Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A. - Truyền thuyết: Thánh Gióng; Sơn tinh Thủy tinh.
- Truyện cổ tích: Thạch Sanh; em bé thông minh.
- Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng.
- Truyện cười: Treo biển.
- Truyện trung đại: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
- Truyện hiện đại: Bài học đường đời đầu tiên; buổi học cuối cùng; bức tranh của em gái tôi.
- Thơ hiện đại: Đêm nay Bác không ngủ; Lượm.
- Kí hiện đại: Cô tô; Vượt thác; cây tre Việt Nam.
B. Truyền thuyết (có trong sách)
- Truyện cổ tích: Kể về những mâu thuẩn trong xã hội, thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân
- Truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật để nói bóng gió, kiến đáo chuyện con người, nhằm khuyên con người một bài học nào đó trong cuộc sống.
- Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cuwoif trong cuộc sống nhằm phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội hoặc tạo ra tiếng cười mua vui.
- Truyện trung đại: Truyện có mục đích giáo huyến, đề cao đạo lí, thướng có tình huống gay cấn, chi tiết giàu ý nghĩa.
- Truyện hiện đại: Truyện hiện đại viết bằng văn xuôi và có nhiều thể loại khác nhau.
- Thơ hiện đại: Có nhiều thể loại, bộc lộ cảm xúc, cảm nghĩ của tác giả.
- Kí hiện đại: Những ghi chép trong đời sống hằng ngày qua ý nghĩa và hồi tưởng của tác giả.
1. Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B Những ngôi sao Thức (ngoài kia) Chẳng bằng Mẹ đã thức vì chúng con Mẹ Là Ngọn gió của con suốt đời 2. Không dùng từ NHƯ mà CHẲNG BẰNG, LÀ. 3. Tìm thêm từ ngữ so sánh. a. Ngang bằng: - Tựa như, chừng như - Bao nhiêu… bấy nhiêu b. Không ngang bằng. - Chưa được - Chẳng là… II. Tác dụng của so sánh 1. Tìm phép so sánh - Có chiếc tựa mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyển […] - Có chiếc là như con chim bị lảo đảo mấy vòng […] - Có chiếc là nhẹ nhàng […] như thầm bảo. - Có chiếc là như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình […] 2. Đọc và thuộc phần Ghi nhớ trang 42. III. Luyện tập 1. a. - Mặt nước con sông như gương trong. - Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè. (Đều so sánh ngang bằng) b. Hai tiếng “Chưa bằng” tạo nên so sánh không ngang bằng. c. - Hai câu đầu có như: so sánh ngang bằng. - Hai câu sau có như: so sánh không ngang bằng. 2. - Xem câu 3 trang 40. - Có lẽ so sánh cuối nói về “những cây to (…) nom như những cụ già vung tay hô …” là hay nhất. Vì nó độc đáo, gây bất ngờ, vì nó chuyển nghĩa nói về sự kế tục của các thế hệ nếu muốn ăn đời ở kiếp với vùng rừng núi Trường Sơn nhiều thác dữ. 3. - Dòng thác lồng lộn và thở hồng hộc như một đàn hổ hữ. Con thuyền của dượng Hương Thư cưỡi lên bờm sóng nước mà tiến nhanh về phía trước. Nước dữ dội chẳng bằng ý chí gang thép của người hiệp sĩ rừng Trường Sơn đã dạn dày trận mạc. - Như: so sánh bằng. - Chẳng bằng: so sánh không bằng.
Bài viết : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-so-sanh-tiep-theo-22-950.html
I. Các kiểu so sánh
Câu 1:
Câu 2:
-
chẳng bằng: chênh lệch, không ngang bằng
-
là: ngang bằng
Câu 3: Một số từ so sánh khác:
a. Ngang bằng: như, như thể, tựa như, hệt như, ...
b. Không ngang bằng: hơn, hơn là, kém, khác, ...
Ví dụ:
– Nó vui sướng hệt như khi được điểm 10. – Bằng tuổi nhau nhưng nó học kém tôi 1 lớp.
II. Tác dụng của so sánh
Câu 1: Tìm phép so sánh
- Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.
- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên
- Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại…
- Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.
Câu 2:
Phép so sánh giúp cho người đọc hình dung những chiếc lá rụng một cách cụ thể, sinh động, với nhiều dáng vẻ khác nhau.
Bằng phép so sánh, người viết thể hiện được những cảm nhận tinh tế của mình trước sự rụng của những chiếc lá, qua đó bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc về sự sống, sinh tồn và cái chết, sự tiêu vong,…
III. Luyện tập
Câu 1:
a.
b. b) Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích trong số các phép so sánh trên.
Tham khảo:
"Một lòng thương yêu thật đằm thắm, dịu dàng, tế nhị. Không phải là lòng thương chung, chung chung, mà lòng thương toả ấm tới "Từng người, từng người một" cụ thể. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc:
Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Từ thực tế đến mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong."
Câu 2: Những câu văn nào trong bài Vượt thác có sử dụng phép so sánh. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
– Những câu văn có sử dụng phép so sánh:
Nhờ bạn xem lại câu 3 phần c bài Vượt Thác.
Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, … là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự "hùng vĩ" của con người trước thiên nhiên.
Câu 3: Đoạn văn miêu tả dượng Hương Thư
"Hình ảnh dượng Hương Thư "như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào" gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu."
Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:
- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.
- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.
- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.
- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.
Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:
a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.
b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.
c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.
Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:
Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.
Câu 4:
Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.
Câu 5: Điền ? , ~
Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.
Câu 6: Các câu được sửa như sau:
- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.
- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.
- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.
mik nghĩ là Luyện nói kể chuyện không soạn
Arnh của sakura với syaoran ở trên mạng có nhiều lắm nha
Học tốt!!!
I. VỀ THỂ LOẠI:
1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng “huyền ảo hoá” các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được “lịch sử hoá” để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).
3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng… đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
1. Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó.
Trả lời:
Trong truyện Thánh Gióng có các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng, giặc Ân. Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, đó là:
- Bà mẹ giẫm lên vết chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai.
- Lên ba tuổi, Gióng không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy.
- Tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc.
- Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
- Một mình cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân, sau đó bay về trời.
2. Các chi tiết nêu ra trong SGK, tr.22, 23 có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Ý nghĩa của các chi tiết:
a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc:
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng; ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên.
- Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.
- Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ cũng như Gióng ba năm không nói, chẳng cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước.
b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc:
Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm, cà lại phải đưa cả thành tựu văn hóa, kĩ thuật là vũ khí (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.
c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
- Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị.
- Nhân dân ta yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.
- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân.
d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
Gióng lớn nhanh như thổi để đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy. Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.
đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:
Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí, mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết giặc được.
e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:
- Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. Bay lên trời. Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.
- Đánh giặc xong Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.
3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng.
Trả lời:
- Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.
- Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh của tổ tiên thần thánh (sự ra đời thần kì); sức mạnh của tập thể cộng đồng (bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng); sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, tre).
- Hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng đã nói lên được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
4. Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng liên qua đến sự thật lịch sử nào?
Trả lời:
Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến những sự thật lịch sử sau đây:
- Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.
- Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.
- Vào thời đại Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chông lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng.
LUYỆN TẬP
1. Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
Trả lời:
Các em tùy chọn theo cảm nhận của mình nhưng cố gắng đảm bảo:
Hình ảnh đẹp phải có ý nghĩa về nội dung, hay về nghệ thuật.
Chẳng hạn hình ảnh: Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hứng. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam.
2. Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng?
Trả lời:
Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông mang tên Hội khỏe Phù Đổng vì:
- Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh - lứa tuổi của Gióng, trong thời đại mới.
- Mục đích của hội thi là khỏe để học tập, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
cậu vào thư viện bài giảng violet í, nó có nhìu bài giảng của cô giáo, mình chép í chính vào vừa ngắn mà chính xác nữa
câu 1: - Lịch sử loài người cho ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người kể từ khi nó xuất hiện trên Trái Đất. Khoa học, đặc biệt là Khảo cổ học và Cổ sinh học, đã tìm được bằng cứ nói lên sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật cấp thấp lên động vật cấp cao. Đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người.
Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, lá và cả động vật nhỏ. Xương hoá thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam.
- Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia-va (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc) v.v… Ở Thanh Hoá (Việt Nam), tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của người cổ đó.
Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đối: tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn của loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình, Người tối cổ đã là người. Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
- Cuối thời kỳ này, khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người tinh khôn hay còn gọi là Người hiện đại.
Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như chúng ta ngày nay: xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng; cơ thể gọn và linh hoạt, tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người. Di cốt Người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các châu lục.
Đây là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy từ vượn thành Người tối cổ. Cũng từ đấy, khi lớp lông mỏng trên người không còn nữa, ở Người tinh khôn lại xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, da đen và da trắng. Đó là ba chủng tộc lớn.
Câu 2:
Soạn bài: Vượt thác (Võ Quảng)
Xem thêm: Tóm tắt: Vượt thác
Câu 1 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Bố cục văn bản:
- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ
- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Câu 2 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền)
+ Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng
+ Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”
+ Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình
- Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ
-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
- Cảnh con thuyền vượt sông:
+ Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt
+ Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng
- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:
+ Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe
+ Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ
- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:
+ Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”
+ Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
+ Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà
=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách
Câu 4 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:
+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.
-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.
-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
Câu 5 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.
- Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội
+ Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.
Câu 3:
1. "Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như [...] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên."
Câu văn trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa tả nhà văn Lê Lựu đã bị lược đi mấy chữ. Em lựa chọn hình ảnh nào trong các hình ảnh sau để thay vào chỗ có dấu ba chấm cho hợp lí :
A - một người nông dân
B - một người công nhân
C - một gã thợ cày
D - một anh thanh niên
2. Đây là đoạn văn của Ngô Văn Phú :
"Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy... "
a) Những hình ảnh sau đây so sánh mầm măng khác với cách so sánh của Ngô Văn Phú. Theo em, hình ảnh nào trong số những hình ảnh sau có thể vận dụng được để so sánh trong câu : Măng trồi lên nhọn hoắt...
A - như một cây mác khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
B - như một pháo đài xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
C - như một mũi tên khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
D - như một viên đạn khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
b) Hãy cho biết vì sao em lại chọn hình ảnh ấy để so sánh và vì sao những hình ảnh kia lại không dùng được.
3. Để miêu tả nhân vật hoàng tử và công chúa trong các câu chuyện cổ theo trí tưởng tượng của bản thân, một bạn đã liệt kê ra các chi tiết đặc sắc sau đây :
A - Thân hình mảnh dẻ
B - Đôi mắt sáng
C - Gầy gò, yếu ớt
D - Gương mặt vuông vức, cương nghị
Đ - Cưỡi ngựa, vai đeo cung, tay cầm gươm
E - Dáng đi lật đật, vội vã
G - Da trắng như tuyết
H - Đôi mắt tinh quái
I - Khuôn mặt dịu dàng, thanh thản
K - Người cao lớn, cường tráng
L - Tiếng cười hồn nhiên, trong sáng
M - Chân đi hài
N - Hàm răng đen nhánh
a) Từ sự tưởng tượng của mình, em hãy chỉ ra các chi tiết phù hợp với nhân vật hoàng tử và công chúa.
b) Theo em, những chi tiết nào không phù hợp với cả hai nhân vật trên ? Vì sao ?
Gợi ý làm bài
3. b) Trong các chi tiết nêu ở bài tập này, có những chi tiết không phù hợp với cả hai nhân vật hoàng tử và công chúa : chẳng hạn, chi tiết mái tóc bạc trắng thường dùng để chỉ người già, cao tuổi,... còn công chúa và hoàng tử thì rất trẻ, chưa thể có mái tóc bạc trắng được. Theo cách này, em hãy tìm các chi tiết không phù hợp còn lại trong bài tập.
có trong phần lựa chọn môn học (chọn môn ngữ văn ,chọn soạn bài văn mẫu lớp 6)
Phôn,not ao, fan
Dùng trong trường hợp thân mạt người thân hoặc bn bè thân thiết
Tổ 1 trồng được 14 cây ăn quả. Tổ 2 trông bằng nửa tổ 1. Tổ 3 hơn tổ 2 là 3 cây. Hỏi cả 3 tổ trồng được bao nhiêu cây?
Soạn bài nhân hóa
I. Nhân cách hóa là gì?
1. Có 3 sự vật được miêu tả bằng những từ ngữ để gợi hoặc tả con người.
(1) Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.
(2) Muôn nghìn cây mía múa gươm
(3) Kiến hành quân đầy đường.
2. So với 3 cách diễn đạt sau thì khổ thơ trên đã làm cho thế giới vô tri trở nên gần gũi, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
II. Các kiểu nhân hóa.
1. Những sự vật được nhân hóa.
a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay.
b. Gậy tre, chông tre ; Tre
c. Trâu
2.
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật (lão, bác, cô…)
b. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính cách của người để chỉ vật (chống lại, xung quanh, giữ là hành động của con người).
c. Nói chuyện, xưng hô với vật như người (từ « ơi » là cách xưng hô giữa người và người).
III. Luyện tập
1.
- Những từ tạo nên phép nhân hóa.
Bến cảng (…) đông vui. Tàu mẹ, tàu con (…) xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
- Nhờ nhân hóa nên hoạt động của bến cảng rất sinh động. Nó nói được không khí đông vui bận rộn của chính con người đang lao động ở đây.
2. Cách viết này chỉ miêu tả bến cảnh một cách chân thực khách quan, không nói được thái độ tình cảm của người viết, thế giới sự vật không gần gũi với con người.
3. Ở cách 1 là văn bản biểu cảm.
Cách 2 là văn bản thuyết minh.
4. Phép nhân hóa :
a. Là lời tâm sự và xưng hô với sự vật như đối với người. Cách nói này khiến cho núi trở nên gần gũi và người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư thái độ của mình. Đó là hoàn cảnh ngăn cản khiến cho không tiếp xúc được với người thương nên rất nhớ nhung.
b. Cua cá tấp nập xuôi ngược (…) để kiêm mồi (…) họ cãi cọ om (…) tranh một mồi tép (…) bì bõm lội bùn.
c. Dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (…) thuyền vùng vằng, cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về.
d. Cây (…) bị thương (…) bị chặt đứt nửa thân mình
Ở chỗ vết thương (…) thành từng cục máu lớn.
Những từ ngữ trên ở b, c, d đều là những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người dùng để chỉ hoạt động tính chất của vật (cua cá, chim chóc, cây cổ thụ, cây xà nu).
Câu 5.
« Hàng vạn con chim háo hức ăn mồi như hối hả hưởng cái hạnh phúc hiếm có ở cửa bể này. Tiếng chim náo động từ bình minh đến hoàng hôn, từ hoàng hôn đến tinh mơ. Thời gian trôi qua đảo trong rộn rã nhạc chim. Chúng hót lên vô tư. Chúng gọi nhau đi chơi. Chúng tranh mồi, doạ nạt, kêu cứu. Tiếng chim át cả tiếng sóng biển, át cả tiếng gió.”
cach 1 dung nhan hoa khien su vat goi cam va sinh dong
cach 2 khong dung nhan hoa
hay cach 1 dung trong bieu cam , cach 2 dung trong thuyet minh