K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2017

Sử cũ ghi nhận: “Người Xiêm năm Giáp Thìn (1785) ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng lại sợ quân Tây Sơn như cọp”. Nhận định trên nói đến chiến thắng trận Rạch Gầm-Xoài Mút.

TRẬN RẠCH GẦM-XOÀI MÚT:

a, Nguyên nhân:
-Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
b, Diễn biến:
-Năm 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định:
+Quân thuỷ: 2 vạn quân đổ bộ vào Rạch Giá ( Kiên Giang).
+Quân bộ: 3 vạn quân qua Chân Lạp đến Cần Thơ.

-Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa.
- Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ nhử giặc vào trận địa.
-Đánh đồng loạt vào giặc.
c, Kết quả:
-Quân giặc bị tiêu diệt.
-Cuộc kháng chiến thắng lợi.
d, Ý Nghĩa:
-Đập tan âm mưu xâm lược nhà Xiêm.
-Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân

13 tháng 3 2018

Bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi quyết định, quét sạch quân xâm lược ra khỏi đất Gia Định, thu hồi những vùng đất bị chiếm đóng và làm tiêu tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta. Chính các sử thần triều Nguyễn cũng nhận thấy: “Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như cọp” (Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, sách đã dẫn, t. II, tr. 65). Vua Xiêm Cha-kri I cũng phải thừa nhận: quân Xiêm “đại bại”, bọn Chiêu Tăng, Chiêu Sương “ngu hèn, kiêu căng, hung hãn đến nỗi bại trận” làm “bại binh, nhục quốc''

10 tháng 6 2019

Lời giải:

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (tháng 1-1785) đã tiêu diệt gần hết lực lượng quân Xiêm, buộc chúng phải rút chạy về nước, cuộc kháng chiến chống quân Xiêm kết thúc thắng lợi.

Đáp án cần chọn là: B

2 tháng 5 2016

1. Từ cuối thế kỉ XV đén nữa đầu thế kỉ XVII, do nhà nuowvs ko quan tâm đến sản xuất, nội chiến giữa các thế lực phong kiến liên tiếp xảy ra 

\(\Rightarrow\) Nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém xảy ra liên miên

2. Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

 

Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

2 tháng 5 2016

Bạn làm giúp mình nốt máy câu kia với

12 tháng 4 2021

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại[1] tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.

Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.

Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.

Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.[

câu 1:

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại[1] tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.

Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.

Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.

Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.

7 tháng 5 2021

Diễn biến:

- Tháng 1/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc.

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo.

- Đêm 30 Tết âm lịch, quân của Quang Trung vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch.

- Đêm mồng 3 tết, nghĩa quân bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín - Hà Nội). Quân địch hoảng sợ, vội đầu hàng.

- Sáng mùng 5 tết đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì - Hà Nội) khiến cho đội quân của Sầm Nghi Đống bị tiêu diệt tan tác, Tôn Sĩ Nghị nghe thấy vậy cũng hoảng sợ, vội vàng bỏ chạy sang Gia Lâm.

- Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.

Công lao của phong trào Tây Sơn:

- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.

- Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm

- Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ tổ quốc.