Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Dượng Hương khi vươt thác
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Tả rừng thông
Thời thơ ấu!
Mỗi khi nhắc đến ba tiếng ấy, trái tim tôi lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp về thời thơ ấu, nhưng chỉ có rừng thông xanh là tôi yêu quý nhất. Đã bao lần tôi xao xuyến về cái tên ấy. Ôi! Rừng thông xanh của tôi!
Những buổi chiều tà, tôi cùng các bạn vào rừng thông câu cá. Ngồi ở phiến đá bên dòng suối thả mồi, chúng tôi trò chuyện rôm rả, hết trên trời lại dưới biển. Khi phao động, chúng tôi giật cần. Những chú cá rô phi viền đỏ lóng lánh giãy đành đạch trên đám cỏ xanh. Hoàng hôn xuống, chúng tôi ra về với những chú rô phi béo mập.
Ôi, đẹp làm sao những buổi chiều đi nhặt củi về, ngồi nghỉ dưới gốc thông, tôi lắng nghe tiếng dòng suối thủ thỉ tâm tình. Tiếng thông reo vi vu như một điệu đàn bất tuyệt. Một lần bị mẹ mắng, tôi chạy vào rừng thông. Ngồi dưới gốc cây nghe tiếng đàn du dương ấy, bao nhiêu nổi giận vừa trào dâng, bao nhiêu cái mệt mỏi đều như tan biến đâu hết. Tiếng đàn thông, tiếng tâm sự của dòng suối ru tôi vào giấc ngủ êm đềm. Khi tỉnh dậy, mặt trời sắp lặn, tôi luống cuống ba chân bốn cẳng chạy thẳng về nhà.
Những buổi sáng tôi thường đi học sớm, lên lối trong rừng thông, tôi lắng nghe tiếng chim thánh thót:
Ríu ran kẽ lá
Là lời của chim
Tôi ngắt một bông hoa ở bên bờ suối. Chao, bông hoa mới đẹp chứ. Những giọt sương đọng ở cánh hoa long lanh như những hạt ngọc. Rừng thông xanh rì reo vi vu trong gió. Ôm lấy cây thông, áp tai mình vào, tôi như nghe thấy tiếng thổn thức của mầm xanh… Đến giờ học, tôi chạy vụt đi, bông hoa còn vương lại trên cành thông, những hạt phấn vàng li ti bay bay...
Có những buổi học về sớm, tôi lang thang trong rừng thông. Chọn lấy một cây cao nhất, tôi ôm lấy “đo” xem mình có cao bằng “nó” không, tưởng mình phải bằng nửa cây thông, không ngờ chỉ bằng một phần tư “nó”.
- Thôi! - Tôi vỗ về cái thân to như cột nhà của cây thông - mai về nhà tao ăn mười bát cơm, hai mươi bát cơm, để lớn bằng mày, thông nhé! Đợi tao với đấy, lớn nhanh nó vừa vừa chứ, kẻo người ta chặt đi là đi đời.
Nằm gối đầu trên gốc thông, xoài người xuống thảm cỏ xanh rờn, tôi lấy truyện ra đọc. Tiếng thông reo vi vu, gió thổi mát rượi làm cho câu chuyện cổ tích tôi đang đọc như hiện ra trước mắt. Những buổi tối bọn con gái rủ nhau ra chơi rừng thông để hứng gió, bọn con trai chúng tôi vừa nhác thấy chúng nó ở đầu rừng đã xộc ra huơ tay múa chân, miệng thét inh ỏi làm cho bọn con gái sợ hãi chạy tán loạn.
Chủ nhật được nghỉ, có bạn định đeo súng cao su vào rừng bắn chim. Vì muốn những chú chim xinh xắn quen thuộc ấy không phải chết, tôi đã rủ bạn chơi đánh trận giả. Bởi là người quen thuộc rừng thông nhất, nên những cây thông nào có vài vết sứt nhỡ nhỡ là tôi trèo tót lên ngay. Các bạn ở dưới chẳng làm gì được, hai phe tiếp tục đấm đá nhau. Lợi dụng "phe nó” sơ hở, tôi nhặt luôn một cành thông rơi dưới đất xông vào đánh. Kết quả phe kia thua. Được chúng nó “cồng kênh” tôi sung sướng "phất cờ” bằng hoa, nghe bọn "phe mình” hét to, vừa hét vừa vỗ tay: "Hoan hô! Nguyên soái Bình vạn tuế! Hoan hô! Hoan hô!”.
Cây thông cùng reo vi vu như chào mừng tôi. Dòng suối cũng chảy róc rách như kể chiến công của tôi, còn tôi thì kiêu hãnh nhìn bốn phía…
... Mùa nước lũ, thông giận dữ lung lay cành lá làm cho nước sợ hãi sủi bọt...
Khi mùa xuân đến, thông bỗng cười xoà, vi vu suốt ngày đêm. Mùa xuân đã dệt cho thông một chiếc áo xanh rờn. Được thấy ánh mặt trời, được đón làn gió mát, được ngắm hoa đẹp, được nghe suối chảy và tiếng nói cười của chúng tôi, thông lại được suốt ngày vi vu ca hát cùng đàn chim xinh... Đấy! Rừng thông xanh của tôi là như thế đây! Nó như một “người mẹ hiền” của tôi, lúc vui cũng như buồn, rừng thông xanh đều cùng tôi chia sẻ.
Đã bao mua xuân qua, rừng thông xanh của tôi đều giữ được “tính tình" cũng như giữ được vẻ đẹp màu xanh. Nó mãi mãi vẫn là kí ức tươi đẹp nhất trong cuộc đời của tôi.
Sưu tầm !
viết bài văn tả rừng thông ở quê em
Thời thơ ấu - Mỗi khi nhắc đến ba tiếng ấy, trái tim tôi lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp về thời thơ ấu, nhưng chỉ có rừng thông xanh là tôi yêu quý nhất.
Những buổi chiều tà, tôi cùng các bạn vào rừng thông câu cá. Ngồi ở phiến đá bên dòng suối thả mồi, chúng tôi trò chuyện rôm rả, hết trên trời lại dưới biển. Khi phao động, chúng tôi giật cần. Những chú cá rô phi viền đỏ lóng lánh giãy đành đạch trên đám cỏ xanh.
Hoàng hôn xuống, chúng tôi ra về với những chú rô phi béo mập. Ôi, đẹp làm sao những buổi chiều đi nhặt củi về, ngồi nghỉ dưới gốc thông, tôi lắng nghe tiếng dòng suối thủ thỉ tâm tình. Tiếng thông reo vi vu như một điệu đàn bất tuyệt. Một lần bị mẹ mắng, tôi chạy vào rừng thông.
Ngồi dưới gốc cây nghe tiếng đàn du dương ấy, bao nhiêu nổi giận vừa trào dâng, bao nhiêu cái mệt mỏi đều như tan biến đâu hết. Tiếng đàn thông, tiếng tâm sự của dòng suối ru tôi vào giấc ngủ êm đềm. Khi tỉnh dậy, mặt trời sắp lặn, tôi luống cuống ba chân bốn cẳng chạy thẳng về nhà.
Những buổi sáng tôi thường đi học sớm, lên lối trong rừng thông, tôi lắng nghe tiếng chim thánh thót: "Ríu ran kẽ la- Là lời của chim". Tôi ngắt một bông hoa ở bên bờ suối. Chao, bông hoa mới đẹp chứ. Những giọt sương đọng ở cánh hoa long lanh như những hạt ngọc. Rừng thông xanh rì reo vi vu trong gió. Ôm lấy cây thông, áp tai mình vào, tôi như nghe thấy tiếng thổn thức của mầm xanh.
Đến giờ học, tôi chạy vụt đi, bông hoa còn vương lại trên cành thông, những hạt phấn vàng li ti bay bay... Có những buổi học về sớm, tôi lang thang trong rừng thông. Chọn lấy một cây cao nhất, tôi ôm lấy thân cây và đo xem mình có cao bằng nó không, tưởng mình phải bằng nửa cây thông, không ngờ chỉ bằng một phần tư.
Nằm gối đầu trên gốc thông, xoài người xuống thảm cỏ xanh rờn, tôi lấy truyện ra đọc. Tiếng thông reo vi vu, gió thổi mát rượi làm cho câu chuyện cổ tích tôi đang đọc như hiện ra trước mắt. Những buổi tối bọn con gái rủ nhau ra chơi rừng thông để hứng gió, bọn con trai chúng tôi vừa nhác thấy chúng nó ở đầu rừng đã xộc ra huơ tay múa chân, miệng thét inh ỏi làm cho bọn con gái sợ hãi chạy tán loạn.
Chủ nhật được nghỉ, chúng tôi vào rừng chơi đánh trận giả. Cây thông cùng reo vi vu như chào mừng tôi. Dòng suối cũng chảy róc rách như kể chiến công của tôi, còn tôi thì kiêu hãnh nhìn bốn phía. Mùa nước lũ, thông giận dữ lung lay cành lá làm cho nước sợ hãi sủi bọt. Khi mùa xuân đến, thông bỗng cười xòa, vi vu suốt ngày đêm.
Mùa xuân đã dệt cho thông một chiếc áo xanh rờn. Được thấy ánh mặt trời, được đón làn gió mát, được ngắm hoa đẹp, được nghe suối chảy và tiếng nói cười của chúng tôi, thông lại được suốt ngày vi vu ca hát cùng đàn chim xinh...
Đấy! Rừng thông xanh của tôi là như thế đấy! Nó như một “người mẹ hiền” của tôi, lúc vui cũng như buồn, rừng thông xanh đều cùng tôi chia sẻ. Đã bao mua xuân qua, rừng thông xanh của tôi đều giữ được “tính tình" cũng như giữ được vẻ đẹp màu xanh. Nó mãi mãi vẫn là kí ức tươi đẹp nhất trong cuộc đời của tôi.
Câu truyện kể về hai anh em Kiều Phương ( còn gọi là mèo ) qua lời kể của người anh. Mèo là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Sau một thời gian theo dõi, nhất là khi nghe chú Tiến Lê khen tranh của em gái, người anh rơi vào trạng thái mặc cảm. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải của Kiều Phương lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em .
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu truyện kể về hai anh em Kiều Phương với biệt danh là "Mèo". Mèo là một cô bé hay nghịch ngợm nên hay bôi bẩn ra mặt nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt.
Một lần tình cờ chú Tiến Lê- một người bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của Mèo, khen tranh của. Điều đó khiến người anh ghen tị với cô. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì.
Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ tranh quốc tế, điều đó làm anh trai thấy đố kị. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đoạt giải của cô em gái lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Bức tranh vẽ về người anh trai đẹp lung linh và rất hoàn hảo khiến người anh từ hãnh diện đến xấu hổ.Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.
Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.
Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.
Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.
I. VỀ TÁC GIẢ
Nhà văn Võ Quảng sinh năm 1920, quê ở Đại Hoà, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Võ Quảng tham gia cách mạng từ năm 1935, chính thức gia nhập tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế. Năm 1939, làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị giặc Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở xã Đại Hoà. Cách mạng tháng Tám 1945 ông làm uỷ viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng, sau đó làm Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Đà Nẵng. Năm 1947 làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó chánh án) toà án quân sự miền Nam Việt Nam. Từ 1948 đến 1955 làm Uỷ viên Ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương, đồng thời lần lượt phụ trách Nhà xuất bản Kim Đồng và Xưởng phim hoạt hình. Năm 1971, Võ Quảng về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, phụ trách Văn học thiếu nhi.
Tác phẩm đã xuất bản: Cái thăng (truyện, 1961); Chỗ cây đa làng (truyện, 1964); Cái mai(truyện, 1967); Những chiếc áo ấm (truyện, 1970); Quê nội (truyện, 1973); Bài học tốt (truyện, 1975); Tảng sáng (truyện, 1978), Vượn hú (truyện, 1993); Kinh tuyến vĩ tuyến (truyện, 1995);Gà mái hoa (thơ, 1957); Thấy cái hoa nở (thơ, 1962); Nắng sớm (thơ, 1965); Anh đom đóm(thơ, 1970); Măng tre (thơ, 1972); Quả đỏ (thơ, 1980); ánh nắng sớm (thơ, 1993); Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Những chiếc áo ấm (kịch bản phim hoạt hình), Tuyển tập Võ Quảng (1998).
Ngoài ra, nhà văn còn viết một số bài nghiên cứu phê bình văn học thiếu nhi, dịch và biên soạn viết bằng tiếng Pháp.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:
- Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;
- Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;
- Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.
Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau:
- Đoạn 1: Từ đầu đến "Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước".
- Đoạn 2: Từ "Đến Phường Rạnh" đến "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò".
- Đoạn 3: Còn lại.
2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay theo hành trình của con thuyền ngược dòng, theo trật tự không gian. Vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài: trên con thuyền nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ. Vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người một cách linh hoạt.
Chẳng hạn:
- Tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít";
- Tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt;
- Đến đoạn sông có thác dữ thì đặc tả: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
3. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả qua các yếu tố:
- Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng;
- Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
Trong khung cảnh đó, hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả nổi bật:
- Ngoại hình gân guốc, chắc khoẻ: đánh trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa;
- Động tác mạnh mẽ, dứt khoát: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc" rất mạnh, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại.
Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh:
- Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc;
- Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên. Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" - qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công viêc, trong khó khăn, thử thách.
4*. Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Đó là các hình ảnh:
- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.
Với câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.
5. Một số cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả trong bài văn:
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
2. Cách đọc
Khi đọc đoạn văn, cần nhấn giọng ở những chi tiết diễn tả cảnh quan thiên nhiên trên sông và hai bờ dọc chuyến đi, từ vùng đồng bằng vượt thác ghềnh qua vùng núi - mà trung tâm của bức tranh là hình ảnh con người trong cuộc đối mặt với những thử thách của thiên nhiên.
3. Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu ảt của mỗi nhà văn cũng vậy.
Cảnh Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, gợi về cái sức sống đầy hoang dã. Cảnh sông ngòi chằng chịt và cảnh chợ nổi Năm Căn tấp nập, trù phú cũng là những nét riêng về phong cảnh trong tác phẩm này. Những trang văn Sông nước Cà Mau cho thấy bút pháp miêu tả đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi. Cảnh vật, con người và cuộc sống biến ảo không ngừng. Nó hiện lên vừa cụ thể lại vừa bao quát dưới ngòi bút của nhà văn.
Vượt thác lại tập trung miêu tả vẻ đẹp hũng dũng của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hoành tráng và hùng vĩ. Giọng văn trong sáng, tươi đẹp, lúc thì mạnh mẽ hào hùng, lúc thì hồn nhiên thơ mộng.
Nha:
Soạn bài: Danh từ
I. Đặc điểm của danh từ
Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.
Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).
Câu 3: Các danh từ khác trong câu đã dẫn:
Danh từ chỉ người như: vua.
Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.
Câu 4: Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó
Câu 5: Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.
Làng em có mái đình cổ kính.
Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.
Con cóc là cậu ông trời.
Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.
Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
Câu 1: Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Câu 2:
Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.
Câu 3:
Câu (1) đúng, câu (2) sai.
Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.
III. Luyện tập
Câu 1:
Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,...
Đặt câu:
Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam
Sách là người bạn của con người.
Mẹ mua cho em một cây bút mới.
Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.
Câu 2:
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,... ( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,... ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)
Câu 3:
Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,...
Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, ...
- Đặt câu:
Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.
Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.
Câu 5:
Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, ...
Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, ...
Soạn bài: Danh từ
I. Đặc điểm của danh từ
Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.
Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).
Câu 3: Các danh từ khác trong câu đã dẫn:
-Danh từ chỉ người như: vua.
-Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.
Câu 4: Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó
Câu 5: Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.
-Làng em có mái đình cổ kính.
-Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.
- Con cóc là cậu ông trời.
- Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.
- Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
Câu 1: Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Câu 2:
- Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
- Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
- Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểuthúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.
Câu 3:
- Câu (1) đúng, câu (2) sai.
- Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.
III. Luyện tập
Câu 1:
Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,...
Đặt câu:
- Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam
- Sách là người bạn của con người.
- Mẹ mua cho em một cây bút mới.
- Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.
Câu 2:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,...( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,... ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)
Câu 3:
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,...
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, ...
- Đặt câu:
- Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.
- Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.
Câu 5:
- Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, ...
- Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, ...
Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn.Sáng nào mẹ em cũng dậy thật sớm, vì thế em cũng dậy theo mẹ. Ngước nhìn lên bầu trời cao và trong xanh, từng đám mây nhẹ nhàng trôi lững lờ, chậm rãi. Lúc đó mặt trời chưa lên, mới chỉ le lói ở phía xa xa.Sáng tinh mơ, em nghe rất rõ tiếng chim hót líu lo trên cành cây khế ở sau vườn. Rồi tiếng chim gõ kiến gõ tí tạch vào thân cây mít. Cảnh vật như bừng tỉnh, tràn đầy sức sông, chen lấn sự huyên náo của một ngày mới.Có lẽ khung cảnh đẹp nhất khi bình minh thức dậy chính là cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa xanh mượt, đang thì con gái vươn mình thức dậy. Trên những chiếc lá sắc nhọn còn đọng lại vài hạt sương bé tý, long lanh. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng nhẹ chiếu vào hạt sương khiến nó lấp lánh. Cơn gió buổi sáng mai thật mát lạnh và trong lành như không hề vướng chút bụi bẩn nào. Có lẽ đây là khoảnh khắc mọi thứ thật trong lành và êm ái. Ngày mới thường bắt đầu một cách tươi đẹp và viên mãn như vậy.Những buổi sáng sớm, nhiều bác nông dân đã dắt trâu ra đồng gặm cỏ. Tiếng bước chân đi rất êm, tiếng nhai cỏ sột soạt khiến em có cảm giác như đất trời còn chưa bừng tỉnh hẳn.Em vẫn thường nghe bà bảo nắng sáng mai rất tốt ho sức khỏe, nên bà vẫn hay phơi nắng khi sáng mai ở ngoài sân. Ánh nắng dịu nhẹ lan vào da thích thú đến lạ, êm ái, không bỏng rát như nắng lúc trưa và lúc chiều.
vở soạn văn chị nhé em mới lớp 5
em hỏi chị em lớp 12 ý mà
chị nhớ k cho em nha
câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Tóm tắt: Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Khi tài năng được biết đến và phát huy, người anh trai cảm thấy ghen tị, buồn dẫn đến thái độ khó chịu và xa lánh em. Ngày đi cùng em nhận giải, người anh mới xúc động nhận ra sự hẹp hòi của mình và lòng nhân hậu của em gái. Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh được tác giả kể về diễn biến tâm trạng nhiều hơn. b. Truyện kể bằng lời nhân vật người anh. Điều này làm cho suy nghĩ, tình cảm được bộc bạch chân thật, sự việc diễn biến một cách tự nhiên, logic. Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): a. - Đến khi thấy em tự chế màu vẽ : coi mình lớn, tò mò → Khi tài năng của em được phát hiện : có chút ghen tị → Khi lén xem tranh : cảm giác thua kém → Khi đứng trước bức tranh đoạt giải : ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ. b. Người anh cảm thấy không thể thân với em như trước bởi chính cái ranh giới mong manh mà người anh vạch ra. Ranh giới đó là cảm giác thua kém, là ghen tị và cảm giác thiếu vắng sự quan tâm. c. ngỡ ngàng vì bất ngờ, vì ngạc nhiên, hãnh diện khi mình là người được em vẽ, khi chân dung mình qua con mắt em lại đẹp vậy, cũng hãnh diện vì có đứa em tài giỏi. Xấu hổ nhận ra bản thân quá hẹp hòi trước tâm hồn đẹp đẽ của em. Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn kết truyện, người anh xúc động, những suy nghĩ bị nghẹn lại không thoát ra thành lời. Người anh hổ thẹn với tấm lòng nhân hậu, với tình cảm của em gái mình, xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tâm hồn thuần khiết bé bỏng ấy. Đồng thời là cảm giác hối hận khi trước kia đã cáu gắt với em. Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhân vật cô em gái trong truyện – Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, tài năng nhưng không khoe khoang, không cậy mình có tài mà khinh thường người khác. Đồng thời lại rất độ lượng và nhân hậu. Có lẽ tâm hồn trong sáng, nhân hậu là điều đáng mến nhất của cô bé này.
Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
Xem thêm: Tóm tắt: Bức tranh của em gái tôi
Câu 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
a, Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Người anh trai là nhân vật chính vì nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, người anh kể lại truyện. Cách kể này có ý nghĩa tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh Kiều Phương. Giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tính cách, hành động của mình.
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh:
a, Từ trước cho tới lúc thấy em gái tự chế màu vẽ: người anh tỏ ra người lớn, thấy việc vẽ cảu Mèo là chuyện trẻ con.
- Khi khả năng hội họa của em gái được phát hiện: người anh cảm thấy thua kém, mặc cảm, xa lánh em gái
- Khi lén xem tranh và đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em ở phòng trưng bày người anh nhận thấy tài năng và lòng nhân hậu của em gái
b, Tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh không còn thân với em gái do:
- Mặc cảm về bản thân thua kém em
- Người anh chạnh lòng khi mọi người chỉ chú ý tới em gái
- Cảm thấy ghen tị với em
c, Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”
- Ban đầu, ngỡ ngàng vì không ngờ được em lựa chọn vẽ vào tranh. Ngỡ ngàng vì bức vẽ về anh đẹp, một người mơ mộng, suy tư, hồn nhiên
- Tự hào, hãnh diện vì được thể hiện đẹp trong bức tranh của em gái mình.
- Xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em, và không xứng đáng ở trong tranh.
Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Đoạn kết của truyện người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”
- Đoạn kết người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ.
- Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái
=> Người anh vượt lên chính mình, nhìn thấy những thiếu hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương, hối lỗi của người anh.
Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Nhân vật người em trong truyện:
+ Là một cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh
+ Luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh
+ Chọn vẽ anh vì anh là “người thân thuộc nhất”, luôn yêu thương anh trai
+ Là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng
=> Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái giúp cho người anh nhận ra sự hạn chế, thiếu hụt về tình cảm của mình.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Người anh trai sau khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của cô em gái thì ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cảm thấy xấu hổ. Thoạt đầu ngỡ ngàng bởi người anh không hề biết trong lòng cô em gái mình lại là người hoàn hảo đến thế, sau tất cả những sự thờ ơ, vô tâm với em. Tiếp đó là sự hãnh diện vì được em gái vẽ rất đẹp, một người anh mơ mộng, suy tư chứ không phải người anh nhỏ nhen, ghen tị. Tất cả sự hãnh diện đó tiếp nối là sự xấu hổ với em, với bản thân. Người anh dằn vặt chính mình và cảm thấy không xứng đáng với vị trí đặc biệt trong lòng người em. Chính sự nhân hậu, hồn nhiên của người em đã giúp người anh tỉnh thức, nhìn nhận đúng về bản thân mình.
Bài 2 ( trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Khi em gái của em đạt được giải nhất cuộc thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ” thành phố:
- Bố mẹ em đều rất vui mừng và hãnh diện, còn chuẩn bị cả phần thưởng cho em gái.
- Bản thân em cảm thấy tự hào, vui sướng vì có em gái tài năng
Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... chuẩn bị vượt nhiều thác nước) : trên đoạn sông phẳng lặng.
- Đoạn 2 (tiếp ... khỏi thác Cổ Cò) : thuyền qua đoạn sông nhiều thác dữ.
- Đoạn 3 (còn lại) : khi thuyền qua thác dữ.
Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cảnh dòng sông và hai bên bờ thay đổi theo trật tự không gian, thời gian.
- Chặng 1 - sông phẳng lặng, êm đềm, bãi dâu bạt ngàn, chòm cổ thụ, núi cao.
- Chặng 2 - đoạn thác dữ, nước cao, vách đá cao.
- Chặng 3 - đã qua đoạn thác dữ, qua núi thấy đồng ruộng.
Vị trí quan sát : trên con thuyền vượt thác ấy, người quan sát có thể miêu tả chân thực và linh hoạt về cảnh sắc.
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
* Cảnh con thuyền vượt thác :
- Tinh thần sẵn sàng : nấu cơm ăn để được chắc bụng, ...
- Hành động con người : nhanh, mạnh.
- Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng...
* Hình ảnh dượng Hương Thư :
- Ngoại hình to khỏe, rắn chắc : “như một pho tượng ... như một hiệp sĩ”.
- Hành động mạnh mẽ : “đánh trần đứng sau ... lấy thế trụ lại”.
* Những cách so sánh để miêu tả dượng Hương Thư :
- Sử dụng thành ngữ : nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc.
- Dùng hình ảnh cường điệu : hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
* Ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” : người anh hùng trước thiên nhiên hùng vĩ. Đối lập với tính cách hiền lành khi ở nhà. Khẳng định phẩm chất đáng quý của người lao động : bản chất hiền lành, nhút nhát nhưng trong công việc lại dũng cảm, nhanh nhẹn.
Câu 4* (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Hình ảnh cây cổ thụ :
- Đoạn đầu : Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước → chuyển nghĩa ẩn dụ : thiên nhiên cũng lo lắng trước thử thách.
- Đoạn cuối : Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước → chuyển nghĩa hoán dụ : thiên nhiên cùng chung niềm vui với chiến thắng con người.
Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hình ảnh con người và thiên nhiên :
- Thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.
- Con người lao động chất phác mà anh hùng.
Luyện tập
I. TÓM TẮT TÁC PHẨM VƯỢT THÁC
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
1. Hãy tìm bố cục của văn “ Vượt thác ” của Võ Quảng theo trình tự miêu tả.
Trả lời:
Bố cục bài văn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “ Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ Thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò
- Đoạn 3: Phần còn lại.
2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
Trả lời:
Sự miêu tả có thay đổi theo từng chặng:
- Đoạn sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ sông thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn.
- Đến gần đoạn có nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao hiện ra như chắn ngang trước mặt.
- Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ vẽ một hình ảnh về dòng nước "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn
* Vị trí của người quan sát là trên thuyền. Vị trí này hoàn toàn thích hợp vì với vị trí này người miêu tả với có đủ điều kiện quan sát tỉ mỉ từng chặng đi của con thuyền.
3. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?
Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “ một hiệp sĩ" của Trường Sơn oai linh
Trả lời:
* Cảnh con thuyền vượt sông:
- Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt
- Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng
* Hình ảnh dượng Hương Thư:
- Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đổng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
- Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, chiếc sào dưới sức chống bị cong lại, thả ra, rút sào rập ràng, nhanh như cắt, ghì lên ngọn sào.
- Một số so sánh tiêu biểu:
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.
+ Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. So sánh này thể hiện vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.
4. Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
Trả lời:
- Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiều thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm nghĩ lặng nhìn xuống nước” vừa nhìn báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.
- Ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
5. Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?
Trả lời:
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau, tập trung vào cảnh vượt thác làm nổi bật vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ của thiên nhiên, vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động.
LUYỆN TẬP
Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.
Trả lời:
* Nét đặc sắc của Sông nước Cà Mau:
- Cảnh sông nước, kênh rạch, rừng đước, chợ trên sông: Rộng lớn, hùng vĩ, giàu có, đầy sức sống hoang dã.
- Nghệ thuật chủ yếu trong bài văn là so sánh.
* Nét đặc sắc trong Vượt thác:
- Cảnh sông nước hùng vĩ vừa thơ mộng vừa dữ dội của một vùng miền Trung khác nhiều với thiên nhiên vùng đất Mũi Cà Mau. Làm nổi bật hình ảnh con người dũng cảm, kiên định trước mọi khó khăn thử thách.
- Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng là nhân hoá và so sánh.