Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giống bò Sind: Sản lượng sữa cao từ 1.250 - 1.800kg/chu kì. Nếu được chăn nuôi và cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ, giàu dinh dưỡng, một số con có thể cho 5.000kg sữa/chu kì.
Bò vàng Việt Nam: Sản lượng sữa của giống bò vàng Việt Nam chỉ từ 300 - 400kg/chu kì từ 6 - 7 tháng.
Giống bò sữa Holstein Friesian: Sản lượng sữa từ 5.000 - 8.000 lít/chu kì.
Giống Gà Ri: Năng suất trứng khoảng 90 - 120 quả/mái/năm.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn bổ sung nhằm bảo vệ môi trường chăn nuôi:
- Sản suất chế phẩm vi sinh cho vật nuôi
- Công nghệ sinh học sản xuất các enzyme, amino acid
- Cân đối khẩu phần sử dụng thức ăn ủ chua; bổ sung lipid, acid hữu cơ cho vật nuôi nhai lại.
Quy trình bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp bảo quản lạnh:
Bước 1: Thịt gia súc, gia cầm sau khi giết mổ, làm sạch đưa vào phòng lạnh. Tuỳ theo kích thước con vật mà xé nhỏ hoặc để nguyên. Gia cầm để cả con và bao gói trước khi bảo quản.
Bước 2: Các súc thịt được treo trên các móc sắt hay đóng hòm và xếp thành từng khối.
Bước 3: Làm lạnh sản phẩm, thời gian làm lạnh phụ thuộc vào tính chất và khối lượng thịt.
Bước 4: Sau khi làm lạnh, sản phẩm đưa sang phòng bảo quản. Nhiệt độ trong phòng bảo quản từ 0oC đến 20oC, độ ẩm thấp hơn 85%.
Bảo quản thịt lợn 17 ngày, thịt bò 28 ngày, thịt bê 14 ngày, thịt gà 15 ngày.
Biện pháp ủ kiềm hóa rơm:
a) Chuẩn bị nguyên vật liệu: Rơm khô, đạm urea + nước sạch, găng tay, ô doa, vôi, muối ăn, cào, xẻng, bể, bao tải…
b) Phương pháp ủ:
Công thức:
- Rơm khô: 100 kg, urea: 2,5 kg; vôi: 0,5 kg; muối ăn: 0,5 kg; nước sạch: 70 - 80 lít.
- Urea, vôi, muối được hoà tan vào 70 - 80 lít nước cho tan đều; sau đó, tưới vào 100 kg rơm cho tất cả rơm được thấm nước hỗn hợp urea, vôi, muối.
Cách ủ: Dùng sân sạch, nilon rộng khoảng 2 - 3 m2, trải từng lớp rơm dày khoảng 15 - 20 cm; sau đó, tưới nước đã hòa tan urea, vôi, muối cho thấm đều tất cả lớp rơm rồi lại cho lớp khác và tưới đều. Lần lượt như vậy, tưới cho ẩm hết lượng rơm. Các lớp dưới nên tưới ít, các lớp trên tưới nhiều hơn, phần dư thừa sẽ thấm xuống các lớp dưới không gây lãng phí. Sau khi rơm được tưới đều, ta cho chúng vào các bao tải có bao nilon, nén thật chặt. Buộc chặt để giữ cho rơm chế biến sạch sẽ, tránh nắng mưa, ẩm ướt.
Quy trình bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp bảo quản lạnh:
- Bước 1: Thịt gia súc, gia cầm sau khi giết mổ, làm sạch đưa vào phòng lạnh. Tuỳ theo kích thước con vật mà xé nhỏ hoặc để nguyên. Gia cầm để cả con và bao gói trước khi bảo quản.
- Bước 2: Các súc thịt được treo trên các móc sắt hay đóng hòm và xếp thành từng khối.
- Bước 3: Làm lạnh sản phẩm, thời gian làm lạnh phụ thuộc vào tính chất và khối lượng thịt.
- Bước 4: Sau khi làm lạnh, sản phẩm đưa sang phòng bảo quản. Nhiệt độ trong phòng bảo quản từ 0oC đến 20oC, độ ẩm thấp hơn 85%.
Bảo quản thịt lợn 17 ngày, thịt bò 28 ngày, thịt bê 14 ngày, thịt gà 15 ngày.
Triển vọng xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Giàu tiềm năng phát triển chăn nuôi. Áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, chăn nuôi thông minh … không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu.
Chăn nuôi khép kín từ sản xuất con giống đến chế biến, tiêu thụ; sản xuất thức ăn, thuốc thú y chất lượng cao, tự động hóa chuồng trại,…
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo hướng chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, với các mô hình chăn nuôi chuyên canh quy mô lớn, con giống tốt, áp dụng quy trình VietGAP, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất con giống - bao tiêu thức ăn - tiêu thụ sản phẩm.
Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vật nuôi:
* Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột:
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
- Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
- Bước 3: Phối trộn nguyên liệu
- Bước 4: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
* Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên:
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
- Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
- Bước 3: Phối trộn nguyên liệu
- Bước 4: Làm ẩm nguyên liệu, tăng nhiệt độ, ép viên
- Bước 5: Hạ nhiệt độ, làm khô
- Bước 6: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm