:
Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được tác giả giải thích cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu trong đoạn văn đầu như sau:
- Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu.
- Tiếng Việt tế nhị trong cách đặt câu.
- Tiếng Việt có khả năng đầy đủ đế diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu văn hóa nước nhà qua các thời kì.
Câu hỏi 3:
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng sau:
- Đầu tiên, tác giả đưa ra nhận xét của người ngọai quốc: “Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”.
- Một giáo sĩ nước ngoài: Tiếng Việt là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu cú, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”.
Như vậy, chúng ta thấy tác giả đã sắp xếp các dẫn chứng rất hợp lí. Đầu tiên đưa ra lời nhận xét của người ngoại quốc (bằng cảm nhận ban đầu). Sau đó mới nêu ra nhận xét của một giáo sĩ truyền đạo (trên cơ sở đã hiểu biết và nghiên cứu kĩ càng về tiếng Việt). Các dẫn chứng này vừa mang tính khách quan, vừa tiêu biểu, vừa thuyết phục. Cả hai ý kiến đều thông nhất cao ở việc ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt.
Câu hỏi 4:
Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện ngữ âm, từ vựng, cú pháp:
- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú: Có 11 nguyên âm (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i (y), ê, e.), có 3 cặp nguyên âm đôi( iê, uô, ươ), có một hệ thông phụ âm (b, c, 1, n, m, r, s, x, t, v, p, h, ph, tr, ng...
- Tiếng Việt giàu thanh điệu: Có 4 thanh trắc (sắc, hỏi, ngã nặng), hai thanh bằng (thanh huyền và thanh không).. Nhân dân ta và các nhà vãn đã khéo vận dụng đặc trưng này đề tạo nên những câu thơ, câu văn giàu tính nhạc.
VD:
+ Tài cao, phận thấp, chí khí uất,
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
(Tản Đà)
+ Tai nương giọt nước mái nhà,
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn,
Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi.
(Huy Cận)
- Cú pháp tiếng Việt ngày một cân đối nhịp nhàng: Cấu tạo thông thường của câu là chủ ngữ - vị ngữ, song cũng có khi trật tự ấy thay đổi đế nhấn mạnh. VD: “Lom khom dưới núi tiều vài chú; Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Tác giả đã đảo trật tự thông thường đế nhấn mạnh hoạt động của con người và sự thưa thớt của sự sông nơi đèo Ngang.
Từ vựng tăng lên ngày một nhiều: Trong thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều từ ngữ mới: Ma-ket-tinh, In-tơ-net, hội thảo, đối tác...
Câu hỏi 5:
Đến với văn bản, chúng ta nhận thấy điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này là lí lẽ và chứng cứ chặt chẽ, toàn diện, lô gíc. Bài viết đã chứng minh cho mọi người thấy sự phong phú và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tác giả Đặng Thai Mai đã giải thích, chứng minh đặc điếm đẹp, hay của tiếng Việt.
1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như
sau:
- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.
- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:
+ Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng
Việt trong con mắt người nước ngoài;
+ Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của
tiếng Việt.
2. Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được
giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..."
gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt ("hài hoà về
mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"), vế thứ
hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng
và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".
3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai
phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng
cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục. Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng
Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người
không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ
cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc".
Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy khôn
g thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.
Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của
tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt
có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp:
tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng
Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát
triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng
với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.
Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi
bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm
hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu,
có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các
yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị,
khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...
Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng
biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:
Con lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn
xao, có sóng biểnđu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió.
Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát)
trở nênhết sức tự nhiên, khiến chobạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ
dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.
4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:
- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).
- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.
- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng
thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.
5.* Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật: Tác giả đã kết hợp hài
hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận
chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó
dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.
Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng
thành phần câu.
Ví dụ: "Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ
nghe thôi". Hoặc: "Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên
Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói...". Cách mở
rộng câu như vậy giúp tác giả không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn
kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.
- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).
- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.
- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.
Bố cục
- Mở bài: từ Dân ta đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
+ Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
+ Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.
- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.
Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.
+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.
+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.
-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.
=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.
- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.
+ Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.
=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.
=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.
1.
- “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sông của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta... Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói...” (Phạm Văn Đồng
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt). - “Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đên mức cao. Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xà hội, cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao...” (Xuân Diệu - Tâm sự với các em về tiếng Việt).
2.
- Về mặt ngừ âm, từ vựng ta thường bắt gặp trong chương trình Ngừ văn 6, 7 những câu thơ, đoạn vãn giàu chất thơ, chất nhạc và mang đậm chất hội họa:
+ Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghêng
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Ấy là những câu thơ đầy chất nhạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu.
+ “Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thây nhừng vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.
Ấy là những câu văn đầy chất thơ trích trong văn bản Mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng.
+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Ấy là những câu thơ đầy chất họa trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
1.
- “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sông của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta... Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói...”
(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt).
- “Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đên mức cao. Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xà hội, cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao...”
2.
- Về mặt ngữ âm, từ vựng ta thường bắt gặp trong chương trình Ngữ văn 6, 7 những câu thơ, đoạn vãn giàu chất thơ, chất nhạc và mang đậm chất hội họa: + Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghêng
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
Ấy là những câu thơ đầy chất nhạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu.
+ “Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.
Ấy là những câu văn đầy chất thơ trích trong văn bản Mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng.
+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Ấy là những câu thơ đầy chất họa trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
VỀ TIẾNG TA
Nghĩ về sự đầy đủ, trong trẻo, đẹp đẽ, sáng sủa, và sang giàu của tiếng nói Việt Nam, có những lúc tôi ngừng lại đó câu viết chưa xuống dòng... mà nhìn trân trân tờ giấy bỏ dở. Tôi nhìn trân trân vào giữa khoảng không ngoài cửa sổ lộng trời xanh, mà lòng thấy dào dạt lên những lời cám ơn. Tôi lặng cúi xuống mặt giây trắng tinh đang om sòm những lời biêt ơn đối với đất nước ông bà tiên tổ. Thấy chịu ơn rất nhiều đối với quê hương ông bà đã truyền cho tôi thứ tiếngnói đậm đà tôi hằng nói từ những ngày mới ra đời. Mà rồi cho đến cái phúcuôdi cùng không được sống nữa, thì câu cuối đời của tôi vẫn cứ lại nói lên vẫn chỉ bằng cái thứ tiếng nói ruột thịt tủy xương đó mà thôi. Tôi biết rằng, cái ngôn ngữ thừa tự tôi đang nói đang diễn viết ra đây, chính nó là kết tinh bởi nhiều trăm nghìn năm công sức lao động của tổ tiên lưu truyền lại. Trong hương thừa hưởng đây, lẫn vào với vô số thanh âm từ điệu, thấy như hiển hiện lên không biết bao nhiêu là mồ hôi và máu huyết của đời đời ông hà khai rừng, vỉ ruộng, mở cõi, giữ nước, chông giặc, tiến lên tới đâu là xây dựng ngôn ngữ tới đó. Nay mỗi lần đụng tới di sản nhiệm màu ây, thấy bổi hổi bồi hồi, như vấn vương với một cái gì thiệt là thiêng liêng vô giá, mà tất cả trữ kim ngân của tất cả ngân hàng thế gian cũng không sao đánh đổi được. Có những lúc lại lẩn thẩn nghĩ dại dột rằng bây giờ tự nhiên mình lại mất trí, mà quen hết mà bay hết khỏi đầu mình chỗ kho tàng tiếng nổi Việt Nam này, thì có lẽ mình... mình sẽ phải chết mất. Nhưng không, không thể nào quên được cái tiếng Việt Nam hữu cơ, cái tiếng nói Việt Nam linh diệu ấy được. Có đến chết cũng không quên được. Có chết, càng vẫn nhớ. [...]